Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

TT Tên biện pháp Mức độ Y Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong DH. Hình thành nhận thức mới cho CBQL, GV về giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử 83 3 0 2,97 1 2

Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV ở các trường THPT về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường

3

Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT

75 5 6 2,80 4

4

Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong DH

70 8 8 2,72 7

5

Chỉ đạo nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT trong DH cho GV

78 6 2 2,88 3

6

Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học

64 13 9 2,64 8

7

Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong DH của GV

68 12 8 2,74 6

8

Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

72 9 5 2,78 5

Từ kết quả khảo nghiệm thể hiện trong bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy: mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất của tác giả đã được đánh giá rất khả thi, có 8/8 biện pháp có điểm trung bình Y> 2,6 trong đó biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho

CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong DH. Hình thành nhận thức mới cho CBQL, GV về giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử” được đánh giá rất khả thi với Y = 2,97, xếp thứ bậc 1; biện pháp 6: “Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học” được đánh giá là có mức khả thi thấp nhất với Y = 2,64; giữa biện pháp cao nhất và thấp nhất chênh lệch nhau khơng q lớn (0,33) điều đó có nghĩa là các biện pháp đưa ra phù hợp và có tính khả thi cao.

3.4.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để xét sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ta đi tính hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức Spearman:

2 2 6 (X Y) R 1 N(N 1)      Trong đó:

N: là số lượng các biện pháp quản lý đề xuất. (Nên lấy 5  N  30) X: là thứ bậc tính cần thiết của các biện pháp quản lý.

Y: là thứ bậc tính khả thi của các biện pháp quản lý. R: là hệ số tương quan thứ bậc.

Giá trị của   1 R 1. Nếu R càng gần 1 chứng tỏ mối tương quan càng chặt. + Nếu R < 0: Tương quan nghịch.

+ Nếu R > 0: Tương quan thuận.

+ Nếu 0,3  R < 0,5: Tương quan không chặt. + Nếu 0,5  R < 0,7: Tương quan.

+ Nếu 0,7  R  1: Tương quan chặt.

Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được thể hiện qua bảng 3.3 và biểu đồ 3.3

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Tên biện pháp Mức độ Tính cần thiết Tính khả thi X Thứ bậc (X) Y Thứ bậc (Y) 1

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong DH. Hình thành nhận thức mới cho CBQL, GV về giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử

2,98 1 2,97 1

2

Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV ở các trường THPT về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản, xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường

2,94 2 2,93 2

3

Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT

2,92 3 2,80 4

4

Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT để

5

Chỉ đạo nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT trong DH cho GV

2,85 5 2,88 3

6

Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học

2,78 7 2,64 8

7 Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả

ứng dụng CNTT trong DH của GV 2,80 6 2,74 6

8

Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

2,74 8 2,78 5

Biểu đồ 3.3: Mối tƣơng quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Với kết quả tổng hợp ở bảng 3.3 ta tính được hệ số tương quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp theo công thức Spearman:

2 2 6 (X Y) R 1 N(N 1)      2 6.24 R 1- 1- 0, 28 0, 72 8(8 -1)    

Với R = 0,72 cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát của các biện pháp là tính cần thiết và tính khả thi tương quan thuận với nhau, mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là tương quan chặt. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều được các CBQL và GV thống nhất đánh giá ở mức cao, các biện pháp quản lý đề xuất có tính cần thiết thì đều có tính khả thi.

Qua biểu đồ trên, chúng ta thấy cả 8 biện pháp mà tác giả đề xuất có tính đồng thuận cao, chứng tỏ các biện pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.

Qua kết quả khảo nghiệm, chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa, để quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao cần thực hiện các biện pháp cơ bản đã nêu. Các biện pháp đó vừa cần thiết vừa khả thi cho hiện tại đồng thời mang tính chiến lược lâu dài mà công tác QLGD trong các nhà trường cần hướng tới.

Kết luận chƣơng 3

Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày ở chương 1, qua phân tích thực trạng của việc quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội ở chương 2, tác giả mạnh dạn đề xuất 8 biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội bao gồm:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong DH. Hình thành nhận thức mới cho CBQL, GV về giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV ở các trường THPT về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường.

Biện pháp 3: Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT.

Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong DH.

Biện pháp 5: Chỉ đạo nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT trong DH cho GV.

Biện pháp 6: Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong DH của GV.

Biện pháp 8: Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Mặc dù mỗi biện pháp có một vị trí, vai trị riêng nhưng chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp đó. Do vậy để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì cần phải thực hiện đồng bộ cả 8 biện pháp như đã được trình bày ở trên.

Việc đề xuất các biện pháp quản lý đảm bảo đúng ngun tắc đó là: đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường và xu hướng phát triển của giáo dục hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong giai đoạn hiện nay, quản lý ứng dụng CNTT để góp phần nâng cao chất lượng DH đang là một xu thế tất yếu của các nhà trường. Tuy nhiên ứng dụng CNTT trong DH là một việc làm không đơn giản. Nếu ứng dụng CNTT khơng hợp lý thì sẽ trở thành lạm dụng CNTT, dẫn đến hiệu quả của q trình DH khơng cao, khơng đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Do vậy quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý hoạt động DH. Để tránh được thực trạng này các nhà quản lý cần phải coi quản lý ứng dụng CNTT trong DH là khâu đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó dành nhiều thời gian, cơng sức hơn cho công việc này.

