1.2.4 .Phương pháp dạy học
2.5.3. Phân tích nguyên nhân tồn tại
Những hạn chế, bất cập của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Để ứng dụng CNTT trong DH có hiệu quả thì việc đầu tư CSVC phải được chú trọng, nếu nhà trường khơng xây dựng được phịng học ĐPT hoặc chỉ xây dựng được ít, khơng mua sắm được các TBDH hiện đại thì không thể ứng dụng CNTT vào DH theo hướng cơng nghệ hóa.
- Việc đầu tư để thiết kế được một GADHTC có ứng dụng CNTT mất rất nhiều thời gian và công sức. Đời sống của GV cịn gặp nhiều khó khăn, nhiều GV cịn chưa tự trang bị được máy tính các nhân để sử dụng.
- Mỗi GV có thể phải dạy nhiều khối lớp nên 1 tuần GV có thể phải soạn rất nhiều giáo án. Ngồi ra GV cịn phải làm rất nhiều loại sổ sách có trong hồ sơ của GV, còn chưa kể đến các loại giáo án dạy tự chọn…
- GV các nhà trường đa số là nữ nằm trong độ tuổi sinh đẻ do vậy không thể tránh được việc các GV phải dạy tăng tiết thay cho GV nữ nghỉ chế độ thai sản, con ốm,... ngồi ra cịn phải dạy thay cho các GV tham gia các đợt tập huấn hay đi học để nâng cao trình độ.
Tất cả những nguyên nhân trên đã có ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Nhìn từ góc độ quản lý, CBQL của các trường THPT trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội chưa thực sự quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong DH, chưa có kế hoạch quản lý cụ thể vấn đề này. Nhiều CBQL chưa tích cực học tập, nghiên cứu tin học để nâng cao trình độ giúp cho cơng tác quản lý. Chưa có chế độ khuyến khích và khai thác tiềm năng CNTT trong đội ngũ GV. Đặc biệt trong các nhà trường công tác quản lý ứng dụng CNTT trong DH chủ yếu do đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn đảm nhiệm. Với độ ngũ GV đông, số lớp học nhiều do vậy tất yếu hiệu quả quản lý sẽ thấp.
Đối với đội ngũ GV của các trường, họ còn lúng túng khi ứng dụng CNTT trong DH, một phần là do trình độ tin học của đội ngũ GV còn hạn chế, nhưng chủ yếu vẫn là do họ chưa có sự tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo, một số GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy theo lối tự phát, chưa thực sự đầu tư vào bài giảng.
Kết luận chƣơng 2
Qua khảo sát, tìm hiểu thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong DH, tác giả nhận thấy ứng dụng CNTT vào quá trình DH trong giai đoạn hiện nay là tất yếu và đang là hướng đi đúng của các trường. Cả đội ngũ CBQL và phần lớn GV của các nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong DH. Cơ sở vật chất cần thiết cho việc ứng dụng CNTT bước đầu đã được đầu tư, việc kết nối Internet nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT vào DH đã được cả ba trường thực hiện. CBQL các nhà trường đã thể hiện được sự cố gắng của mình trong việc tổ chức triển khai ứng dụng CNTT trong DH, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì hiện nay cịn một số tồn tại: Các biện pháp đã bám sát được mục tiêu của ứng dụng CNTT trong DH nhưng hiệu quả chưa cao. Chất lượng đội ngũ CBQL,
GV chưa đồng đều, năng lực quản lý và trình độ tin học cịn hạn chế. Cơ sở vật chất đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhiều GV lạm dụng CNTT dẫn đến mục tiêu của ứng dụng CNTT trong DH chưa được đảm bảo...
Kết quả nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong DH đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận và là căn cứ thực tế để tác giả xây dựng các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong DH ở các trường THPT của huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục nước nhà.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THƠNG TIN TRONG DẠY HỌC GĨP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DẠY HỌC
Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI