Nội dung và phương pháp thể nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC 15 - 10 HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA (Trang 50 - 72)

CHƯƠNG 3: : THIẾT KẾ GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM

3.4.Nội dung và phương pháp thể nghiệm

Phân mơn Kể chuyện với mục đích rèn cho HS có lời kể hấp dẫn, sáng tạo, giàu ngữ điệu và sự phối hợp diễn xuất qua nét mặt, cử chỉ, điệu bộ một cách tự nhiên nhằm truyền cảm đến người nghe. Qua đó, bồi dưỡng cho HS những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, cung cấp cho các em những kiến thức về vốn sống và vốn văn học... Khi kể chuyện, các em được tự do lựa chọn lời kể, giọng điệu kể phong phú, và cách thể hiện câu chuyện vì kể chuyện chính là một hoạt động nghệ thuật sáng tạo.

Dựa vào vai trị và mục đích của dạy học kể chuyện đã nêu trên, tôi đã nghiên cứu lựa chọn và thiết kế 2 giáo án thể nghiệm để đưa vào dạy thể nghiệm phân mơn Kể chuyện. Đó là 2 câu chuyện hấp dẫn, có thể thu hút và tạo cảm hứng cho HS bao gồm:

- Bài Kể chuyện: Người đi săn và con nai (SGK Tiếng Việt 5, Tập một,

Tuần 11).

- Bài Kể chuyện: Chiếc đồng hồ (SGK Tiếng Việt 5, Tập hai, Tuần 19). Trong q trình thể nghiệm, tơi đã lựa chọn đối tượng là HS 2 lớp 5A và lớp 5B, trong đó:

- Lớp thể nghiệm là 24 HS lớp 5A. - Lớp đối chứng là 24 HS lớp 5B.

HS hai lớp 5A và lớp 5B có sự tương quan và giống nhau: số lượng HS bằng nhau, đối tượng HS dân tộc và khả năng học tập của HS cũng tương đương nhau. Đây là điều kiện rất tốt để tơi có thể dễ dàng thể nghiệm và đối chứng kết quả dạy học.

Từ lựa chọn trên, tôi đã xin phép các thầy cô giáo trong nhà trường để được trực tiếp dạy thể nghiệm đối tượng HS mà tôi đã lựa chọn: dạy học thể nghiệm ở lớp 5A và dạy học thông thường đối với HS lớp 5B để đảm bảo sự tương quan, đồng đều.

Đối tượng HS ở hai lớp là như nhau tuy nhiên phương pháp giảng dạy và quá trình giảng dạy ở hai lớp có sự khác nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện qua bảng sau:

Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng Quá trình chuẩn

bị

GV soạn giáo án, nghiên cứu và soạn kịch bản câu chuyện, tìm hiểu về các thiết bị dạy học có thể sử dụng.

GV soạn giáo án thông thường, học thuộc giáo án. Phương pháp dạy học Dạy học tích cực với các phương pháp : Phương pháp quan sát, Phân tích - tổng hợp, Luyện tập - thực hành và phương pháp trị chơi, phương pháp đóng vai. Phương pháp được sử dụng là : Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại, phương pháp phân tích. TBDH Tranh ảnh, trang phục, dụng cụ (đóng vai). Chủ yếu là SGK và các đồ dùng học tập của HS và GV

Cuối mỗi tiết học kể chuyện, tôi tiến hành kiểm tra, khảo sát chất lượng học tập của các em HS bằng việc yêu cầu các em kể lại câu chuyện vừa học và trả lời các câu hỏi sau:

- Em có cảm thấy thích thú với tiết học khơng ?

- Trong tiết học em có sơi nổi tham gia vào các hoạt động khơng ? - Em thích nhất hoạt động nào trong tiết học ?

- Em có nhớ câu chuyện mà mình vừa được tập kể có những nội dung gì và có các nhân vật nào khơng ?

- Học kể chuyện có khó khơng ? - Em học được những gì qua tiết học ?

