Quá trình phát triển trường trung học cơ sở Vân Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội luận văn ths giáo dục học 60 14 1 14 (Trang 49 - 53)

2.2.1. Quá trình hình thành trường

Trường THCS Vân Hà, đóng trên địa bàn thơn Thiết Bình – xã Vân Hà – huyện Đông Anh – TP Hà Nội được thành lập từ năm 1964. Từ một ngôi trường với 8 lớp học được tách ra từ trường cấp I & II Vân Hà với điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn.

Năm 2005, được sự quan tâm của UBND huyện Đông Anh và của Sở GD&ĐT Hà Nội, nhà trường được đầu tư xây dựng một ngôi trường mới trên diện tích 11.446m2 với hai dãy nhà 3 tầng có 18 phịng học, các phịng học bộ mơn, một khu nhà hành chính 3 tầng và 1 khu nhà thể chất.

Ngày 24 tháng 3 năm 2011, trường THCS Vân Hà chính thức được cơng nhận đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I

2.2.2. Cơ sở vật chất của trường

Nhà trường được xây dựng trên diện tích 11.446m2, chủ đầu tư là Sở GD&ĐT Hà Nội. Trường được phân chia thành các khu sau:

- Khu học tập hai dãy nhà 3 tầng gồm:

+ Phịng học: 18; phịng máy tính 01; phịng thí nghiệm thực hành mơn Hóa: 01, phịng thí nghiệm thực hành mơn Vật lí: 01, phịng thí nghiệm thực hành mơn Sinh học: 01; Phịng thư viện: 01; 02 phòng máy chiếu phục vụ cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin; Phịng họp chung: 01 với sức chứa 100 người.

- Một Nhà đa năng (Có sức chứa 700 người) thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tập thể của nhà trường.

+ Phòng làm việc của Hiệu trưởng: 01; phịng làm việc Phó hiệu trưởng: 01; phòng chờ giáo viên: 01; phòng họp: 01; phòng kế tốn: 01, phịng Cơng đồn: 01; Phịng Đồn thanh niên: 01; phịng Văn thư: 01

Với sự quan tâm đầu tư của cấp trên, nhà trường có đủ các phòng học, phòng học bộ mơn, các phịng làm việc của cán bộ quản lý và các phòng phục vụ cho cơng tác hành chính, điều hành của nhà trường. Đây là điều kiện thuận lợi để nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Tuy có đủ các phịng học và các thiết bị dạy học phục vụ cho công tác dạy học, hiện nay nhà trường còn thiếu các máy tính cho các tổ chức trong nhà trường: Tổ chuyên mơn, Cơng đồn, Đồn thanh niên. Nhà trường còn thiếu các phòng sinh hoạt của các TCM. Việc sinh hoạt CM của các tổ cịn

gặp nhiều khó khăn, chủ yếu ở các lớp học.

2.2.3. Các thành tích phát triển giáo dục của nhà trường

Trong những năm học vừa qua, trường THCS Vân Hà đã đạt được một số thành tích nhất định và bước đầu khẳng định được chất lượng GD so với các trường THCS khác trong tồn huyện Đơng Anh.

* Về chất lượng 2 mặt giáo dục

Bảng 2.1: Kết quả xếp loại hai mặt GD từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 Xếp loại Năm học 2011-2012 Năm học 2012-2013 Năm học 2013-2014 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Hạnh kiểm Tốt 423 75.67 447 78.28 493 81.49 Khá 100 17.89 99 17.34 106 17.52

TB 33 5.90 21 3.68 6 0.99 Y 3 0.54 4 0.70 0 0 Tổng 559 100 571 100 605 100 Học lực Giỏi 136 24.33 174 30.47 201 33.22 Khá 189 33.81 190 33.27 186 30.74 TB 190 33.99 152 26.63 171 28.27 Y-K 44 7.87 55 9.63 47 7.77 Tổng 559 100 571 100 605 100

(Nguồn: Trường THCS Vân Hà)

Qua bảng kết quả xếp loại hai mặt GD của nhà trường trong 3 năm gần đây ta thấy về kết quả rèn luyện đạo đức và học tập của học sinh có xu hướng tích cực. Tỉ lệ HS có hạnh kiểm TB giảm dần, tỉ lệ HS hạnh kiểm khá, tốt tăng theo từng năm.

