CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 5
2.2.3.1. Hoạt động thi kể chuyện
HS tiểu học ln có tâm lí muốn được vui chơi, muốn được thể hiện tài năng với mọi người chính vì vậy một cuộc thi kể chuyện mang lại lợi ích rất lớn trong giáo dục. Phân môn kể chuyện rất cần ở HS khả năng sáng tạo, sự năng động. Một cuộc thi kể chuyện sẽ phát huy được ở bản thân mỗi HS khả năng ấy. Những buổi tổ chức thi kể chuyện thường mang tính chất của ngày hội diễn nghệ thuật. Hoạt động thi kể chuyện có thể tổ chức ở những phạm vi khác nhau như thi ở lớp, thi ở một khối lớp, thi trong toàn trường.
a) Thi kể chuyện ở lớp
- Mục đích:
+ Tạo khí thế học tập mơn học sơi nổi, nề nếp. + Rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể chuyện có nghệ thuật.
+ Tập dượt, bồi dưỡng kiểm tra, bình giá năng lực cảm thụ và thể hiện truyện của HS.
- Yêu cầu:
+ Gọn nhẹ, thiết thực.
+ Động viên được đông đảo HS trong lớp tham gia đặc biệt là những em nhút nhát, rụt rè.
- Thời gian: Có thể sắp xếp vào tiết sinh hoạt cuối tuần. Thời gian không kéo dài quá 40 phút.
- Nội dung: HS kể lại câu chuyện đã học, cũng có thể thực hành theo hình thức hái hoa dân chủ.
- Hình thức: Trang trí đơn giản phịng học bằng phấn màu và hoa.
- Giám khảo: GV chủ nhiệm lớp, cũng có thể mời thêm thầy hiệu trưởng, các thầy cô giáo trong trường.
- Bình giá nhận xét, cho điểm: GV chủ nhiệm bình giá, nhận xét và cho điểm vào sổ điểm của lớp. GV không nên lo lắng rằng việc cho điểm số cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả điểm bình quân của HS. Thường những em đạt điểm số cao cũng là những em học giỏi ở các môn học khác.
- Phần thưởng nên có để khuyến khích, động viên các em.
b) Thi kể chuyện trong toàn trường (chủ yếu là giữa khối lớp 5)
- Mục đích:
+ Tạo khí thế học tập cho HS trong toàn trường. + Tuyển chọn, phát hiện một số HS có nang khiếu.
- Yêu cầu: Tổ chức trang trọng, tạo được ấn tượng trong HS.
- Thời gian: Có thể tổ chức vào những ngày lễ, các buổi sinh hoạt tồn trường...
- Địa điểm: Sân trường, phịng sinh hoạt chung... của nhà trường.
- Hình thức: Bài trí trang trọng, có ghế ngồi của ban giám khảo, có ghế ngồi của HS dự thi, ghế ngồi của khán giả…
- Giám khảo: Hiệu trưởng nhà trường, GV chủ nhiệm, đại diện các khối lớp...
- Bình giá: Có thể bình giá điểm theo thể thức bỏ phiếu kín hoặc theo chấm điểm công khai
- Phần thưởng: Cần tổ chức phát thưởng cho các em HS để động viên kịp thời và tuyên dương các em đoạt giải.