Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 30)

Căn cứ vào thực tiễn và kế hoạch đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục hiện nay, có thể khẳng định dạy học chủ đề sẽ còn tiếp tục được nghiên cứu và áp dụng trên diện rộng để hướng đến việc dạy học dựa trên sự phát triển các yếu tố tích cực, chủ động trong từng cá nhân để có được phương pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả.

Vậy trên thực tế, dạy học chủ đề đã được vận dụng như thế nào trong dạy học nói chung, trong mơn lịch sử nói riêng ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình?

1.2.1. Đặc điểm của trường Trung học phổ thơng Bình Minh

Trường THPT Bình Minh ở địa chỉ khối 6, thị trấn Bình Minh của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trường được thành lập năm 1994 theo quyết định số 771/QĐ- UB ngày 26 tháng 10 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trường cũng có đặc điểm và được giao thực hiện các nhiệm vụ tương đồng với các trường thổ

thông trong địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:

Thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo trung học phổ thông theo quy định của Nhà nước, thực hiện các nội dung và hình thức cùng với các phương pháp giáo dục,

Bước 1: Mục tiêu chủ đề Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề

Bước 3: Tổ chức dạy học chủ

đề

Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm của học

sinh

Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm

Đào tạo quy định. Quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực, vật lực của Nhà nước và

nhân dân giao cho để nâng cao chất lượng giáo dục. Chịu sự quản lí trực tiếp của Sở giáo dục và Đào tạo Ninh Bình theo sự phân cấp hiện hành.

Đội ngũ giáo viên và học sinh đa phần là người ở trong tỉnh Ninh Bình.

Về chương trình đào tạo: Đào tạo theo chương trình cơ bản gồm các bộ mơn tương đương với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngồi ra, học sinh cịn được học thêm các mơn Tốn học, Vật lí, Hố học, Sinh học, Tiếng Anh nâng cao.

Học sinh sẽ được học thêm các buổi ngoại khoá và các hoạt động như các chương trình tài năng nghệ thuật và thể thao, các chương trình giáo dục giới tính và chăm sóc bản thân, tham gia các câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá, giao lưu, trại hè nhằm tạo ra những sân chơi bổ ích, tăng cường giao tiếp và định hình đa phong cách làm việc cho mỗi cá nhân, nhằm thúc đẩy hoạt động học tập hiệu quả.

Về cơ sở vật chất: Trường được xây dựng với tổng diện tích khoảng 4 hecta,

nằm trên địa bàn thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Trường được thiết kế với 3 dãy nhà: 1 dãy bao gồm các phịng: hiệu trưởng, hiệu phó, văn phịng, các tổ chun mơn, 2 dãy dùng cho hoạt động học tập và cho hoạt động thực nghiệm, thư viện, thực hành. Ngồi ra, trường cịn có nhà bảo vệ, phịng tập đa năng, xung quanh trường có nhiều cây xanh và sân tập bóng chuyền, bóng rổ, bóng đá.

Trường Trung học phổ thơng Bình Minh là một môi trường học tập khá đầy đủ với hệ thống phòng học, phòng thực hành (phòng tin học; phòng tập thể thao đa năng; phòng thực hành các bộ mơn Hố học, Sinh học, Vật lí) được trang bị khá là đầy đủ với các trang thiết bị hiện đại.

Về đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên có phong cách làm việc chuẩn sư phạm

và phù hợp với định hướng phát triển của nhà trường. Trong những năm qua, q

trình tuyển dụng giáo viên ln được thực hiện một cách bài bản, chặt chẽ nhằm tuyển dụng những giáo viên phù hợp nhất và đúng chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục-

Đào tạo.

1.2.2. Mục đích, nội dung và đối tượng khảo sát

Để có được những số liệu tin cậy, phản ánh khách quan thực trạng dạy học chủ đề

trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng Bình Minh, việc khảo sát cần được tiến hành một cách khoa học. Trên cơ sở những thông tin thu thập được từ việc phát

phiếu khảo sát giáo viên và phiếu điều tra học sinh, tác giả tiến hành xử lý số liệu. Từ đó, có được những dữ liệu cụ thể để tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt

Nam” (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường Trung học phổ thơng Bình

Minh- tỉnh Ninh Bình.