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở trường THPT. Đề tài đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận quản lý nói chung, lý luận quản lý nhà trường và đặc biệt là lý luận quản lý ứng dụng CNTT trong DH, nghiên cứu thực trạng ứng dụng và quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Từ những kết quả nghiên cứu thu được tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH phù hợp với các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong DH. Hình thành nhận thức mới cho CBQL, GV về giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử.

Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV ở các trường THPT về kiến thức, kỹ năng tin học cơ bản. Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực về CNTT cho nhà trường.

Biện pháp 3: Xây dựng quy trình thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án DH tích cực có ứng dụng CNTT.

Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại, xây dựng phòng học ĐPT để ứng dụng hiệu quả CNTT trong DH.

Biện pháp 5: Chỉ đạo nâng cao khả năng sử dụng một số phần mềm ứng dụng CNTT trong DH cho GV.

Biện pháp 6: Tăng cường khả năng khai thác và sử dụng Internet nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Biện pháp 7: Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng CNTT trong DH của GV.

Biện pháp 8: Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

Kết quả khảo nghiệm lấy ý kiến đánh giá của CBQL và GV cho thấy các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng quản lý ứng dụng CNTT trong DH của các nhà trường. Tác giả nghiên cứu đề tài hy vọng góp phần giúp CBQL các trường THPT có được cái nhìn tổng quan về thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT trong DH hiện nay từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học của các nhà trường góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với việc ứng dụng CNTT trong DH ở các nhà trường, thống nhất trong việc hiểu khái niệm giáo án điện tử (GADHTC có ứng dụng CNTT và GADHTC điện tử).

- Chỉ đạo cho các trường sư phạm hoặc các trường có đào tạo chuyên ngành sư phạm, có kế hoạch nâng cao trình độ tin học và khả năng ứng dụng CNTT trong DH cho sinh viên. Coi đây là một trong những tiêu chí quan trọng để xét tốt nghiệp cho sinh viên được đào tạo về chuyên ngành sư phạm.

2.2. Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

- Tiếp tục chỉ đạo Sở GD&ĐT thẩm định và đầu tư xây dựng CSVC cho các nhà trường THPT huyện Ba Vì để từ đó xây dựng bổ sung phòng học ĐTP, tăng cường đầu tư mua sắm TBDH hiện đại cho các nhà trường tạo môi trường thuận lợi cho GV có thể ứng dụng CNTT trong DH đạt hiệu quả cao nhất.

- Chỉ đạo Sở Nội vụ và Sở GD&ĐT có chính sách đãi ngộ thích hợp thu hút nhân tài trong lĩnh vực CNTT làm việc cho ngành giáo dục.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

- Đề ra các chủ trương, có các văn bản chỉ đạo và kế hoạch cụ thể, dài hơi trong việc triển khai các ứng dụng CNTT trong nhà trường. Đưa việc ứng dụng CNTT vào quá trình DH trở thành một yêu cầu bắt buộc và coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các nhà trường.

- Tích cực tham mưu với UBND thành phố Hà Nội trong việc đầu tư CSVC, xây dựng cơ chế chính sách cho việc xã hội hóa giáo dục nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong DH ở trường THPT.

- Chỉ đạo phịng CNTT, phịng THPT Sở GD&ĐT Hà Nội có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về CNTT và ứng dụng CNTT trong DH ở các bộ môn cụ thể.

- Phát động các hội thi có ứng dụng CNTT

- Tạo điều kiện cho CBQL, một số GV cốt cán được đi tham quan thực tế ở những trường trong và ngồi nước đã có nhiều thành cơng trong việc ứng dụng CNTT vào DH.

- Tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc ứng dụng CNTT trong DH của các nhà trường, yêu cầu GV trong các hội thi GV giỏi bắt buộc phải sử dụng CNTT, trong các giờ thanh tra hoạt động sư phạm ít nhất có một nửa số giờ dạy phải dạy bằng ứng dụng CNTT.

2.4. Đối với các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội 2.4.1. Đối với cán bộ quản lý

Mỗi CBQL của các trường cần xác định quản lý là một cơng việc khó, nhất là quản lý việc ứng dụng CNTT trong DH cịn khó khăn hơn. Vì vậy để có thể quản lý thành cơng việc ứng dụng CNTT trong DH, mỗi CBQL cần làm tốt những công việc sau:

- Đảm bảo cơ sở vật chất cho nhà trường để thực hiện tốt các biện pháp mà đề tài này đã xây dựng.

- Tự tìm tịi, nghiên cứu để nâng cao trình độ lý luận cho bản thân về QLGD nói chung và quản lý ứng dụng CNTT trong DH nói riêng.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt các cuộc hội thảo chuyên đề về CNTT, ứng dụng CNTT trong DH, tổ chức các lớp học và bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho GV, tạo điều kiện tốt nhất, khuyến khích GV học tập để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

- Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, công tác phê và tự phê trong nhà trường. Xây dựng nhà trường thành một tổ chức văn hóa, một mơi trường sư phạm tiến bộ, khoa học và hiện đại.

2.4.2. Đối với giáo viên

- Cần nhận thức đúng về vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện ba vì, thành phố hà nội trong giai đoạn hiện nay (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)