Quy trình tổ chức dạy học chủ đề trong dạy họclịch sử ở trường Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 30)

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.5. Quy trình tổ chức dạy học chủ đề trong dạy họclịch sử ở trường Trung học

phổ thơng

Trên cơ sở tìm hiểu về lý thuyết dạy học chủ đề, đề tài đề xuất quy trình tổ chức dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thông như sau:

Bước 1: Mục tiêu của chủ đề

Với mỗi chủ đề, việc xác định mục tiêu của chủ đề không chỉ giúp giáo viên có

định hướng rõ ràng, nhất quán trong suốt quy trình thực hiện mà cịn là cơ sở để đánh

giá cải tiến sau mỗi tiết dạy, cần gắn mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực của chủ đề với việc thúc đẩy sự phát triển tư duy, nhận thức của học sinh.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Kế hoạch thực hiện chủ đề thể hiện mục tiêu/ kết quả giáo viên thiết kế cho bài dạy (phần này thể hiện tính sáng tạo của giáo viên, đưa ra những mục tiêu về kiến

thức, kĩ năng, năng lực, thái độ học sinh cần đạt được dựa trên khung chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Qua phần này, người đọc biết được ý tưởng, nhiệm vụ cụ thể của các nhóm học sinh và kiến thức cơ bản của bài dạy là gì?.

Ngồi ra, giáo viên cịn phải xác định các bước tiến hành bài dạy (giáo viên liệt kê tất cả các công việc cần thực hiện trước khi bắt đầu, trong và sau quá trình thực hiện bài dạy. Nội dung này, giúp giáo viên hệ thống công việc, chuẩn bị chu đáo cho bài dạy); dự kiến thời gian cần thiết để thực hiện chủ đề; các trang thiết bị dạy học và tài liệu cần sử dụng phục vụ cho bài học; hình thức đánh giá học sinh;……Từ đó, giúp học sinh định hướng được những việc cần làm, nhằm hướng đến việc đạt được các mục tiêu dạy học đã đề ra của chủ đề.

Bước 3: Tổ chức dạy học chủ đề

Ở bước này, người học giải quyết các nhiệm vụ học tập theo yêu cầu giáo viên đã đề ra trong môn học. Bên cạnh đó, người học cịn trực tiếp tham gia vào thực hiện

các hoạt động thực tiễn cuộc sống cùng với các hoạt động lí thuyết và thực hành ở trên lớp, tất cả những hoạt động này xen kẽ và tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong suốt quá trình học tập của học sinh.

Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

Sau một thời gian nhất định thực hiện dự án, kết quả cuối cùng sau khi thực hiện chủ đề mà học sinh phải hoàn thành được nộp lại cho giáo viên. Sản phẩm của chủ đề có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bản tin, báo, áp

phích, thu hoạch, báo cáo… và có thể được trình bày trên Powerpoint hoặc thiết kế thành trang Web….

Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm

Giáo viên và học sinh là những người trực tiếp tham gia vào việc đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh nghiệm đạt được. Học sinh sẽ được đánh

giá theo những bài tập và các hoạt động tuân theo các tiêu chí, cơng cụ đánh giá do giáo viên xây dựng. Các công cụ đánh giá này đều đưa ra các điểm xét duyệt theo nội dung, theo nội dung kiến thức, sự thể hiện và cấu trúc tổ chức.

Với những dạng chủ đề khác nhau, có thể xây dựng quy trình tổ chức dạy học chủ đề chi tiết riêng cho phù hợp với nhiệm vụ chủ đề. Từ đó, có thể tóm tắt lại các

bước tổ chức dạy học chủ đề qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1. Quy trình tiến hành tổ chức dạy học chủ đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 28 - 30)