1.1.3.1.Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Khi xác định điểm, tuyến du lịch, vị trí địa lý là yếu tố quan trọng được xem xét đầu tiên. Đánh giá vị trí địa lý khơng chỉ được xác định ở hệ toạ độ, ranh giới lãnh thổ, các mối quan hệ kinh tế, mà còn phải đánh giá ý nghĩa kinh tế của vị trí đó đối với sự phát triển du lịch.
1.1.3.2. Điều kiện thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
a. Điều kiện thiên nhiên
Điều kiện thiên nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Khí hậu cũng được coi là một dạng tài nguyên du lịch. Trong các chỉ tiêu về khí hậu, đáng lưu ý nhất là hai chỉ tiêu: nhiệt độ và độ ẩm khơng khí. Ngồi ra cịn phải tính đến các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời, các hiện tượng thời tiết đặc biệt.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch vụ du lịch. Nhìn chung, những nơi có khí hậu ơn hồ thường được du khách ưa thích. Ở một mức độ nhất định cần phải chú ý đến những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở đến kế hoạch du lịch.
Tính mùa của khí hậu ảnh hưởng rất rõ rệt đến tính mùa vụ trong du lịch. Sự phụ thuộc chặt chẽ vào các điều kiện khí hậu, hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm hoặc trong một vài tháng.
+ Địa hình:
Địa hình là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, các dấu hiệu bên ngoài của địa hình càng đa dạng và đặc biệt thì càng có sức hấp dẫn du khách.
Các đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được phân biệt bởi độ chênh cao của địa hình.
Ngồi các dạng địa hình trên, địa hình Karst và địa hình ven bờ có ý nghĩa rất lớn cho tổ chức du lịch.
+ Nguồn nước
Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch thì nước mặt có ý nghĩa quan trọng. Nó bao gồm nước đại dương, biển, sông, hồ (tự nhiên, nhân tạo), suối phun, thác nước…
Nước ngầm nhìn chung ít có giá trị đối với du lịch, tuy nhiên cần phải nói tới tài ngun nước khống. Đây là nguồn tài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh.
Tài nguyên sinh vật có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, săn bắn, thể thao, du lịch nghiên cứu.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
* Các di tích lịch sử văn hố:
Luật di sản văn hố đưa ra định nghĩa: “Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.”
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hố, các di tích được phân loại như sau:
+ Di tích lịch sử - văn hố: Di tích lịch sử - văn hố là cơng trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc cơng trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hố, khoa học.
+Di tích kiến trúc nghệ thuật: Di tích kiến trúc nghệ thuật là cơng trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể kiến trúc đô thị và đơ thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các cơng trình kiến trúc hoặc cơng trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
+ Di tích khảo cổ: Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của các văn hố khảo cổ.
+Di tích thắng cảnh: Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với cơng trình
*Các lễ hội:
Trong các dạng tài nguyên du lịch nhân văn, lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn.
Khi đánh giá các lễ hội phục vụ mục đích du lịch cần lưu ý đến các đặc điểm sau:
+ Thời gian lễ hội: nhìn chung ở Việt Nam lễ hội thường diễn ra vào mùa xuân, không phải diễn ra quanh năm mà chỉ tập trung vào thời gian ngắn (tính thời vụ của lễ hội).
+ Quy mơ của lễ hội: khác nhau, có lễ hội diễn ra trong địa bàn rộng, có lễ hội chỉ gói gọn trong một địa phương nhỏ hẹp. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, khả năng thu hút du khách, đến việc xác định tuyến, điểm du lịch cũng như chương trình du lịch.
+ Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử tích lịch sử - văn hố.
Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội. Họ thường thấy một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn kết vào kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.
*Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học:
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục, ca múa nhạc…cho nên trong việc xác định tuyến - điểm du lịch đây là yểu tố quan trọng nhằm giúp du khách thực sự được quan sát để tìm kiếm bản sắc văn hố dân tộc mình.
*Các đối tượng văn hố - thể thao và hoạt động nhận thức khác:
thư viện lớn, bảo tàng… đều có sức hấp dẫn rất lớn du khách tới tham quan và nghiên cứu. Những hoạt động mang tính sự kiện: các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, ca nhạc quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn.
Tóm lại: du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển du lịch. Vì vậy, sức hấp dẫn du lịch của một địa phương phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên du lịch của địa phương đó. Đây là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng tuyến điểm du lịch. Khơng có tài ngun du lịch thì khơng thể hình thành tuyến điểm du lịch.