3.5. Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành thể nghiệm, trực tiếp đưa giáo án vào trong dạy học tiết học kể chuyện với đối tượng HS lớp 5A và dạy học thông thường đối với HS lớp 5B, tôi tiến hành khảo sát, kiểm tra và so sánh hiệu quả dạy học ở hai lớp trên tôi đã tổng hợp được kết quả với những số liệu sau đây :

Nội dung Kết quả Lớp 5A (Lớp thể nghiệm) Lớp 5B (Lớp đối chứng) Kể câu chuyện truyền cảm, biết sử

dụng các hành động phi ngôn ngữ như nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt..., biết sử dụng ngôn ngữ của bản thân để kể câu chuyện

12HS (50%)

5HS (20,83%)

Kể câu chuyện lưu loát, truyền cảm nhưng chưa biết sử dụng các hoạt động phi ngôn ngữ

8HS (33,33%)

10HS (41,67%)

Thuộc câu chuyện 4HS

(16,67%)

6HS (25%)

Không kể lại được câu chuyện 0HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(0%)

3HS (12,5%) Kết quả trên cho thấy, tiết dạy áp dụng những biện pháp đề xuất ít nhiều đã thu hút HS học tập hơn, làm cho các em say mê hơn khi học phân môn Kể chuyện. Các em rất sôi nổi và mạnh dạn khi được kể chuyện, được thể hiện mình trong tiết học. Từ sự tự tin, năng lực chủ động, phát huy tính tích cực của mình trong giờ học kể chuyện, các em đã coi mỗi tiết kể chuyện là một ngày hội, một cuộc thi thố tài năng nho nhỏ. Một số em tiếp thu chậm cũng đã mạnh dạn nêu được vài tình tiết trong câu chuyện. Các kết quả thu được như trên mặc dù chưa được khảo sát rộng rãi nhưng phần nào đã chứng minh được tính khả thi của các biện pháp mà tôi đề xuất.

Tơi hi vọng những biện pháp được trình bày trong đề tài này sẽ được đưa vào những giờ dạy học kể chuyện ở lớp 5 giúp cho giờ học sinh động, hấp dẫn và đạt được hiệu quả cao trong dạy học. Mỗi bài học sẽ có những phương pháp dạy học riêng. Nếu vận dụng hợp lí các phương pháp dạy học đó vào trong q trình dạy kể chuyện cho HS thì sẽ đạt được hiệu quả và phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo cùng trí tưởng tượng của HS trong q trình luyện nói, luyện kĩ năng kể chuyện nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

TIỂU KẾT

Hai giáo án tơi trình bày trong chương 3 đã đảm bảo phù hợp với mục đích, yêu cầu về nội dung cũng như phương pháp cơ bản của một tiết học kể chuyện, đồng thời được sử dụng lồng ghép vào tiết học các biện pháp đề xuất của đề tài và đã cho một kết quả như đã trình bày. Kết quả này cho thấy tính khả thi của các phương án để xuất. Dạy học đối với GV chính là một sự rèn luyện tồn diện. Kể chuyện cũng là một phân mơn địi hỏi một trình độ hiểu biết và năng lực thực hành toàn diện. Cho nên mỗi GV cần phải tự bồi dưỡng tiềm lực bản thân, tự tìm tịi, nghiên cứu để cập nhật cho mình những kiến thức về nội dung chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết đối với mỗi GV tiểu học hiện nay. Nhu cầu phát triển của xã hội nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng địi hỏi chúng ta không ngừng học tập vươn lên, nâng cao tri thức để hoàn thành sứ mệnh “ trồng người” cho đất nước trong mai sau.

KẾT LUẬN

Kể chuyện là một phân mơn dạy học lí thú, hấp dẫn các em HS trong trường tiểu học. Phân môn Kể chuyện đã tạo nên ấn tượng trong tuổi thơ các em bởi những câu chuyện hay, đậm chất giáo dục. Khác hẳn với các tiết học khác như Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả... thì trong tiết học kể chuyện GV và HS hầu như thoát li hẳn sách vở và giao hịa một cách hồn nhiên thơng qua nội dung của câu chuyện được kể, thông qua lời kể của GV và lời kể của HS. Tất cả như được sống những phút giây hồi hộp với những xúc cảm được bộc lộ bay bổng qua những nhân vật, tình tiết câu chuyện. Qua đó, những áp lực học tập, những căng thẳng cuộc sống được giảm bớt, mối quan hệ thầy – trò được xác lập trong một khơng khí mới, khơng khí của cổ tích, khơng khí của sự khích lệ, cảu lịng vị tha rất đỗi thanh tao. Như vậy tiết học ở đây giống như một quá trình nghệ thuật.

