Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội luận văn ths giáo dục học 60 14 1 14 (Trang 34)

1.4.1. Quy hoạch và bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn

Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp tồn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Quy hoạch được hiểu theo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hố chiến lược ở mức độ tồn hệ thống, đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu và làm căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch đội ngũ TTCM trường THPT là lập kế hoạch để đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như tương lai về đội ngũ TTCM các trường THCS khi tính đến cả những nhân tố môi trường bên trong và những nhân tố của mơi trường bên ngồi.

Nội dung quy hoạch đội ngũ TTCM trường THCS bao gồm:

Đánh giá thực trạng đội ngũ tổ trưởng, tổ phó CM: Xác định nguồn GV để đưa vào quy hoạch TTCM; Xây dựng quy hoạch tổ trưởng, tổ phó CM.

Hiệu trưởng căn cứ vào nguồn quy hoạch từ GV, đề xuất và nhận xét đánh giá đối với GV được đề xuất, họp bàn trong tập thể lãnh đạo; Xin ý kiến chi uỷ.

Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm TTCM, TPCM; triển khai quyết định, phân công lao động cho người được bổ nhiệm theo cương vị mới, lưu hồ sơ nhân sự và chỉ đạo cán bộ phụ trách cập nhật chương trình quản lý nhân sự.

1.4.2. Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn chuyên môn

Theo lý luận quản lý, kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó.

Để thực hiện chức năng kế hoạch hóa, người quản lý nhà trường chia quá trình thực hiện thành 4 giai đoạn: giai đoạn tiền kế hoạch (giai đoạn xác định mục tiêu), giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn triển khai thực hiện kế hoạch, giai đoạn kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

Sản phẩm của giai đoạn tiền kế hoạch là hệ thống các mục tiêu quản lý của mỗi đơn vị, tổ chức; sản phẩm của giai đoạn lập kế hoạch là hệ thống các bản kế hoạch như: Kế hoạch chiến lược (tương ứng với loại kế hoạch dài hạn từ 3 năm đến 5 năm); Quy hoạch (kế hoạch gắn với một nội dung hoạt động, trên một địa bàn và trong một thời gian cụ thể); Kế hoạch hành động (các loại kế hoạch năm học hay kế hoạch học kỳ, kế hoạch tháng …)

Đối với kế hoạch hoạt động của TCM là các kế hoạch hành động. Các kế hoạch hành động của TCM là các kế hoạch ngắn hạn như kế hoạch năm học của TCM, kế hoạch thực hiện cho một nhiệm vụ hay công việc cụ thể.

1.4.3. Quản lý hoạt động dạy học

Trong nhà trường, hoạt động DH là hoạt động cơ bản, đặc trưng nhất của trường học, mặt khác, để cho công tác quản lý nhà trường đạt hiệu quả mong muốn, người Hiệu trưởng cần phải có các điều kiện về nguồn lực: nhân lực, vật lực, tài lực, trong đó, đội ngũ GV là nguồn lực quan trọng nhất, mang tính quyết định trong việc thực hiện mục tiêu GD.

Để quản lý hoạt động DH trong nhà trường, người HT cần tập trung vào hai việc: (1)Nâng cao nhận thức về bản chất của hoạt động DH, (2) Quản lý hoạt động DH.

Việc đầu tiên của người Hiệu trưởng là phải làm cho bản thân và tập thể sư phạm trong nhà trường hiểu rõ bản chất của hoạt động DH, thực chất là

người Hiệu trưởng và tập thể GV phải đổi mới quan niệm về DH.

Để làm chuyển biến nhận thức về bản chất của DH trong GV, người Hiêụ trưởng khơng thể nói sng, mà phải tổ chức để GV được nghe, được bàn bạc, thảo luận trên cơ sở được trang bị những tri thức cập nhật về thành tựu khoa học giáo dục hiện đại. Khi đó nhận thức trong GV khơng cịn là sự áp đặt từ trên xuống. Đối với họ, việc thay đổi quan niệm DH là đòi hỏi tất yếu, khách quan và hơn thế nữa còn là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của chính họ.[23, tr. 433]

(2) Quản lý dạy học trong nhà trường

Để triển khai được kế hoạch của tổ trong năm học đi vào thực tế thì người quản lý phải phân công, phân nhiệm cho các thành viên một cách hợp lý tạo được sự tương tác giữa các thành viên làm nên sự đồng thuận cùng nhau chia sẻ nội dung cơng việc của tổ. Để làm được điều đó Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo TCM thực hiện những vấn đề sau:

- Quản lý sự thống nhất mục tiêu kiến thức cơ bản của từng chương, tiết bài dạy: Để đảm bảo chất lượng DH, Hiệu trưởng phải quản lý chỉ đạo sát

sao việc thống nhất mục tiêu của chương, của từng bài dạy. Qua việc thống nhất mục tiêu đó các thành viên trong nhóm nắm được các trọng tâm bài dạy cần đạt và tránh được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt của tiết dạy. Điều này rất có ích đối với GV trẻ, GV cịn chưa vững về CM. Thơng qua việc thống nhất các thành viên trong tổ sẽ có điều kiện để trao đổi, hiểu nhau và tạo đồng thuận thống nhất trong tổ.

