Các tiêu chí xây dựng điểm, tuyến du lịch vận dụng cho tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam (Trang 31 - 38)

Nam

1.1.4.1. Điểm du lịch

Vị trí và khả năng tiếp cận của điểm du lịch có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch. Các chỉ tiêu đánh giá về khoảng cách giữa điểm du lịch và nơi xuất phát của nguồn khách. Thời gian đi đường và phương tiện vận chuyển. Nếu tài nguyên du lịch ở vị trí thuận lợi, chất lượng đường tốt, giảm bớt thời gian và chi phí thì đương nhiên sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn.

Có thể phân chia vị trí điểm du lịch thành 4 cấp:

- Thuận lợi: khoảng cách tính từ trung tâm 30 - 60 km, thời gian đi đường từ 1- 2 giờ, có thể đi bằng trên 2 loại phương tiện thông dụng, chất lượng đường giao thông tốt.

- Khá thuận lợi: khoảng cách từ 51 - 100km, thời gian đi đường 2 - 3 giờ, có thể đi bằng 2 - 3 loại phương tiện thông dụng, chất lượng đường giao thông khá tốt. - Trung bình: khoảng cách từ 101 - 150km, thời gian đi đường mất 3 - 5 giờ, có thể đi bằng 1- 2 loại phương tiện thông dụng, chất lượng đường giao thơng khá tốt.

- Ít thuận lợi: khoảng cách trên 150km, thời gian đi đường lớn hơn 5 giờ, có thể đi bằng 1 - 2 loại phương tiện thông dụng.

b. Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch

Sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài ngun du lịch vì nó quyết định yếu tố thu hút khách du lịch. Sức hấp dẫn là yếu tố có tính chất tổng hợp và thường xác định, đánh giá bằng vẻ đẹp phong cảnh, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu, tính đặc sắc và độc đáo của tài nguyên tự nhiên và nhân văn.

Sức hấp dẫn thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Đối với phạm vi cấp tỉnh, theo TS Nguyễn Thế Chỉnh có thể phân sức hấp dẫn thành 4 cấp:

- Hấp dẫn: có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng hoặc có trên 5 hiện tượng di tích tự nhiên đặc biệt hoặc có cơng trình văn hóa và di tích lịch sử có tính nghệ thuật đặc

sắc được Bộ VH - TT - DL công nhận cấp Quốc gia, đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch.

- Khá hấp dẫn: có 3 - 5 phong cảnh đẹp, đa dạng, hoặc có 3 - 5 hiện tượng, di tích tự nhiên đặc biệt, hoặc có cơng trình văn hóa và Di tích lịch sử có tính nghệ thuật độc đáo được Bộ VH - TT - DL công nhận cấp Quốc gia, đáp ứng được 3 - 5 loại hình du lịch.

- Trung bình: có 1- 2 phong cảnh đẹp, đa dạng, hoặc có 1- 2 hiện tượng, di tích tự nhiên đặc biệt, hoặc có cơng trình văn hóa và di tích lịch sử có tính nghệ thuật đặc sắc được Bộ VH - TT - DL công nhận cấp tỉnh, đáp ứng được 1- 2 loại hình du lịch.

- Ít hấp dẫn: phong cảnh đơn điệu, hoặc có cơng trình văn hóa và di tích lịch sử mang tính địa phương, đáp ứng được 1 loại hình du lịch.

c.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với hoạt động du lịch. Nếu như thiếu nó thì hoạt đơng du lịch khơng có điều kiện thuận lợi để tiến hành, thậm chí có khi phải đình chỉ. Nơi nào chưa xây dựng được cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thì nơi đó dù có điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thuận lợi đến mấy cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác điểm du lịch và phục vụ khách du lịch. CSHT và CSVCKT phục vụ du lịch được đánh giá bằng số lượng, chất lượng, tính đồng bộ, các tiện nghi của cơ sở với các tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia.

Các chỉ tiêu xây dựng CSHT và CSVCKT có thể phân chia làm 4 cấp như sau:

- Tốt: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế, quốc gia, có khách sạn Quốc tế. từ 1 sao trở lên.

