Tổng hợp kết quả về thái độ học tập của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 77 - 82)

CÁC TIÊU CHÍ Giờ học thử nghiệm Ghi chú

Thái độ học tập Có Khơng

Học sinh ghi chép bài là chủ yếu. 9 36

Học sinh nhớ và được trình bày kiến thức cơ bản của bài

học qua 3 sản phẩm ( Powerpoint, publisher, web). 44 1

Học sinh hiểu và chủ động tham gia vào bài học. 43 2

Lớp học trầm. 5 40

Lớp học sơi nổi hơn. 40 5

Ít học sinh được tham gia xây dựng bài học. 5 40

Nhiếu học sinh được tham gia xây dựng bài học 42 3

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả về thái độ học tập của học sinh (Theo tỉ lệ %)

CÁC TIÊU CHÍ Giờ học thử nghiệm Ghi chú

Thái độ học tập Có Khơng

Học sinh ghi chép bài là chủ yếu. 20 80

Học sinh nhớ và được trình bày kiến thức cơ bản của

bài học qua 3 sản phẩm ( Powerpoint, publisher, web). 97,8 2,2

Học sinh hiểu và chủ động tham gia vào bài học. 95,5 4,5

Lớp học trầm. 11,1 88,9

Lớp học sôi nổi hơn. 88,9 11,1

Ít học sinh được tham gia xây dựng bài học. 11,1 88,9

Nhiếu học sinh được tham gia xây dựng bài học 93,3 6,7

Con số 93,3 % học sinh cho rằng nhiều học sinh được tham gia bài học; 95,5 % học sinh hiểu và chủ động tham gia bài học; gần 100% học sinh nhớ và trình bày được kiến thức cơ bản của bài học qua các sản phẩm mà nhóm đã hồn thành; 88,9 %

học sinh cho rằng lớp học sôi nổi hơn cách dạy học thông thường. Và cũng chính khơng khí học tập sơi nổi, học sinh chủ động tham gia xây dựng bài học, đã kích thích tinh thần học tập của học sinh, điều đó làm cho kết quả học tập của học sinh ngày

càng tăng.

Thơng qua việc đánh giá tồn bộ q trình hồn thành nhiệm vụ của học sinh và các sản phẩm của học sinh:

Các nhiệm vụ trong chủ đề được thực hiện khơng q khó khăn về nội dung kiến thức với học sinh (do các nội dung lựa chọn dễ tìm kiếm các tài liệu hỗ trợ). Các nhiệm vụ, được triển khai không bị trùng lặp về nội dung và hình thức.

Chính vì vậy có thể đảm bảo được tính mới mẻ của các hoạt động học tập trong các giờ học tiếp theo. Học sinh sẽ luôn hứng thú và thích khám phá khi nhận nhiệm

vụ được giao với các hình thức học tập khác nhau sẽ đem lại khơng khí học tập hồn tồn mới cho chương trình Lịch sử lớp 12.

Sau khi các nhóm trình bày các sản phẩm và dựa trên tiêu chí đánh giá, có thể

đánh giá sơ bộ như sau: Hình thức sản phẩm của các em đa dạng, khá bắt mắt, thiết

kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, sáng tạo, đảm bảo nội dung cơ bản và những yêu cầu khác do giáo viên đặt ra.

Nội dung sản phẩm, có sự đầu tư về thơng tin và thể hiện được kiến thức cơ bản có chọn lọc, có kiến thức mở rộng được chi tiết hóa và minh họa tốt, đảm bảo đa giác quan. Phần trình bày của học sinh rõ ràng, mạch lạc và tự tin với cách thức trình bày hợp lí. Chất lượng sản phẩm của các nhóm được đánh giá rất cao, khơng chỉ về mặt hình thức mà cịn cả về mặt nội dung.

Kết quả thu được từ sau các tiết thử nghiệm giờ dạy chủ đề “Hồ Chí Minh

trong lịch sử Việt Nam” ở lớp 12C tại trường THPT Bình Minh cho thấy:

Một là, các em có nhiều điều kiện bộc lộ và phát huy các kĩ năng của mình thơng qua các hoạt động học tập cụ thể dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chủ động và trở thành trung tâm của lớp học.

Sau mỗi tiết học, các em không chỉ ghi nhớ được những kiến thức cơ bản, phù hợp với mục tiêu kiến thức của chủ đề mà cịn có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động và vai trò phong phú hơn..

