Nội dung quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

1.2.4 .Phương pháp dạy học

1.3. Nội dung quản lý ứng dụng Công nghệ Thông tin trong dạy

THPT

Việc áp dụng CNTT trong quá trình DH là nhằm tích cực hóa q trình nhận thức, q trình tư duy của HS, biến quá trình DH thành q trình DH tích cực. Như vậy quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở trường phổ thông sẽ bao gồm các nội dung quản lý sau:

1.3.1. Quản lý việc xây dựng và sử dụng phòng học đa phương tiện

1.3.1.1. Quản lý việc xây dựng phòng học đa phương tiện

Để tiến hành quản lý việc xây dựng phòng học ĐPT, CBQL của nhà trường cần phải lưu ý những điểm sau:

- Phòng học ĐPT, trước hết phải là một phòng học với đầy đủ các chức năng của một phịng học truyền thống đồng thời có tích hợp thêm các TBDH hiện đại như: máy chiếu đa năng, màn chiếu, hệ thống loa, tai nghe, máy ghi âm, bảng cảm ứng...và đặc biệt là khơng thể thiếu các giàn máy vi tính có kết nối mạng Internet và kết nối mạng LAN với nhau.

- Phòng học ĐPT được xây dựng phải đảm bảo có sự kết hợp hài hòa, khoa học giữa yếu tố sư phạm và công nghệ, phải phù hợp với việc tổ chức hoạt động DH cho hầu hết các môn học hiện có trong các nhà trường.

- Để xây dựng được một phòng học ĐPT là hết sức tốn kém, với khả năng tài chính của các trường THPT hiện nay chỉ có thể xây dựng được một vài phịng học ĐPT chứ rất khó có thể xây dựng cả hệ thống các phịng học ĐPT. Điều này đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt là hiệu trưởng phải hết sức năng động, một mặt tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền, các ban ngành đồn thể, mặt khác cần làm tốt việc xã hội hóa giáo dục để tranh thủ tối đa sự ủng hộ cả về tinh thần và vật chất cho nhà trường.

- Thơng tin cơng khai tìm các đối tác chun nghiệp có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các TBDH hiện đại (các phương tiện truyền thông). Tiến hành đấu thầu rộng rãi và cơng khai gói thầu cung cấp hệ thống TBDH hiện đại cho các phòng học ĐPT của nhà trường.

Khi tiến hành xây dựng phịng học ĐPT, CBQL cần phải nghiên cứu kỹ tình hình thực tế của nhà trường về CSVC hiện có, nhu cầu thực tế về TBDH hiện đại cho nhà trường (có tính đến tiến trình phát triển của nhà trường và sự lạc hậu của các TBDH hiện có). Trên cơ sở đó hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng phòng học ĐPT tránh được những lãng phí khơng cần thiết và phục vụ tốt nhất nhu cầu dạy và học.

1.3.1.2. Quản lý việc sử dụng phòng học đa phương tiện

Ngay sau khi quản lý thành công việc xây dựng các phịng học ĐPT thì hiệu trưởng phải tiến hành đưa các phòng học này vào sử dụng sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Muốn các phòng học ĐPT hoạt động có hiệu quả, hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt những công việc sau:

- Tổ chức tập huấn cho toàn bộ GV, NV về cách sử dụng hiệu quả các TBDH hiện đại được trang bị trong phòng học ĐPT.

- Phân công GV có trình độ tin học làm nhân viên quản lý phòng học ĐPT đồng thời hỗ trợ kỹ thuật khi GV sử dụng phòng học ĐPT để tổ chức các hoạt động DH nếu cần thiết.

- Nghiên cứu đề ra nội quy của phòng học ĐPT, yêu cầu GV, NV phải thực hiện nghiêm túc.

- Có kế hoạch bảo dưỡng những TBDH có trong phịng học ĐPT.

- Thường xuyên quan tâm đến chất lượng DH của GV và HS khi họ tham gia giảng dạy và học tập trong phòng học ĐPT để từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp. Phải làm thế nào để cả GV và HS đều thấy thực sự hứng thú và mong muốn được giảng dạy và học tập trong phòng học ĐPT.

1.3.2. Quản lý việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học

Muốn thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT phù hợp với đối tượng HS và đặc thù bộ mơn thì GV vừa phải có trình độ tin học, vừa phải có kỹ năng sư phạm, phải đầu tư thời gian nghiên cứu tìm hiểu và phải biết sử dụng, khai thác các chức năng của một số phần mềm DH.

Để GV của nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm thiết kế được GADHTC có ứng dụng CNTT, các CBQL cần tổ chức cho GV được tập huấn về các phần mềm DH, mỗi tổ bộ mơn cần có sự thống nhất trong việc ứng dụng các phần mềm đặc trưng để soạn giảng trong môi trường học tập ĐPT.