* Đối với Giáo viên:

Tương tự như các trường Trung học phổ thông khác trên địa bàn huyện Kim Sơn- tỉnh Ninh Bình, trường Trung học phổ thơng Bình Minh có số lượng học sinh khiêm tốn hơn rất nhiều so với các trường Trung học phổ thông công lập khác. Tỉ lệ thuận với điều này nên số lượng giáo viên dạy môn Lịch sử của trường là 4 giáo viên và có trách nhiệm giảng dạy Lịch sử cho cả 3 khối lớp 10, 11, 12.

Chúng tôi quyết định phát phiếu khảo sát (Phụ lục 1) để lấy thông tin giáo viên mơn Lịch sử nhằm tìm hiểu quan niệm của các Thầy/Cô về dạy học chủ đề cũng như thực tế việc triển khai vận dụng dạy học chủ đề. Trên cơ sở đó, người viết có thể đánh giá bước đầu thuận lợi cũng như khó khăn của giáo viên khi triển khai vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử ở trường Trung học phổ thông.

Nội dung của phiếu khảo sát tập trung vào các vấn đề nổi bật như sau:

Quan niệm của giáo viên về dạy học chủ đề và sự cần thiết của việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng. Cách thức và những hình thức của giáo viên trong việc vận dụng dạy học chủ đề vào môn học Lịch sử. Nhận định của giáo viên về mức độ hứng thú của học sinh khi triển khai vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử.

Thuận lợi và khó khăn cũng như mong muốn của giáo viên khi vận dụng dạy học chủ đề trong môn học lịch sử. Đề xuất của giáo viên trong quá trình vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.

*Đối với học sinh:

Phiếu điều tra học sinh (Phụ lục 2) sẽ được tiến hành khảo sát ngẫu nhiên trên một số học sinh của cả 9 lớp khối 12 ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình. Nội dung của phiếu điều tra học sinh gồm các vấn đề chính như sau:

Sự cần thiết của việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng. Cách thức và hình thức của giáo viên trong việc vận dụng dạy học chủ đề vào dạy học lịch sử. Nhận định của học sinh về mức độ hứng thú khi giáo

viên vận dụng dạy học chủ đề trong môn lịch sử.

Thuận lợi và khó khăn cũng như mong muốn của học sinh khi vận dụng dạy học chủ đề trong môn học Lịch sử. Đề xuất của người học trong quá trình vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử.

1.2.3. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình được tổng hợp dựa trên 2 nguồn, đó là: kết quả

khảo sát giáo viên và điều tra học sinh trường Trung học phổ thơng Bình Minh- tỉnh Ninh Bình.

1.2.3.1. Đối với Giáo viên

Việc phát phiếu khảo sát đối với giáo viên bộ môn Lịch sử trường THPT Bình Minh được tiến hành vào chiều thứ 2 ngày 27 tháng 08 năm 2019. Với sự hợp tác và giúp đỡ của các giáo viên đã tạo điều kiện rất lớn đối với người viết trong quá trình thu thập thông tin về thực trạng vận dụng dạy học chủ đề tại trường phổ thơng Bình Minh. Kết quả khảo sát đã được người viết tổng hợp như sau:

Trường THPT Bình Minh vốn là trường có đội ngũ giáo viên dạy môn lịch sử tương đối nhiều kinh nghiệm và ln đổi mới phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc giảng dạy trong công tác giáo dục. Bởi vậy, khi

được hỏi về có biết đến dạy học chủ đề và hiểu như thế nào về dạy học chủ đề, thì

cả 4 giáo viên đều có chung một câu trả lời là có (100%) và cơ bản cả 4 thầy cô

đều hiểu khá đúng về dạy học chủ đề đó là phương pháp tìm tịi những khái niệm, đơn vị kiến thức, nội dung bài học có sự tương đồng lẫn nhau về mặt lí luận và

thực tiễn làm thành nội dung học trong một chủ đề, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt

động tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Điều đó cho thấy, giáo viên đã

thấy rõ được vai trò quan trọng của dạy học chủ đề trong việc đổi mới phương

pháp dạy học.