Dạy học kể chuyện có tầm quan trọng lớn lao trong sự nghiệp giáo dục một con người toàn diện. Việc tiến hành lên lớp như thế nào để đạt kết quả cao hoàn toàn tùy thuộc vào kĩ năng cũng như nghệ thuật sư phạm của một nhà giáo. Vì vậy, người GV phải chịu khó tìm tịi, nghiên cứu bài học, giáo án đầy đủ, chu đáo. Nhiều người cho rằng kể chuyện phụ thuộc nhiều vào năng khiếu. Đúng là ở đây có năng khiếu nghệ thuật nói, nghệ thuật phát biểu miệng nhưng khơng phải vì vậy mà ta lùi bước, khơng có niềm tin trong việc giáo dục HS qua tiết học kể chuyện bởi có câu rằng “Một thiên tài được tạo nên từ 1 phần bẩm sinh

và 9 phần chăm chỉ”.

Giáo dục và dạy học cho các em cần phải có sự tham gia, quan tâm của cả gia đình, nhà trường. Qua đây tơi xin đưa ra một số ý kiến đề xuất mà theo tơi sẽ

giúp ích được rất nhiều cho sự nghiệp dạy học nói chung và sự nghệp “trồng

người” nói riêng.

+ Đối với gia đình:

Nói chính là một nền tảng để các em giao lưu với thế giới con người. Nói được hình thành đầu tiên ở các em từ trong gia đình. Nói hay thì mới có thể kể tốt. Nói là cơ sở cho sự phát triển ngơn ngữ kể. Vì vậy gia đình cần quan tâm, giúp đỡ phát triển ngôn ngữ cho các em nhằm giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, cần được sửa chữa những lỗi nói sai kịp thời của các em từ đó dẫn dắt các em đến với những câu chuyện qua lời kể của bà, của mẹ, dần dần các em sẽ biết cách sử dụng ngơn ngữ của mình để kể lại câu chuyện trong sách, trong cuộc sống thường nhật.

Ngồi giáo dục các em trong gia đình thì việc kết hợp với giáo dục trong nhà trường và trong cộng đồng là việc làm hết sức cần thiết và đóng vai trị qian trọng đối với giáo dục tồn diện HS. Vì vậy, gia đình cần phải ln quan tâm đến các hoạt động học tập của con em mình trong nhà trường, ủng hộ và giúp đỡ các em trong các hoạt động đó. Đồng thời, gia đình quan tâm và giúp đỡ cho nhà trường về nhiều mặt như điều kiện vật chất, tinh thần… tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em mình.

+ Đối với người GV tiểu học:

Phần lớn thời gian các em lớn lên cả vể mặt thể chất và trí tuệ ở trong nhà trường bởi nơi ấy có những người dẫn dắt các em đến với những bài học của cuộc sống hiện tại - quá khứ - tương lai sự phát triển của con người đó chính là người thầy giáo. GV chính là những tấm gương, kim chỉ nam cho các em HS. Muốn HS nói tốt kể hay thì trước hết người GV cần phải mẫu mực trong lời nói, nói hay, truyền cảm thì kể mới có thể gây ấn tượng cho HS và cho HS học tập theo.

Bên cạnh đó, người GV phải phải ln ln tìm tịi, học hỏi những phương pháp giảng dạy phù hợp, những kiến thức chuyên môn để giờ học đạt được những hiệu quả cao nhất. Việc nghiên cứu kĩ tài liệu, sách báo, tham khảo nội dung, phương pháp dạy học kể chuyện và kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp là một việc làm cần thiết đối với mỗi GV.

Người GV nên có cái nhìn tổng qt về tổng thể chương trình của mơn học Tiếng Việt để thấy được giữa các mạch kiến thức liên quan như thế nào? Vai trò ý nghĩa của chúng ra sao? Từ đó có sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy, có sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong hoạt động dạy học để biết mình phải làm gì?

Phát huy hết hiệu quả của từng biện pháp dạy học, phối hợp linh hoạt các biện pháp để mọi HS trong lớp đều được hoạt động.

GV là người khơi gợi ý thức, quyết tâm và lòng tự tin của HS; động viên nhắc nhở kịp thời để HS tự giác nâng cao kết quả rèn luyện.

GV cần phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng để giáo dục HS một cách toàn diện.

Nhà trường cũng như các ban, ngành giáo dục cần có sự quan tâm hơn nữa tới chất lượng dạy và học của GV và HS:

 Cần trang bị đầy đủ các bộ tranh ảnh kể chuyện, có sách tham khảo, các

loại băng hình kể chuyện cho GV và HS.