Để GV của nhà trường có thể khai thác tính năng của các phần mềm được diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, mỗi nhà trường nên tạo lập một nhóm GV có kỹ năng về tin học chuyên nghiên cứu ứng dụng các PMDH. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về các PMDH, những GV này phải có trách nhiệm về triển khai những điều mà họ tìm hiểu được cho các thành viên trong tổ chuyên môn, cùng những GV khác trong tổ chuyên môn tiếp tục nghiên cứu và đi đến thống nhất một số nội dung cơ bản của việc ứng dụng các phần mềm để thiết kế tư liệu điện tử tích hợp vào GADHTC có ứng dụng CNTT.

1.3.3. Quản lý việc thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng cơng nghệ thông tin nghệ thông tin

1.3.3.1. Quản lý việc thiết kế giáo án dạy học tích cực có ứng dụng cơng nghệ thơng tin

Trong kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải đảm bảo mục tiêu, kế hoạch hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở đó CBQL chỉ đạo cho các tổ bộ môn lập kế hoạch thực hiện, khi lập kế hoạch thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, CBQL cần dựa trên các nguyên tắc sau:

- Phải phù hợp với điều kiện CSVC và khả năng thực tế của đội ngũ GV nhà trường.

- Tùy từng bộ môn, nội dung của bài dạy và đối tượng HS mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

- Tận dụng tối đa hiệu quả TBDH hiện đại mang lại.

Mỗi tổ bộ mơn tiến hành các hoạt động có liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện các mục tiêu thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, đồng thời trên cơ sở đó giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, trong những điều kiện cụ thể có thể điều chỉnh các hoạt động sao cho phù hợp.

* Tổ chức, chỉ đạo thực hiện việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT Khi CBQL tiến hành chỉ đạo việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT phải định hướng cho GV tuân thủ các nguyên tắc của một GADHTC và ứng dụng CNTT một cách phù hợp đối với tùng nội dung kiến thức có trong bài dạy. Để làm được điều này, CBQL cần lưu ý GV làm tốt những cơng việc sau:

- Tìm hiểu nội dung bài dạy, xác định mục tiêu cụ thể, lựa chọn phương pháp và bố trí thời gian hợp lý.

- Xác định cụ thể nội dung nào của bài cần sự hỗ trợ của CNTT, lựa chọn TBDH liên quan đến bài dạy.

- Thu thập và xử lý các tư liệu có liên quan.

- Kết quả: Đảm bảo sự chính xác về kiến thức, hình thức trình bày, bài giảng trực quan, khoa học có sự cân đối giữa yếu tố sư phạm và công nghệ.

- Tổ chức những cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong DH nhằm tranh thủ các ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các

chuyên gia đầu ngành và của người học để GADHTC có ứng dụng CNTT của GV nhà trường thiết kế sẽ ngày một chất lượng hơn.

* Kiểm tra, đánh giá việc thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT

CBQL cần đặt ra các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả q trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Cần có chế độ khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên GV tham gia thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả cho giờ học.

1.3.3.2 . Quản lý việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

* Lập kế hoạch sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

Muốn quản lý việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT một cách hiệu quả, CBQL cần lập kế hoạch tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng kế hoạch cho việc đầu tư CSVC đặc biệt là những TBDH hiện đại phục vụ cho các bài dạy sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Triển khai đến cán bộ phụ trách CSVC để bố trí các phịng học đảm bảo u cầu của bài giảng.

- Xây dựng các quy trình, ngun tắc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. - Có kế hoạch thao giảng, hội giảng, giao lưu học hỏi nhằm nâng cao trình độ cho GV, NV.

* Tổ chức, chỉ đạo việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

- CBQL cần lập kế hoạch dự giờ, thanh tra, kiểm tra việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT về nội dung, chất lượng bài dạy, hình thức tổ chức DH... CBQL cần có kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo chung cho GV về quy trình sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT. Tổ chức các hoạt động dự giờ mẫu của một số tiết dạy sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đối với đặc thù bộ mơn, sau đó tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm.

- Sưu tầm các tư liệu hay, vận dụng vào thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT phù hợp với đối tượng HS. Thành lập kho tư liệu, bài giảng dùng chung để GV cùng tham khảo.

- Có cơ chế động viên khen thưởng kịp thời đối với GV sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao, nhân rộng điển hình, khích lệ động viên các GV khác cùng tham gia.

* Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

CBQL cần đặt ra các tiêu chí đánh giá cụ thể việc sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT của GV.

Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên đảm bảo khách quan, chính xác. Cần có chế độ khen thưởng phù hợp nhằm khuyến khích động viên GV hăng hái sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đem lại hiệu quả trong DH.