Hai là, vai trò của giáo viên khá thầm lặng, các em chủ động và trở thành trung tâm của lớp học. Giáo viên giao cho các em chủ động tổ chức giờ học và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, lúc này giáo viên thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cố vấn (tư vấn) cho học sinh.

Bên cạnh đó, các em cũng có cơ hội được thể hiện nhiều hơn những thế mạnh của mình từ phân cơng nhiệm vụ, thiết kế nội dung cho đến thuyết trình và có cơ hội trải nghiệm nhiều hoạt động, vai trò phong phú hơn, đặc biệt là các em có dịp trải

Tiểu kết chương 2

Nội dung chương 2 đã đồng thời chỉ ra vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam”. Từ đó, đề xuất kế hoạch xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” ở trường

Trung học phổ thơng Bình Minh- tỉnh Ninh Bình.

Về cơ bản, thứ tự các bước trong kế hoạch xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình khơng có nhiều điểm khác biệt với các bước xây dựng chủ đề dạy học ở phần cơ sở lí luận. Tuy nhiên, việc thử nghiệm sư phạm đề xuất trong luận văn này

được thử nghiệm trên một đối tượng để thấy rõ sự thay đổi, chuyển biến của đối tượng

học sinh khi vận dụng dạy học chủ đề trong một khoảng thời gian nhất định.

Những thành công bước đầu trong kết quả thử nghiệm cho thấy: Việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường phổ thơng là có tính khả thi. Tuy nhiên, sự khả thi này trước hết phù hợp ở các cơ sở và mơi trường giáo dục có sự ủng hộ của nhà trường trong việc ứng dụng các hình thức/phương pháp dạy học tích cực, cơ sở vật chất tốt và giáo viên hưởng ứng việc thực hiện.

Trong chương 2 khóa luận chúng tơi đã trình bày và đề xuất việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng Bình Minh- tỉnh Ninh Bình. Có thể thấy rằng, trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, có rất nhiều hình thức/phương pháp phát huy được tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên cũng khơng có một hình thức/phương pháp nào được coi là tối ưu hoàn toàn.

Trong quá trình tổ chức dạy học chuyên đề chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” ở trường Trung học phổ thơng Bình Minh ban đầu cịn gặp khó khăn do các em đã quen với các phương pháp dạy học truyền thống: thầy, cô là người cung cấp kiến thức nên việc khuyến khích các em đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến, thực hiện các nhiệm vụ học tập vẫn còn khá dè dặt. Tuy nhiên kết quả chung của giờ học cho thấy hiệu quả giáo dục và triển vọng của việc vận dụng dạy học chủ đề vào dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng.

Để vận dụng dạy học chủ đề vào dạy học lịch sử, người giáo viên cần có sự

chuẩn bị chi tiết và kĩ lưỡng. Đồng thời, phải đảm bảo các yêu cầu sư phạm trong quá trình tổ chức các hoạt động cho học sinh. Hiệu quả của giờ học phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị, năng lực tổ chức và sự linh hoạt của giáo viên với các ý tưởng sáng tạo, khoa học và tinh thần tích cực tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh trong các giờ học chủ đề học tập lịch sử.

Học sinh ln phải chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động học tập và trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập học sinh sẽ ln phải tích cực suy nghĩ, tư duy sáng tạo để thực hiện các nhiệm vụ hoặc tập nhưng trong quá trình tổ chức, giáo viên cần phát huy vai trị chủ đạo của mình. Đồng thời, cần chú trọng tới khâu đánh giá, tổng kết sau mỗi hoạt động.

Thông qua việc chia sẻ sản phẩm trước lớp của các nhóm, giáo viên sẽ cùng cả lớp chốt nội dung cơ bản, chỉ ra những nội dung được mở rộng, những ý tưởng đúng

đắn, độc đáo của học sinh, ln khuyến khích học sinh tư duy, sáng tạo và khả năng

thể hiện cá tính cùng với khả năng nhận thức và năng lực của mình trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập đã được giao.

Qua các tiết học chúng tôi thử nghiệm với học sinh lớp 12C tại trường Trung học phổ thơng Bình Minh- tỉnh Ninh Bình và thu lại nhiều phản ứng tích cực từ phía học sinh, các em có hứng thú trong học tập mơn lịch sử, khơng khí lớp học khá sơi nổi đã minh chứng cho tính hiệu quả của việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học lịch sử ở trường Trung học phổ thơng đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng bài học lịch sử.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận

Đề tài: Tổ chức dạy học chủ đề "Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam" ở trường

THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau: Một là, về lý luận, đề tài đã làm rõ một số nội dung liên quan đến dạy học chủ

đề. Trên cơ sở chỉ ra các một số khái niệm cơ bản về dạy học chủ đề, các cách phân

loại chủ đề, ưu điểm và nhược điểm của dạy học chủ đề, ý nghĩa của dạy học chủ đề.