 Tổ chức chuyên đề phân môn Kể chuyện hằng năm cho GV. Tổ chức cho

GV thi dạy kể chuyện hoặc thi kể chuyện theo nội dung giảng dạy, theo chủ đề...

 Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để GV trao đổi kinh nghiệm

học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao tay nghề và chất lượng giáo dục đạt hiệu quả cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Chu Huy, Dạy Kể chuyện ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2002.

2. Trần Mạnh Hưởng, Vui học Tiếng Việt, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục,

2002.

3. Trần Thị Mến, Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở

tiểu học.

4. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh, Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt, Nhà

xuất bản Giáo dục

5. Nguyễn Văn Thiêm, Tâm lí học (tập I), Nhà xuất bản Giáo dục, 1982. 6. Phan Thiều, Dạy nói cho trẻ trước tuổi cấp I, NXB Giáo dục, 1983

7. Nguyễn Trí, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình

mới, Nhà xuất bản Giáo dục, 2003.

8. Nguyễn Trí, Lê Phương Nga, Dạy học Tiếng Việt 2, Nhà xuất bản Giáo dục

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, 2005.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên)

Họ và tên: ...................................................................................

Đơn vị công tác: .........................................................................

Số năm công tác: ........................................................................

Loại hình đào tạo giáo viên: .....................................................

Giáo viên đánh dấu (X) vào ô mà thầy cô lựa chọn và cho là đúng

1. Theo thầy (cơ), kể chuyện có tầm quan trọng như thế nào trong giáo dục HS ?

□ Rất quan trọng

□ Khá quan trọng

□ Quan trọng

□ Bình thường

2. Hình thức dạy học chủ yếu được sử dụng trong các tiết học kể chuyện là: □ Quan sát □ Đàm thoại □ Thảo luận □ Phân tích □ Sử dụng kết hợp các hình thức trên

3. Trong các tiết học kể chuyện, các thiết bị dạy học thường được các thầy (cô) sử dụng là gì ?

□ Sác giáo khoa, lời kể mẫu của giáo viên

□ Tranh, ảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

□ Mơ hình, mẫu vật mơ phỏng

□ Băng đĩa ghi âm

□ Sử dụng kết hợp các đồ dùng trên

4. Theo thầy (cơ), học sinh có thích tiết học kể chuyện khơng ?

□ Rất thích và hứng thú

□ Thích

□ Bình thường

□ Khơng thích

5. Thầy (cơ) nghĩ học sinh thích điều gì ở tiết học kể chuyện ?

□ Được thể hiện mình trước đám đơng

□ Được thỏa mãn nhu cầu kể và nghe kể

□ Được sống trong khơng khí vui vẻ, vui tươi và sôi động

6. Đánh giá của thầy (cơ) về phân phối chương trình trong phân mơn Kể chuyện hiện nay:

□ Hợp lí

□ Chưa thực sự hợp lí

□ Chưa hợp lí

□ Tương đối hợp lí

□ Ý kiến khác

7. Thầy (cơ) đánh giá như thế nào về thái độ học tập của học sinh khi học kể chuyện ?

□ Còn rụt rè, ngần ngại

□ Hăng hái, tích cực tham gia các hoạt động học tập

□ Ỷ lại, thụ động trong học tập

□ Ý kiến khác

8. Để giảng dạy phân mơn Kể chuyện có hiệu quả, theo thầy (cơ) cần phải đảm bảo những yêu cầu gì ?

......................................................................................................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

9. Để học kể chuyện có hiệu quả, theo thầy (cơ) học sinh nên học theo cách nào ?

......................................................................................................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho học sinh)

Họ và tên: .......................................... Dân tộc:.......................... Lớp: ...........................................Tuổi: ....................................... Trường: ...................................................................................... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Em hãy đánh dấu (X) vào ý kiến mà em đồng ý

1. Em có thích học kể chuyện khơng ?

□ Rất thích

□ Thích

□ Khơng thích

□ Ý kiến khác

2. Học kể chuyện đối với em là:

□ Rất khó

□ Khó

□ Bình thường

□ Dễ

□ Rất dễ

3. Em dành thời gian như thê nào cho việc học tập môn kể chuyện?

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC 15 - 10 HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA (Trang 50 - 72)