- Khá tốt: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Trung bình: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đầy đủ, chưa đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Kém: cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có, hoặc số đã có thì chất lượng thấp và có tính chất tạm thời.

d. Sức chứa khách du lịch

Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai hoạt động du lịch tại mỗi điểm du lịch. Sức chứa khách du lịch có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm của khách (số lượng, thời gian), khả năng chịu đựng được của mơi trường tự nhiên. Vì thế, sức chứa khách du lịch không phải được đánh giá theo xu thế càng nhiều càng tốt mà là càng phù hợp càng tốt. Nó được hiểu là lượng khách tối đa có thể đón đến điểm du lịch trong cùng một thời gian mà chưa gây ra những tổn hại đến mơi trường tự nhiên, văn hóa - xã hội và quyền lợi của khách du lịch.

Có thể xác định sức chứa theo diện tích hoặc theo tuyến du lịch cho từng thời điểm, điều này phụ thuộc vào hoạt động du lịch cụ thể tại điểm du lịch.

Có thể phân chia sức chứa khách du lịch làm 4 cấp:

- Lớn: có khả năng tiếp nhận trên 1000 người /ngày, trên 250 người/ lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Điểm tài nguyên nhân văn con số tương ứng là 500 người/ ngày và 100 người/ lượt.

- Khá lớn: có khả năng tiếp nhận 500 - 1000 người /ngày, từ 150 - 250 người/ lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Điểm tài nguyên nhân văn con số tương ứng là 300 - 500 người/ ngày và 50 - 100 người/ lượt.

- Trung bình: Có sức chứa trên 100 - 500 người /ngày, từ 50 - 150 người/ lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Điểm tài nguyên nhân văn con số tương ứng là 100 - 300 người/ ngày và 30 - 50 người/ lượt.

- Nhỏ: có sức chứa dưới100 người /ngày, từ dưới 50 người/ lượt tham quan đối với điểm tài nguyên tự nhiên. Điểm tài nguyên nhân văn con số tương ứng là dưới 100 người/ ngày và dưới 30 người/ lượt.

e. Thời gian hoạt động du lịch

Thời gian hoạt động du lịch được xác định bởi khoảng thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khoẻ của khách du lịch và số thời gian thuận

lợi để triển khai các hoạt động du lịch.

Thời gian hoạt động du lịch quyết định thính chất thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch và liên quan trực tiếp đến phương hướng khai thác, đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch.

Có thể phân chia thời gian hoạt động du lịch thành 4 cấp:

- Dài: có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và trên180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

- Khá dài: có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 120 - 180 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

- Trung bình: có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và 90 - 120 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

- Ngắn: có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khoẻ con người.

f. Độ bền vững của tài nguyên

Độ bền vững của tài nguyên thể hiện khả năng tồn tại và duy trì hoạt động khai thác tài nguyên du lịch trước những thử thách của thời gian, của hoạt động con người, và những diễn biến phức tạp của tự nhiên. Trên cơ sở đó phân ra 4 cấp độ như sau:

- Bền vững: Khơng có thành phần hoặc khơng có bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, khả năng tự phục hồi cân bằng sinh thái của môi trường nhanh, cơng trình văn hóa - lịch sử cịn được bảo tồn tốt, khơng bị phá hoại bởi môi trường nhiệt đới ẩm và thiên tai, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc trên 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra liên tục.

- Khá bền vững: có 1 - 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy nhưng ở mức độ khơng đáng kể, có khả năng tự phục hồi tương đối nhanh, cơng trình văn hóa - lịch sử có bị phá hoại song khả năng phục hồi nhanh, có thể sửa chữa được, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc 50 - 100 năm, hoạt động du lịch diễn ra thường xuyên.

- Trung bình: có 1- 2 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy đáng kể, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi nhanh được; cơng trình văn hóa - lịch sử bị phá hoại tương đối, có khả năng sửa chữa và tơn tạo nhưng chậm, tài ngun có khả năng tồn tại vững chắc từ 10 - 50 năm, hạn động du lịch ít nhiều bị hạn chế.

