Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

1.2.4 .Phương pháp dạy học

3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng

ở các trƣờng THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Việc đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ

Để đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp, CBQL cần phải chú ý đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các biện pháp, mối quan hệ giữa những yếu tố này khi tác động đến quá trình thực thi các biện pháp. Chẳng hạn khi xây dựng biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH, CBQL cần phải chú ý đến các yếu tố như: CSVC của nhà trường, trình độ nhận thức của GV, các PPDH GV đang thực hiện, trình độ nhận thức của HS, loại bài dạy, mơn học... Có như vậy thì các biện pháp mới được thực hiện một cách đồng bộ, mới phát huy được hết thế mạnh của từng biện pháp và sự hỗ trợ giữa các biện pháp với nhau.

3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa

Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Nghĩa là sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đã thực hiện với những biện pháp đang thực hiện cùng với sự vận động, phát triển của vấn đề quản lý.

Đảm bảo tính kế thừa khi đề xuất biện pháp quản lý yêu cầu CBQL phải tìm ra biện pháp quản lý mới trên cơ sở nền tảng của biện pháp quản lý cũ đang tiến hành. Sự đề xuất biện pháp phải theo kịp và phù hợp với thực tiễn QLGD vủa nhà trường.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Việc đảm bảo tính thực tiễn cho các biện pháp là một một yêu cầu hết sức quan trọng. Biện pháp quản lý được đề xuất phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tế về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) của nhà trường. Chỉ khi tính thực tiễn của

các biện pháp được đảm bảo thì các biện pháp mới thực sự đem lại hiệu quả và chứng minh được sự tồn tại của nó trong thực tiễn. Do vậy khi xây dựng biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH CBQL của nhà trường cần phải lấy thực tiễn về việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường làm cơ sở, phải căn cứ vào tình hình cụ thể về CSVC, trình độ ứng dụng CNTT trong DH của đội ngũ GV, trình độ nhận thức của HS nơi mình quản lý. Trên cơ sở ấy mới xây dựng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục hiện nay.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Tính khả thi của các biện pháp được đảm bảo khi các biện pháp có thể áp dụng được vào trong thực tiễn một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao, đồng thời cần có sự đồng thuận của đa số cán bộ GV, nhân viên phù hợp với quy định của ngành và thực tế của nhà trường. Để làm được điều này, khi xây dựng các biện pháp cần phải đảm bảo tính khoa học với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các giải pháp này sẽ được thể hiện thông qua các hoạt động quản lý chịu sự ràng buộc bởi các quy định, quy chế, luật pháp.

Trên thực tế, các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT trong DH ở trường THPT không được thực hiện một cách tuần tự, mà nó có thể đan xen, thay đổi trật tự …Vì vậy, địi hỏi người hiệu trưởng phải nắm chắc được ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp đã sử dụng trước kia, để từ đó có thể xây dựng các biện pháp quản lý mới nhằm khắc phục các hạn chế, đẩy mạnh hơn việc ứng dụng CNTT trong nhà trường.

Khi xây dựng các biện pháp, CBQL cần chú ý bốn nguyên tắc trên phải luôn được đảm bảo, không được phép vi phạm bất cứ một nguyên tắc nào và phải biết đặt bốn nguyên tắc trên trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)