Sử dụng các thiết bị dạy học vào trong phân môn Kể chuyện

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC 15 - 10 HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2. Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh lớp 5

2.2.4. Sử dụng các thiết bị dạy học vào trong phân môn Kể chuyện

TBDH trong phân môn Kể chuyện bao gồm nhiều loại hình khác nhau như tranh, ảnh, phim, đèn chiếu, băng ghi âm, băng ghi hình, vật thực hay mơ hình...

Các nhà sư phạm đã từng tiến hành thực hiện và khẳng định vai trò của TBDH trong các giờ kể chuyện: “Bạn hãy thử kể cùng một câu chuyện cho hai

đứa trẻ có năng lực như nhau: kể cho một em theo tranh, cịn em khác khơng có tranh, khi đó bạn sẽ đánh giá được tồn bộ ý nghĩa của tranh, ảnh đối với một đứa trẻ”.

TBDH chính là những tài liệu vật chất có tính chất tiền đề gợi mở, định hướng, tác động vào giác quan của trẻ, để lại một ấn tượng rất sâu đậm.

- TBDH góp phần bồi dưỡng óc tưởng tượng của HS.

- Tranh ảnh minh họa là những điểm tựa quan trọng để HS ghi nhớ nội dung câu chuyện.

- TBDH giúp cho việc thực hành, rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách có hiệu quả.

- TBDH giúp cho khâu giảng giải từ ngữ thuận lợi, dễ hiểu, nhất là các từ ngữ chỉ các sự vật, hiện tượng xa lạ với vốn sống, vốn hiểu biết của HS.

Sử dung TBDH vào trong dạy học kể chuyện sẽ đem lại những hiệu quả nhất định trong nhận thức của các em về câu chuyện, về khơng khí tiết học cũng như khả năng kể chuyện của các em. Tuy nhiên dùng TBDH thế nào là đúng và có hiệu quả với từng câu chuyện, tiết học thì người GV phải có những tìm tịi, say mê học hỏi cùng với kinh nghiệm giảng dạy.

Ví dụ cho việc sử dụng tranh ảnh khá hiệu quả của một tiết học mà tôi đã thực hiện trên đối tượng HS:

Truyện: Tấm Cám

Truyện Tấm Cám gồm có 4 đoạn với nhiều tình tiết gay cấn, hấp dẫn. Bộ tranh minh họa dùng cho GV gồm có 4 bức. Trong SGK truyện đọc 5 có vẽ 1 tranh minh họa cảnh cơ Tấm từ trong quả thị chui ra. GV nên kết hợp sử dụng cả hai loại tranh này trong quá trình lên lớp. Bức tranh diễn tả cảnh chim vàng anh trách mắng Cám, bảo vệ hạnh phúc cho mình có thể được sử dụng như sau:

Khi GV kể đến đoạn Tấm chết hóa thành chim vàng anh bay về cung vua, GV đặt tranh dựng đứng trên mặt bàn, rồi vừa kể vừa mô tả theo tranh “Bay về

Cám đang giặt áo cho nhà vua ở cầu ao – chỉ Cám đang giặt áo cho nhà vua

đứng ở cầu ao” và hỏi HS: Chim bảo phải giặt áo như thế nào ? (GV cho HS nhắc lại lời chim).

GV hỏi HS: Chim bảo phải phơi áo chonhà vua như thế nào ?

Mỗi lần chim nói, GV chỉ vào hình ảnh con chim vỗ đơi cánh, như muốn lao xuống phía dưới.

Nghe nói vậy, nhà vua lấy làm lạ (GV chỉ nhà vua đang đứng bên bờ hồ), nâng cao tay áo đưa về phía chim. GV hỏi : Nhà vua đã phán như thế nào ?

Nhà vua vừa dứt lời, chim vàng anh từ trên cành cây cao bay sà xuống, chui tọt vào tay áo nhà vua, GV vừa kể vừa chỉ vào hình ảnh chim cỗ cánh. GV cất tranh đi và kể tiếp bằng lời.

Bước cho HS luyện kể, GV treo tranh làm điểm tựa gợi nhớ nội dung, tạo điều kiện để HS tập trung kể vào các tình tiết chính của câu chuyện.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC 15 - 10 HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)