Đề tài cũng đã đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề trong

dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông một cách mạch lạc.

Hai là, về thực tiễn, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nguồn tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, quan sát lớp học, sử dụng phiếu khảo sát và hiểu biết của bản thân, người viết cũng đã thu thập được những thông tin khách quan về thực trạng vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học nói chung và dạy học LS nói riêng

ở trường THPT Bình Minh- tỉnh Ninh Bình. Về cơ bản, trường THPT Bình Minh và

các giáo viên đã chú trọng đến việc áp dụng các hình thức/PPDH tích cực trong giảng dạy.

Qua q trình khảo sát tại trường THPT Bình Minh có thể đánh giá bước đầu: Nhà trường có rất nhiều lợi thế trong việc triển khai, vận dụng dạy học chủ đề trong quá trình dạy học. Việc khảo sát giáo viên và học sinh lớp 12 trường THPT Bình Minh cho thấy giáo viên nhà trường có sự hiểu biết tốt và rất ủng hộ việc vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học và học sinh rất hứng thú và tích cực tham gia vào các tiết học chủ đề. Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” ở trường THPT Bình

Minh- tỉnh Ninh Bình và thử nghiệm ở chương 2.

Ba là, trong nội dung chương 2, người viết trên cơ sở chỉ ra vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của chủ đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam” để xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề. Bên cạnh đó là việc quan tâm hơn đến mục tiêu kĩ năng và thái độ của học sinh khi tiến hành xác định mục tiêu dạy học của chủ đề. Khi lựa chọn hình thức/phương pháp dạy học, giáo viên cũng cần lựa chọn các hình thức/phương pháp có lợi thế trong việc phát huy tốt khả năng nhận thức và năng lực

của các em. Cuối cùng, việc thử nghiệm sư phạm cho thấy hiệu quả bước đầu của việc xây dựng kế hoạch và tổ chức dạy học chủ đề, đặc biệt là tạo điều kiện để học sinh bộc lộ và phát huy các năng lực của mình.

Như vậy, vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Từ đó gợi ý cách thức thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp để góp phần phát triển nhận thức, kĩ năng của người học và nâng cao chất lượng dạy học. Việc vận dụng daỵ học chủ

đề trước hết phù hợp với các cơ sở giáo có cơ sở vật chất đầy đủ, nhà trường ủng hộ

và giáo viên sẵn sàng thực hiện các hình thức/ phương pháp dạy học tích cực.

2.Khuyến nghị

Trong thời gian tới, để dạy học chủ đề được vận dụng nhiều hơn nữa trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cần sự nỗ lực lớn của toàn ngành giáo dục và xã hội. Luận văn cũng xin được đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Một là, về phía các cơ quan lãnh đạo giáo dục Bộ Giáo dục, các Sở, phòng Giáo dục cần ban hành nhiều quy chế, chính sách thúc đẩy việc nghiên cứu và biên soạn các nội dung nghiên cứu, vận dụng dạy học chủ đề; tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề để phổ biến và nâng cao nhận thức cho lãnh đạo và giáo viên các trường phổ thông; thực hiện các cuộc thi giáo viên giỏi vận dụng dạy học chủ đề giữa các cụm trường...

Hai là, về phía trường, khuyến khích các giáo viên vận dụng dạy học chủ đề trong dạy học, trước hết là các tổ chuyên môn cũng nên xây dựng các tiết chủ đề vận dụng dạy học chủ đề và coi đó là các buổi trao đổi kinh nghiệm thực tế để cải tiến bài dạy. Bên cạnh đó là việc tăng cường cơ sở vật chất, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn trong phịng học để giáo viên có thể sử dụng các đoạn phim tư liệu và trình chiếu tranh ảnh phục vụ bài dạy.

Với phương châm giáo dục, “Học sinh là trung tâm của lớp học”, dạy học dựa trên sự đa dạng của trí tuệ, năng lực của học sinh và đặc thù của mỗi chủ thể, hy vọng rằng, trong thời gian tới, dạy học chủ đề sẽ thực sự phát huy được hiệu quả của mình trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chủ đề hồ chí minh trong lịch sử việt nam (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) ở trường trung học phổ thông bình minh tỉnh ninh bình (Trang 77 - 82)