Về học lực tỉ lệ HS khá, giỏi tăng dần theo từng năm, trong đó tỉ lệ HSG tăng mạnh nhất từ 24.33% năm học 2011 - 2012 lên 33.22 % trong năm học 2013 - 2014. Tỉ lệ HS xếp loại học lực yếu cũng chưa có sự ổn định qua từng năm học. * Về chất lượng HSG cấp Huyện Bảng 2.2: Thành tích thi HSG cấp Huyện - cấp Thành phố từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2013 - 2014 Kết quả Năm học 2010 – 2011 Năm học 2011 - 2012 Năm học 2012 - 2013 Tổng số HS dự thi 20 20 21 Đạt Nhất môn 0 0 01 TP(KTNN)

giải Nhì

mơn 01 – Mơn Lịch sử 01- Sinh học 02- Môn Văn Ba

môn 02- Môn Sinh học 02- Môn Địa 01- Môn Địa KK môn 01 - Mơn Tốn 02 - Môn Văn 01 – MơnTốn 01 - Môn GDCD 05 Tổng số 06 05 09

(Nguồn: Trường THCS Vân Hà)

Tỉ lệ HS đạt giải của nhà trường thuộc nhóm các trường ở nhóm dưới của huyện. Chất lượng cũng được chưa được khả quan. Số lượng giải và chất lượng giải cao tập trung vào 2 môn Văn, Lịch sử; GDCD; Sinh học là chủ yếu. Mơn Tốn chưa có sự bứt phá. Các mơn cịn lại có giải nhưng chất lượng giải không cao, chủ yếu là giải ba; giải khuyến khích. Các mơn chưa có sự ổn định về số lượng cũng như chất lượng giải.

* Kết quả tốt nghiệp THCS - Thi vào THPT

Bảng 2.3: Kết quả tốt nghiệp của trường và của Huyện Đông Anh

Năm học Số lượng Tỷ lệ (%) Tỉ lệ TN chung

của huyện (%)

2011 - 2012 127 98.44 98.67

2012 - 2013 110 99.09 99.10

2013 - 2014 112 100 99.23

(Nguồn: Trường THCS Vân Hà;Phòng GD và ĐT Đông Anh) Bảng 2.4: Kết quả thi vào THPT các năm

Năm học Số lượng Tỷ lệ (%)

Tỉ lệ thi đỗ chung của huyện

(%)

2012 - 2013 42 66.25

2013 - 2014 45 68.12

(Nguồn: Trường THCS Vân Hà;Phịng GD và ĐT Đơng Anh)

Qua thống kê kết quả tốt nghiệp THCS và bảng kết quả thi vào THPT ta thấy: kết quả tốt nghiệp của nhà trường năm học sau cao hơn năm học trước, đặc biệt là sự tiến bộ về tỉ lệ tốt nghiệp đạt loại Khá, Giỏi có sự chuyển biến rõ. Tỉ lệ thi đậu vào các trường THPT công lập cũng khả quan hơn.

Tuy vậy, có thể thấy chất lượng GD nhà trường so với tồn huyện cịn chưa cao. Đặc biệt là chất lượng mũi nhọn. Nguyên nhân chủ yếu là do địa phương có nghề thủ cơng mỹ nghệ và buôn bán đồ gỗ rất phát triển, CMHS và học sinh chưa quan tâm thực sự đến việc học của con em, đội ngũ GV nhà trường chưa có phương pháp dạy học hiệu quả dẫn đến chất lượng các giờ dạy chưa thật tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở vân hà đông anh hà nội luận văn ths giáo dục học 60 14 1 14 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)