Khi được hỏi về việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học Lịch sử có cần thiết khơng, thì có 3 giáo viên đều cho rằng việc vận dụng dạy học chủ đề trong

dạy học lịch sử là có cần thiết (75%) và 1 giáo viên cho là rất cần thiết (25%) nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử tại trường phổ thông.

Từ việc coi trọng vai trò của dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử như vậy, nên khi được hỏi về hình thức và cách thức vận dụng dạy học chủ đề trong dạy

học Lịch sử, thì có 3 giáo viên đều đã và đang vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử với các giờ học lịch sử được diễn ra dưới hình thức chính là dạy học trên lớp (75%) và có 1 giáo viên thỉnh thoảng có vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử thơng qua hình thức là dạy học trên lớp và hoạt động ngoại khoá (25%).

Bảng 1.1. Cách thức giáo viên vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử

Phương án Tỉ lệ %

Vấn đáp 0%

Xử lí tình huống 0%

Hoạt động nhóm 50%

Đóng vai 25%

Học tập qua trải nghiệm 0%

Tổ chức trò chơi 0%

Tranh luận 25%

Làm các phiếu học tập 0%

Bên cạnh đó, khi được hỏi về các cách thức vận dụng dạy học chủ đề trong bài dạy, ta nhận thấy giáo viên chủ yếu sử dụng các cách thức như: đóng vai (50%), tranh luận (25%), đóng vai (25%) đều là những là cách thức dạy học gắn liền với hình thức là dạy học trên lớp nhằm góp phần làm tăng tính tích cực, chủ động,

sáng tạo, đồng thời tăng hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy, 75% giáo viên

cảm thấy rằng học sinh rất hứng thú, sáng tạo với việc giáo viên vận dụng dạy học chủ đề trong giờ học lịch sử. 25% 75% 0% Rất cần thiết Có cần thiết Không cần thiết

Biểu đồ 1.2. Mức độ hứng thú của HS khi học chủ đề lịch sử

Việc vận dụng dạy học chủ đề vào dạy học lịch sử, không chỉ tạo hứng thú học tập cho học sinh mà còn phát triển năng lực và tư duy của học sinh, các em sẽ năng động và tích cực hơn trong các giờ học.

Bên cạnh đó, khi giáo viên vận dụng dạy chủ đề vào các tiết dạy không chỉ giúp bản thân giáo viên áp dụng linh hoạt hơn các phương pháp và kĩ thuật dạy học mà còn tạo thêm hứng thú học tập cho học sinh, học sinh tích cực hơn trong giờ họclịch sử và việc tiếp nhận kiến thức hiệu quả ngay trên lớp.

Bảng 1.2. Thuận lợi của GV khi vận dụng dạy học chủ đề

Phương án Tỉ lệ %

Lựa chọn được phương pháp dạy phù hợp nhất với học sinh 0%

Áp dụng linh hoạt hơn các phương pháp dạy học và các kĩ thuật

dạy học 50%

Tạo ra hứng thú học tập lịch sử cho học sinh 25%

Học sinh năng động, tích cực hơn trong giờ học lịch sử 25%

Nội dung bài dạy phong phú, đa dạng 0%

Học sinh tiếp thu và ghi nhớ tốt kiến thức bài học 0%

Tuy nhiên, khi được hỏi về khó khăn khi giáo viên vận dụng dạy học chủ đề

trong dạy học lịch sử thì cả 4 giáo viên đều có cùng một câu trả lời đó là: phải đầu tư mất rất nhiều thời gian, tâm sức cho bài dạy (50%) và đơi khi cịn khơng đủ thời gian cho bài dạy (25%) và khó khăn trong việc đi tìm được các tài liệu dạy học liên quan đến dạy học chủ đề (25%).