- Kém bền vững: có 2- 3 thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị phá hủy nặng, phải có sự hỗ trợ tích cực của con người mới phục hồi được nhưng rất chậm; cơng trình văn hóa – lịch sử bị phá hoại nặng, khả năng phục hồi nguyên trạng kém, tài nguyên có khả năng tồn tại vững chắc dưới 10 năm, hạn động du lịch bị gián đoạn.

Trên đây là 6 chỉ tiêu cơ bản nhất để tính tốn, xác định các điểm du lịch. Tuy nhiên khi đánh giá các tiêu chí cần phải cân đối các thành phần để đưa ra trọng số điểm thích hợp từ đó xác định được những điểm du lịch mang ý nghĩa địa phương, quốc gia, quốc tế.

Ngồi các chỉ tiêu trên cịn có thể đánh gia các điểm du lịch bằng các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư du lịch, tính an tồn,....

1.1.4.2. Tuyến du lịch

Việc xác định các tuyến du lịch phụ thuộc vào việc xác định các điểm du lịch theo các tuyến đường giao thơng đã định sẵn. Trên cơ sở đó, người ta đưa ra các chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá tuyến du lịch là: sức hấp dẫn, sự tiên ích và mức độ khai thác:

a. Sức hấp dẫn của tuyến

Sức hấp dẫn của tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay khơng các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Sức hấp dẫn của tuyến phân thành 4 cấp:

- Tuyến du lịch hấp dẫn: Có ít nhất 3 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong bán kính 50km.

- Tuyến du lịch khá hấp dẫn: Có ít nhất 2 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong bán kính 50km.

- Tuyến du lịch hấp dẫn trung bình: Có ít nhất 1 điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia (hoặc quốc tế), phân bố tập trung trong bán kính 50km.

- Tuyến du lịch ít hấp dẫn: Có các điểm du lịch hấp dẫn mang ý nghĩa địa phương, phân bố tập trung trong bán kính 50km.

b. Sự tiện ích

Sự tiện ích của các tuyến du lịch thể hiện qua việc có hay khơng các dịch vụ tiện ích cho khách du lịch trên dọc tuyến du lịch. Trên thực tế người ta chỉ tính điểm cho sự tiện ích bằng khả năng đảm bảo tiện nghi về cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) phục vụ khách du lịch, tạo tiền đề phát triển du lịch của tuyến. Trên cơ sở đó sự tiện ích của tuyến du lịch được chia thành 4 cấp:

- Tiện ích: CSHT của các điểm du lịch trong tuyến rất thuận lợi, CSVCKT đáp ứng được nhu cầu cao của khách.

- Khá tiện ích: CSHT của các điểm du lịch trong tuyến khá thuận lợi, CSVCKT đáp ứng được nhu cầu của khách.

- Tiện ích trung bình: CSHT của các điểm du lịch trong tuyến thuận lợi trung bình, CSVCKT đáp ứng được nhu cầu trung bình của khách.

- Chưa tiện ích: CSHT của các điểm du lịch trong tuyến ít thuận lợi, CSVCKT đáp ứng được nhu cầu thấp của khách.

c. Mức độ khai thác tuyến du lịch

Mức độ khai thác của tuyến du lịch thể hiện qua tỷ lệ các điểm du lịch trên tuyến được đưa vào các tour du lịch của các nhà cung cấp dịch vụ và thể hiện qua khách du lịch đến các tuyến du lịch cũng như doanh thu của các tour du lịch trên các tuyến. Thôngthường chỉ dùng chỉ tiêu mức độ khai thác về tỷ lệ của các tour du lịch trên tuyến du lịch. Các cấp đánh giá được phân chia như sau:

- Mức độ khai thác cao: Là tuyến du lịch có trên 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.

- Mức độ khai thác khá cao: Là tuyến du lịch có từ 50% - 70% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.

- Mức độ khai thác trung bình: Là tuyến du lịch có từ 30% - 49% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.

- Mức độ khai thác thấp: Là tuyến du lịch có dưới 30% số điểm du lịch trên tuyến được khai thác trong các tour du lịch hiện thực.

1.1.5. Quy trình xây dựng các điểm, tuyến du lịch vận dụng cho tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)