Khái quát về trƣờng THPT Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông đa phúc, sóc sơn, hà nội (Trang 39 - 44)

2.1.1 Đặc điểm địa bàn nơi trường đóng

Sóc Sơn là một huyện thuần nông, ngoại thành của thành phố Hà Nội, là vùng đất đồi gò bạc màu ở phía bắc của thành phố. Đây cũng là mảnh đất địa linh nhân kiệt gắn với các di tích lịch sử, văn hố: Đền Sóc, Hội Nghị Trung Giã, Núi Đôi,… Trong những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Sóc Sơn đã có những bước phát triển mạnh mẽ cùng với công cuộc cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước. Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, Huyện Uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân huyện đã có những chính sách ưu tiên đặc biệt cho giáo dục, phát triển mạng lưới trường, lớp để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ trong tương lai.

Công tác giáo dục được huyện đặc biệt quan tâm, chất lượng đội ngũ GV và CBQL được nâng cao, hệ thống trường lớp, trang thiết bị dạy học được tập trung đầu tư, nâng cấp, kế hoạch "Phát triển và nâng cao chất

lượng giáo dục đến 2015" đang được triển khai hiệu quả. Chất lượng đại trà,

chất lượng mũi nhọn được nâng lên, phổ cập THCS được duy trì, tỉ lệ HS vào THPT tăng từ 55% lên 95%, phổ cập THPT và tương đương đạt 96%; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi mầm non có tiến bộ, tỉ lệ GV đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn nâng lên; chuyển 100% trường Mầm non nông thôn sang công lập, xố 100% phịng cấp 4 các cấp học, xây mới 26/28 trường Mầm non, ước đến hết năm 2015 có 23/26 trường đạt chuẩn quốc gia. Xã hội hố giáo dục có chuyển biến mạnh (có thêm 4 trường THPT dân lập, 22 nhóm, lớp trẻ

Mầm non tư thục), hoạt động khuyến học và xây dựng xã hội học tập được quan tâm, phát triển. Riêng đối với khối THPT, hiện nay huyện Sóc Sơn có 13 trường, trong đó có 06 trường cơng lập, 07 trường dân lập. Trường THPT Đa Phúc là trường ln dẫn đầu khối THPT huyện Sóc Sơn về cả hai mặt dạy học và giáo dục.

2.1.2 Đặc điểm của nhà trường

2.1.2.1 Quá trình thành lập và phát triển

Sự ra đời và phát triển của trường THPT Đa Phúc được gắn liền với những biến động thăng trầm của lịch sử đất nước. Tháng 9 năm 1963, trường cấp 3 Nguyễn Đình Chiểu được thành lập để đáp ứng nhu cầu học tập của HS hai huyện Đa Phúc và Kim Anh. Đây là trường cấp 3 đầu tiên của khu vực được đặt tại xã Phù Lỗ. Tháng 11 năm 1964, trường cấp 3 Nguyễn Đình Chiểu được đổi tên thành trường cấp 3 Đa Phúc và chuyển về cơ sở mới ở trung tâm huyện Đa Phúc. Đây là thời kì cả nước đang oằn mình với cuộc kháng chiến chống Mĩ. Hòa chung với cơng cuộc đấu tranh này, thầy và trị trường cấp 3 Đa Phúc vừa thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học vừa hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và lao động sản xuất tại hậu phương.

Năm 1977, Chính phủ quyết định hợp nhất hai huyện Đa Phúc và Kim Anh thành huyện Sóc Sơn. Năm 1979, huyện Sóc Sơn được chuyển giao về thành phố Hà Nội. Trường cấp 3 Đa Phúc trở thành trường cấp 3 có qui mơ lớn của ngoại thành Hà Nội. Đất nước thống nhất nhưng cuộc sống cịn gặp nhiều khó khăn, mặc dù vậy, thầy và trị trường THPT Đa Phúc khơng ngừng nỗ lực phấn đấu D - H và đã đạt được những thành quả đáng trân trọng. Trong phong trào Hai tốt, trường được khen thưởng và đánh giá là một

những lá cờ đầu tiên tiến xuất sắc của ngành giáo dục. Nhiều năm liền sau đó, trường liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến và tập thể lao động xuất sắc, được Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT thành phố Hà Nội tặng bằng khen.

Từ khi thành lập cho tới nay, trường THPT Đa Phúc không ngừng trưởng thành trong tư thế vững chãi, hoàn thành sự nghiệp trồng người cao cả mà Đảng và Nhân dân giao phó.

Từ năm 2000 cho đến nay, trường THPT Đa Phúc đã thực hiện mở rộng qui mô đào tạo, hoàn thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ GV, kiện toàn và phối hợp nhịp nhàng các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường,… Đặc biệt nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy tính chủ động tích cực ở người học nhằm mục đích đào tạo những con người vừa có đức, có tài, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của thời đại. Năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen ghi nhận những nỗ lực của nhà trường. Năm học 2011 - 2012, trường THPT Đa Phúc vinh dự được đón bằng cơng nhận trường Chuẩn Quốc gia.

2.1.2.2 Về cơ cấu tổ chức

* Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Đảm bảo đủ biên chế được giao. GV: 74 nhân viên: 9. - Đảm bảo chuẩn CBQL: 100% CBQL có trình độ Thạc sĩ.

