Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả cơ sở vật chất để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông đa phúc, sóc sơn, hà nội (Trang 88 - 90)

3.2. Các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trƣờng

3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường và sử dụng hợp lí, hiệu quả cơ sở vật chất để

để phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp

Cùng với yếu tố con người, HĐGDNGLL cần có các phương tiện và nguồn tài chính nhất định phục vụ cho các hoạt động. Các thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL hết sức đa dạng, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Bất kỳ hoạt động nào muốn thực hiện được cũng cần đến CSVC, trang thiết bị cần thiết thì mới đạt kết quả như mong muốn.

Làm thế nào để huy động mọi nguồn lực nhằm tăng cường nguồn CSVC trong nhà trường, làm thế nào để sử dụng hợp lí, có hiệu quả nguồn CSVC hiện có của nhà trường chính là mục tiêu của biện pháp này.

3.2.4.2 Nội dung và cách thức thực hiện

- Tăng cường CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGDNGLL phải được thực hiện dần dần, từng bước. Hiệu trưởng cùng với kế tốn xác định nguồn ngân sách có thể dành cho HĐGDNGLL; Xây dựng kế hoạch dài hạn về tăng

- Hàng năm, lập kế hoạch với những đề xuất cụ thể, chi tiết về việc sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác của trường cho việc tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho HĐGDNGLL.

- Khuyến khích giáo viên khai thác, sử dụng hiệu quả CSVC hiện có, tổ chức các cuộc thi thiết kế đồ dùng phục vụ cho HĐGDNGLL.

- Khuyến khích HS tìm tịi, tự tạo ra những trang thiết bị, phương tiện đơn giản phục vụ cho hoạt động phù hợp với điều kiện, khả năng của lớp, tận dụng được những vật liệu sẵn có ở địa phương.

- Phân công một nhân viên phụ trách, thống nhất qui định, lề lối, thời gian mượn, trả các thiết bị để tránh thất thốt, hỏng hóc. Hàng năm phải tổ chức rà soát, kiểm kê lại số lượng, chất lượng của các trang thiết bị hiện có. Có như vậy mới quản lí tốt CSVC, trang thiết bị đồng thời gắn trách nhiệm của CB Đoàn - Hội, GVCN và người phụ trách bảo quản thu dọn trang thiết bị khỏi hỏng hóc, mất mát.

- Tích cực tham gia cơng tác xã hội hóa giáo dục, tham mưu với chính quyền địa phương để mở rộng diện tích khn viên nhà trường, có sân chơi, bãi tập.

- Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn, các bậc CMHS có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục ủng hộ về tinh thần, vật chất cho nhà trường trong những HĐGDNGLL.

- Khi đã được cung cấp nguồn tài chính, BGH lên kế hoạch cụ thể mua sắm trang thiết bị phù hợp với mục đích sử dụng như đầu tư cho thư viện nhà trường, mua sắm bàn ghế, máy vi tính, máy chiếu, micro, âm li, loa đài…cho các lớp học, cho phòng đa năng…tránh việc mua sắm những trang thiết bị lãng phí khơng thiết thực trong việc thực hiện HĐGDNGLL.

3.2.4.3 Điều kiện thực hiện

- Nhà trường phải có mối quan hệ với chính quyền địa phương, với các

cơ quan, doanh nghiệp để tranh thủ sự giúp đỡ về tài chính của họ.

- Nhà trường phải có qui định rõ ràng về việc bảo quản, sử dụng

CSVC, có nhân viên phụ trách CSVC và có chế độ bồi dưỡng hợp lí cho nhân viên này.

- CBQL phải có sự quan tâm thỏa đáng tới việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, CSVC phục vụ HĐGDNGLL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông đa phúc, sóc sơn, hà nội (Trang 88 - 90)