25% 75% 0% Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú

Bảng 1.3. Khó khăn của GV khi vận dụng dạy học chủ đề

Phương án Tỉ lệ %

Phải đầu tư mất rất nhiều thời gian, tâm sức cho bài dạy 50

Không đủ thời gian cho bài dạy 25

Khó tìm được tài liệu dạy học liên quan đến dạy học chủ đề 25 Học sinh khó tiếp thu nội dung bài dạy hoặc có tiếp thu cũng

chưa mang lại hiệu quả 0

Nội dung bài dạy khi áp dụng thực tế vào các mơn học cịn

khó thực hiện 0

Học sinh khó vận dụng các thao tác tư duy trong giờ học 0

Tổng 100,0

Bên cạnh đó, việc vận dụng dạy học chủ đề cũng có những yêu cầu nhất định và điều kiện vật chất, tài chính,... cũng đặt ra một số khó khăn cho quá trình

thực hiện như: trong quá trình thực hiện việc dạy học chủ đề, giáo viên thường xuyên phải theo dõi các hoạt động của các nhóm học sinh do đó sẽ gặp khó khăn khi giáo viên phải dạy nhiều lớp và phải chịu áp lực khi phải thực hiện đúng tiến

độ của chương trình và cịn phải có năng lực tổ chức, quản lí học sinh, công việc

của giáo viên sẽ tăng thêm về thời gian và phức tạp về nhiệm vụ.

Thêm nữa, những học sinh thụ động, khơng thích làm việc nhóm hoặc chưa có kĩ năng cần thiết trong việc sử dụng máy tính, internet, về khai thác các nguồn thơng tin sẽ rất khó khăn khi học tập theo hình thức vận dụng dạy học chủ đề. Vì vậy việc giáo viên vận dụng dạy học chủ đề như thế nào cho thật hiệu quả và chất lượng cũng là một khó khăn lớn đối với những điều kiện hiện có.

Cuối cùng, khi được hỏi về mong muốn cũng như một số góp ý (đề xuất) của thầy/cơ khi vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử, thì các giáo viên đều đưa ra các ý kiến tương tự nhau, đó là: để nâng cao tính khả thi và hiệu quả dạy học khi vận dụng dạy học theo chủ đề thì cần có thêm những buổi tập huấn để giới thiệu, trao

đổi sâu sắc hơn về lí thuyết liên quan đến dạy học chủ đề và để nâng cao nhận thức

của giáo viên; thực hiện định kì các tiết dạy có vận dụng dạy học chủ đề để các giáo viên trong tổ bộ mơn đánh giá; cần thiết phải có một công cụ để đo lường và đánh giá sự chuyển biến của học sinh thơng qua các tiết học có vận dụng dạy học chủ đề.

Kết quả khảo sát của người viết đối với giáo viên lịch sử ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình là những thơng tin quan trọng để đánh giá một phần thực trạng vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường THPT Bình Minh. Theo đó, có thể nhận định bước đầu là: giáo viên lịch sử ở trường THPT Bình Minh đã có những hiểu biết và nhận thức khách quan trong việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử.

Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau nên bản thân các giáo viên cũng chưa vận dụng nhiều trong giảng dạy để phát huy tối đa năng lực, tư duy của học sinh. Những chia sẻ và góp ý chân thành của các giáo viên về đề xuất nâng cao hiệu quả vận dụng dạy học chủ đề cũng là những gợi ý quan trình để tác giả tiếp tục tìm tịi, suy ngẫm để triển khai và đưa vào chương 2 nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh

trong lịch sử Việt Nam” trên cơ sở vận dụng dạy học chủ đề của đề tài. 1.2.3.2. Đối với học sinh

Với việc phát phiếu điều tra (số phiếu phát ra là 130 phiếu và số phiếu thu về là 107 phiếu) được tiến hành vào ngày 25 tháng 08 năm 2019, cùng với việc thống kê, xử lí và phân tích số liệu, người viết đã thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 30)