- 50% các tổ trưởng chun mơn có trình độ Thạc sĩ chun ngành. - 100% cán bộ GV đạt chuẩn đào tạo và chuẩn nghề nghiệp. 20% có trình độ trên chuẩn.

- 100% cán bộ GV có chứng chỉ tin học và sử dụng thành thạo CNTT phục vụ cho chun mơn của mình, 30% cán bộ GV biết sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.

* Đối với học sinh

- Số lớp: 38.

- Sĩ số HS: 1700 đến 1800 HS.

- Trên 50% HS được xếp loại văn hoá khá, giỏi. - Trên 95% HS được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt. - Trung bình: 99% HS đỗ tốt nghiệp.

- 50% HS thi đỗ vào các trường đại học.

2.1.2.3 Cơ sở vật chất

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy, khắc phục những khó khăn về kinh phí trong việc đầu tư xây dựng CSVC, trong những năm qua nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, phối hợp tốt với BĐD CMHS để huy động nguồn lực xây dựng, mua sắm trang thiết bị dạy học.

Năm học 2008 - 2009: Nhà trường hồn thành việc mở rộng diện tích, sửa chữa 2 khu nhà 3 tầng, xây mới thêm khu hiệu bộ.

Cho đến nay, CSVC của nhà trường đã đảm bảo theo đúng qui định và phục vụ đắc lực cho quá trình dạy và học:

- Tổng diện tích: 16 007m2. Diện tích bình qn cho mỗi HS: 9.2m2. - Trường có khu lớp học 03 tầng, khu thực hành 03 tầng, khu Văn phòng 03 tầng và nhà thể chất 540 m2 đạt tiêu chuẩn qui định.

2.1.2.4 Kết quả giáo dục trong các năm học 2010 - 2011 và 2011 - 2012 * Công tác giáo dục đạo đức và HĐGDNGLL

Nhà trường xác định công tác giáo dục đạo đức HS và HĐGDNGLL là vô cùng quan trọng, bởi vậy mà phương châm giáo dục HS khi tới trường đầu tiên là giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức tu dưỡng, rèn luyện vươn lên và giáo dục cho HS việc xác định động cơ, mục đích, thái độ học tập đúng đắn.

Nhà trường đã đề ra những biện pháp, hình thức giáo dục phù hợp, động viên được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Đối với HS, nhà trường xây dựng nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: thơng tin bằng băng zơn, khẩu hiệu, sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện truyền thống, thi tìm hiểu, tuyên truyền bằng hội thảo, toạ đàm,.... Qua đó, giúp cho HS nâng cao nhận thức xã hội, có lối sống lành mạnh, thanh lịch, tơn trọng thầy cơ, hồ nhã với bạn bè, ngăn chặn hiện tượng HS vi phạm

pháp luật và mắc các tệ nạn xã hội, nâng cao ý thức trách nhiệm của HS đối với cộng đồng. Công tác này được thực hiện thường xuyên, liên tục đạt kết quả tốt và tạo nên những chuyển biến rõ rệt.

Bảng 2.1: Kết quả giáo dục đạo đức

Năm học Tốt Khá TB Yếu

SL % SL % SL % SL %

2010 -2011 1473 84.75 239 13.75 27 1.55 1 0.06

2011 -2012 1427 79.59 298 16.62 56 3.12 11 0.61

*Công tác dạy và học

Trường THPT Đa Phúc xác định chất lượng giáo dục toàn diện là yếu tố sống còn của nhà trường, khẳng định thương hiệu của một nhà trường, tạo niềm tin trong nhân dân, CMHS, HS. Chính vì vậy mà trong những năm học vừa qua nhà trường rất chú trọng tới hoạt động D - H, quan tâm tới giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Kết quả đạt được là rất đáng khích lệ. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT, HS đạt HS giỏi Thành phố, HS đỗ ĐH - CĐ khá cao, là một trong những trường có chất lượng giáo dục cao so với các trường trong cụm Mê Linh - Sóc Sơn.

Bảng 2.2: Kết quả giáo dục văn hóa

Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

2010-2011 92 5.29 702 40.39 832 47.87 107 6.16 7 0.40

2011-2012 118 6.58 749 41.77 792 44.17 133 7.42 0 0 Các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch.

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT ổn định cao. - Tỉ lệ đỗ Đại học - CĐ tăng dần.

2.1.2.5 Các hình thức đã được khen thưởng * Danh hiệu và hình thức khen thưởng cao nhất

+ Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ GD & ĐT tặng năm học 1997 - 1998.

* Các danh hiệu nhà trường đạt được trong 2 năm gần đây

+ Năm học 2009- 2010: Tập thể lao động xuất sắc. + Năm học 2010- 2011: Tập thể lao động tiên tiến.

+ Chứng nhận của Giám đốc Sở GD & ĐT Hà Nội: Trường THPT Đa Phúc đạt danh hiệu “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” - Năm học 2010 - 2011.

+ Bằng công nhận Trường Trung học đạt chuẩn quốc gia - do Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận.

+ Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục - do Chủ Tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông đa phúc, sóc sơn, hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)