1.3.3.3. Một số lưu ý khi quản lý việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT

Để tạo điều kiện cho GV trong quá trình thiết kế GADHTC có ứng dụng CNTT, CBQL cần phải trang bị cho GV lượng kiến thức tin học nhất định, cung cấp đầy đủ CSVC để GV có thể thực hiện được ý tưởng của mình. Tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong việc thiết kế và sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT cho GV qua các đợt hội thảo chuyên đề, thao giảng, hội giảng hay thi GV dạy giỏi.

Quản lý việc GV sử dụng GADHTC có ứng dụng CNTT đạt hiệu quả bằng cách kết hợp với các tổ trưởng bộ môn dự giờ dạy của GV, căn cứ vào chất lượng thực tế mỗi giờ dạy để nhận xét, đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết.

1.3.4. Quản lý ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Cùng với việc ứng dụng CNTT trong DH, CNTT cũng được ứng dụng trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

Việc quản lý ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS cần lưu ý đến cách thức tổ chức kiểm tra, hình thức kiểm tra, bộ mơn tiến hành kiểm tra, lượng kiến thức sử dụng khi ra đề kiểm tra, thời gian làm bài, số lượng câu hỏi trong mỗi đề kiểm tra, quản lý các phần mềm trộn đề có đảm bảo

khách quan hay không... CBQL cần thống nhất chỉ đạo việc khai thác, sử dụng CNTT trong đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS một cách chính xác, khách quan, thực chất.

Kết luận chƣơng 1

Quản lý hoạt động DH góp phần nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu tất yếu trong các nhà trường hiện nay. Để quản lý ứng dụng CNTT trong DH diễn ra thuận lợi, CBQL cần phải lưu ý một số điểm sau:

Trước hết, CBQL cần phải giúp GV của nhà trường nhận ra rằng công nghệ có hiện đại đến đâu cũng khơng thể thay thế được vai trò chủ đạo của GV trong quá trình tổ chức hoạt động DH. PMDH chỉ có thể hỗ trợ được việc thiết kế được giáo án DH chứ khơng làm thay GV hồn tồn. Máy tính khơng thể thay thế được vai trị của GV, nó chỉ là cơng cụ hỗ trợ cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động DH. Vì thế CBQL cần phải lưu ý GV khơng được ỷ lại vào máy vi tính mà tự đánh mất vai trị của chính mình trong các giờ dạy. “ Tất cả thiết bị cơng nghệ đã có trong trường học ngày nay sẽ chẳng có giá trị gì nếu GV khơng biết sử dụng chúng một các có hiệu quả. Chính các GV mới đem lại sự kỳ diệu, chứ khơng phải là chiếc máy vi tính” – Carig Barrett, một nhà khoa học đã nhấn mạnh yếu tố con người trong việc ứng dụng CNTT trong DH như vậy.

Thứ hai: Quan tâm việc làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ. Có nhiều nguyên nhân khiến việc ứng dụng CNTT vào DH cịn khó khăn, nhưng ngun nhân chủ yếu vẫn là do nhận thức của GV về ứng dụng CNTT trong DH chưa đúng. Khơng ít GV có tính bảo thủ biết rằng ứng dụng CNTT có nhiều ưu điểm, nhưng trước mắt bằng kinh nghiệm DH truyền thống của họ vẫn có thể DH được đảm bảo các yêu cầu nhất định nên chưa thực sự cần thay đổi ngay. Hiệu trưởng nhà trường cần phải làm tốt công tác tư tưởng cho CB, GV, để họ nhận thấy rằng ứng dụng CNTT vào trong quá trình DH là một yêu cầu tất yếu, là khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng DH trong nhà trường hiện nay.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Huyện Ba Vì nằm ở phía Tây Bắc Thủ đơ Hà Nội có diện tích 424 km2, được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng đồi gị và vùng đồng bằng với hai con sơng lớn sông Hồng và sông Đà bao bọc. Dân số trên 265 ngàn người gồm ba dân tộc chính là Kinh, Mường, Dao cùng sinh sống. Ba Vì có 30 xã và 1 thị trấn trong đó có 7 xã miền núi, 1 xã giữa sơng và có nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn. Điều kiện khí hậu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa các tháng đều vượt trên 100mm. Đất đai được chia làm hai nhóm đó là nhóm đồng bằng có 12.892 ha chiếm 41,1% diện tích đất đai và nhóm đồi núi có 18.478 ha chiếm 58,9 % diện tích đất đai của huyện. (theo “Cổng giao tiếp điện tử huyện Ba Vì” trên Website: bavi.hanoi.gov.vn)

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, với những điều kiện thuận lợi cùng với những khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình kinh tế - chính trị trong nước và khu vực cịn có những diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền địa phương các cấp. Song được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, đồng thời với sự nỗ lực phấn đấu các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân các dân tộc huyện nhà trong suốt những năm qua, tình hình kinh tế xã hội của huyện tiếp tục được phát triển và hoàn thành vượt mức kế hoạch 13/17 chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)