- Quản lý việc dự giờ, hội giảng, thao giảng của TCM: Việc dự giờ,

thăm lớp, tham gia các giờ hội giảng, thao giảng là các tiết dạy thể nghiệm, rất cần thiết để GV nâng cao phương pháp giảng dạy, học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải quản lý việc góp ý, xây dựng bài dạy về mục tiêu, phương pháp, nội dung kiến thức cần đạt trước giờ dạy.

Các giờ dạy đó là các tiết dạy thể hiện ý tưởng của cả TCM, qua đó các cá nhân nhân rút kinh nghiệm phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế trong các giờ dạy tiếp theo.

- Quản lý chỉ đạo bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên: Để nâng cao

chất lượng đội ngũ, người quản lý phải quản lý chỉ đạo các TCM quản lý bồi dưỡng các chuyên đề tự học của GV. Các thành viên hằng năm tự chọn một số chuyên đề tự bồi dưỡng và đăng ký với tổ từ đầu năm học. Việc lựa chọn các chủ đề nâng cao là một biện pháp nhằm nâng cao, sâu kiến thức cho GV. Việc này phải được thực hiện thường xuyên, được TCM góp ý và có đánh giá việc thực hiện vào cuối năm học.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên: Hiêụ trưởng phải quản lý giờ lên

lớp của GV và có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lượng giờ dạy.

+ Phải xây dựng nền nếp lên lớp của GV và có tác động tích cực để nâng cao chất lượng DH. Thực hiện nghiêm túc quy chế CM.

+ Quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra, sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm sốt các giờ lên lớp, duy trì nền nếp DH.

- Quản lý hồ sơ chuên môn của giáo viên: Quản lý hồ sơ CM là một

trong những nhiệm vụ quan trọng của TCM. Hồ sơ CM của GV là cơ sở pháp lý để đánh giá thực hiện nền nếp CM, việc chuẩn bị, đầu tư cho bài giảng. Hiêụ trưởng cần xây dựng những yêu cầu cụ thể về hồ sơ CM cùng với Ban kiểm tra nội bộ và TCM thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong hoạt động DH.

1.4.4. Quản lý hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của GV thông qua tổ chuyên môn tổ chuyên môn

Hoạt động đổi mới PPDH của bộ mơn góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Để hoạt động quản lý chỉ đạo hoạt động này có hiệu quả trước hết Hiệu trưởng phải là người có am hiểu lý luận DH, có hiểu biết sâu sắc về đặc trưng và phương pháp của từng mơn học. Bên cạnh đó Hiêụ

trưởng phải biết dựa vào đội ngũ GV cốt cán của các tổ nhóm bộ mơn và phát huy tối đa đội ngũ này. Đây là đội ngũ tiên phong trong nhà trường và có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng của việc đổi mới PPDH. Để quản lý hoạt động đổi mới PPDH của TCM, Hiệu trưởng cần thực hiện quản lý chỉ đạo

sau:

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động DH - GD, đánh giá trong quá trình DH - GD và đánh giá kết quả GD.

- Tổ chức hướng dẫn GV chủ động thiết kế bài giảng linh hoạt, khoa học, sắp xếp hợp lý các hoạt động của GV và HS; phối hợp tốt giữa làm việc cá nhân và theo nhóm.

- Quản lý việc xây dựng hệ thống câu hỏi hợp lý, phù hợp với các đối tượng giúp HS vận dụng sáng tạo kiến thức đã học, khắc phục việc ghi nhớ máy móc, khơng nắm vững bản chất.

- Quản lý hoạt động dự giờ thăm lớp, quan tâm bồi dưỡng GV mới; bồi dưỡng GV kiến thức, kỹ năng về đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá.

- Chỉ đạo các TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong các tiết hội giảng.

- Đặt ra yêu cầu đối với mọi GV cần hướng dẫn HS rèn luyện phương pháp và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.

- Tổ chức thao giảng, hội giảng cấp cơ sở; tham gia sinh hoạt cụm CM một cách hiệu quả, khơng hình thức. Những vấn đề nêu ra trong sinh hoạt cụm là vấn đề thiết thực, gắn liền với công tác giảng dạy của các trường trong cụm.