1.1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Nếu như tài nguyên du lịch là nhân tố cơ bản để tạo nên các điểm, các trung tâm, các vùng du lịch thì: Cở sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật là những nhân tố
tạo điều kiện để biến những tiềm năng của tài nguyên du lịch trở thành hiện thực.
a. Cơ sở hạ tầng:
Cở sở hạ tầng là những phương tiện vật chất của xã hội được coi là tiền đề là đòn bẩy cho mọi sự phát trển kinh tế xã hội, trong đó có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển, đảm bảo việc đi lại tham quan của du khách. Bao gồm:
+Mạng lưới giao thông vận tải:
Mạng lưới giao thơng vận tải đóng vai trị vơ vùng quan trọng trong việc phát triển du lịch, nó là nhân tố không thể thiếu được trong hoạt động du lịch. Sự có mặt của mạng lưới giao thơng vận tải và các phương tiện vận tải cho phép việc khai thác tài nguyên du lịch được thuận tiện, và nó làm cho du lịch trở thành hoạt động mang tính phổ biến.
Đường bộ: cơ động, đi được mọi dạng địa hình, mọi cự ly cước phí rẻ, có thể đi theo lộ trình được vạch sẵn hoặc thay đổi lộ trình.
Đường sắt: cước phí rẻ, đi đúng theo lộ trình.
Đường thuỷ: giá vừa phải, kết hợp đi du lịch sông nước, trên cạn.
Đường hàng khơng: cước phí cao nhưng tiết kiệm được thời gian di chuyển, tăng thời gian nghỉ ngơi giải trí, phù hợp với những hành trình dài.
Nhìn chung mạng lưới giao thông vận tải ở Việt Nam khá đa dạng và hoàn chỉnh ở chỗ: chúng ta có đủ các loại hình cũng như phương tiện giao thơng, mạng lưới đường bộ có mặt ở mọi nơi (17 vạn km), đường sắt vởi tổng chiều dài 3280km, đường thuỷ khai thác 11.900km.
+ Hệ thống thông tin liên lạc:
Trong hoạt động du lịch, thông tin liên lạc là điều kiện quan trọng để đảm bảo mối quan hệ giao lưu cho khách du lịch trong và ngoài nước, và các nhu cầu về thơng tin liên lạc trong hoạt dộng du lịch có nhiều loại khác nhau. Trong hoạt động du lịch đáp ứng bằng các phương tiện như: mạng internet, điện thoại, báo chí, fax… nhờ đó mà có thể nắm bắt được những thơng tin cần thiết về nơi mà mình muốn đến du lịch.
+ Hệ thống cung cấp điện: Đối với hoạt động du lịch thì hệ thống cung cấp điện rất quan trọng, bởi hoạt động du lịch sử dụng nhiều thiết bị hiện đại nên cần sử dụng nhiều năng lượng điện, và đảm bảo sinh hoạt tối thiểu của khách du lịch.
+ Hệ thống cấp thoát nước: Để hoạt động du lịch diễn ra được thuận lợi thì tại các điểm du lịch cần phải đảm bảo vệ sinh, có hệ thống thốt nước phòng tránh nước bẩn tồn đọng do nước sinh hoạt thải ra.
b.Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Là yếu tố tạo ra và thực hiện các sản phẩm du lịch, nó có khả năng quy định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm các yếu tố như: các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch ( hệ thống nhà hàng, khách sạn, phương tiện vận chuyển du lịch, các cơ sở vui chơi giải trí…) và các cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân nhưng tham gia phục vụ du lịch như hệ thống các cơ sở thương nghiệp, y tế, thể thao, du lịch, trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu, phòng rửa tráng phim, hiệu cắt tóc, hiệu giặt là…
1.1.3.4 . Các nhân tố khác
a. Chính sách phát triển du lịch
Chính sách của chính quyền về việc phát triển du lịch của địa phương, vùng lãnh thổ, đất nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác và sử dụng các điểm, tuyến du lịch. Một đất nước, địa phương, khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của người dân khơng thấp nhưng chính quyền địa phương khơng có chính sách khai thác tuyến, điểm du lịch tốt thì hoạt động du lịch của địa phương đó cũng sẽ không phát triển tốt.
b. Sự phát triển kinh tế - xã hội
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hoạt động du lịch. Nền kinh tế - xã hội phát triển sẽ giúp cho việc đầu tư, tôn tạo và xây dựng các điểm, tuyến du lịch hấp dẫn du khách hơn.
c. Yếu tố chính trị - Pháp luật
Yếu tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác, sử dụng các điểm, tuyến du lịch. Đây là yếu tố đảm bảo an ninh cho du khách khi đến tham quan tại các điểm du lịch hoặc tuyến du lịch.