1.4.5. Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn

Đối với sinh hoạt của TCM một trong những nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao chất lượng DH. Sinh hoạt của TCM có tốt thì chất lượng giảng dạy trên lớp của các cá nhân trong tổ mới được nâng lên. Để thực hiện nâng cao chất lượng sinh hoạt của TCM thì Hiệu trưởng cần tập trung vào việc quản lý chỉ đạo việc thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

* Quản lý, điều hành trực tiếp đội ngũ giáo viên

Quản lý, điều hành trực tiếp đội ngũ GV (tổ viên) của tổ là nhiệm vụ của TCM. Các hoạt động quản lý, điều hành GV trong tổ là:

- Quản lý thực hiện ngày công, giờ cơng;

- Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch DH, kế hoạch GD; - Quản lý học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để nâng cao chất lượng giảng dạy;

- Quản lý chất lượng DH và kết quả của các lớp được phân công giảng dạy.

* Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TCM và hồ sơ CM

Yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng DH là trình độ CM và năng lực sư phạm của GV. Để làm được điều đó việc quản lý của Hiệu trưởng chú trọng khâu xây dựng kế hoạch của TCM. Kế hoạch của TCM phải bám sát vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên; kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường; định hướng năm học của nhà trường; tình hình thực tế của tổ bộ môn, điểm mạnh, điểm yếu của TCM … Kế hoạch TCM là sự cụ thể hóa các hoạt động của TCM trong năm học, như chỉ tiêu phấn đấu, chất lượng giảng dạy, chất lượng GD, nâng cao chất lượng đội ngũ …và các giải pháp thực hiện để hiện thực hóa các mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng phải quản lý việc phân công giảng dạy của tổ bộ môn, việc phân công nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ, có những điều chỉnh hợp lý phù hợp với năng lực của từng người, đảm bảo phát huy hết tiềm năng, năng lực của từng cá nhân.

- Bên cạch đó Hiêụ trưởng quản lý việc xây dựng hệ thống hồ sơ, biểu mẫu theo dõi việc thực hiện các công việc theo định kì, xây dựng hệ thống

giám sát đến GV; thực hiện kiểm tra thường xuyên, liên tục, đối chiếu những công việc đã thực hiện với kế hoạch đặt ra để nắm bắt công việc; đảm bảo kê hoạch cụ thể, chi tiết, rõ ràng để Hiệu trưởng có thể nắm bắt thơng tin kịp thời nhất và có những điều chỉnh kịp thời.

* Quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD của TCM

Để đảm bảo chất lượng DH, Hiệu trưởng phải chỉ đạo sát sao các TCM chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch GD thơng qua việc đối chiếu, rà sốt nội dung giữa các mơn học để điều chỉnh nội dung DH theo hướng tích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Hướng dẫn TCM xây dựng kế hoạch DH, phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian 37 tuần thực học, trong đó: học kỳ I: 19 tuần, học kỳ II: 18 tuần, phù hợp với điều kiện của địa phương và của nhà trường trên cơ sở đảm bảo thời gian kết thúc học kì I, kết thúc năm học thống nhất trong cả nước, có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ơn tập, thí nghiệm, thực hành và kiểm tra định kì.

* Quản lý cơng tác sinh hoạt chuyên đề bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, kém

Nhiệm vụ bồi dưỡng HSG và phụ đạo HS yếu, kém là hai nhiệm vụ song song của TCM. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, phân loại HS, tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của HS dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; TCM xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG; lựa chọn các GV có năng lực tham gia ơn luyện; thảo luận các nội dung ôn luyện. Đối với HS yếu, kém tổ trưởng CM chỉ đạo GV chủ động xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung phụ đạo cho HS.

Các kế hoạch, nội dung bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu, kém sau khi TCM thảo luận thống nhất trình cho Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện.

* Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên đề đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá

PPDH và kiểm tra, đánh giá là hai hoạt động có mối quan hệ khăng khí với nhau. Đổi mới PPDH tạo điều kiện để đổi mới kiểm tra, đánh giá. Đổi mới kiểm tra, đánh giá có tác động thúc đẩy đối với PPDH. Việc đổi mới PPDH không thể thành công nếu không đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá. Đổi mới đồng bộ PPDH, kiểm tra đánh giá theo hướng khoa học, hiện đại, tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động DH - GD, đánh giá trong quá trình DH - GD và đánh giá kết quả GD. Bởi vậy, Hiệu trưởng cần quản lý chỉ đạo TCM họp thảo luận xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về đổi mới phương pháp gắn với đặc trưng các bộ môn, gắn nội dung thực hiện đổi mới PPDH vào việc dự giờ, thanh tra, kiểm tra GV đặc biệt là trong các tiết hội giảng.

- Quản lý chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma trận đề kiểm tra cho mỗi chương và cả chương trình mơn học; tăng cường ra câu hỏi kiểm tra để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, động viên sự cố gắng tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

* Quản lý hoạt động sinh hoạt nghiên cứu khoa học của GV và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội luận văn ths giáo dục học 60 14 1 14 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)