BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
2.1.3.1. Cơ sở hạ tầng
Theo Cục thống kê Quảng Nam, hiện nay cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch mới đáp ứng khoảng 30% nhu cầu phát triển du lịch, còn thiếu khoảng 70% gồm các hạng mục: cầu cảng du lịch, cầu tàu du lịch, hệ thống giao thơng, bãi đỗ xe, nhà đón tiếp, nhà vệ sinh cơng cộng tại khu, điểm du lịch. Vào những năm gần đây, được sự quan tâm của các ngành, các cấp, cơ sở hạ tầng đang dần có sự cải thiện đáng kể.
a. Mạng lưới giao thông
+ Đường bộ
Quảng Nam có một hệ thống đường bộ tương đối phát triển với đầy đủ các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và liên huyện. Tuy nhiên, hệ thống đường bộ phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã ven đồng bằng. Vùng núi mật độ giao thơng cịn thấp do địa hình phức tạp, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn.
+ Quốc lộ 1A: Điểm đầu tại km 942 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Điểm cuối tại km 1027 là ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Quảng Ngãi. Đi qua địa phận các huyện, thành phố: Núi Thành, Tam Kỳ, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn, Duy Xuyên và Điện Bàn. Tổng chiều dài 85 km, tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường 12 m, mặt đường 11 m kết cấu mặt bê tơng nhựa.
+ Đường Hồ Chí Minh: Điểm đầu tại A Tép ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên
Huế và tỉnh Quảng Nam, Điểm cuối tại cầu Đắc Zôn ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum. Tổng chiều dài toàn tuyến 190 km tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi với bề rộng nền đường 7,5 m, mặt đường 5,5 m kết cấu bê tông nhựa. Đoạn qua thị trấn, thị tứ có mặt cắt 22,5 m.
+ Quốc lộ 14B: Điểm đầu tại km 32 là ranh giới giữa thành phố Đà Nẵng và
tỉnh Quảng Nam thuộc địa phận 2 huyện Hòa Vang và huyện Đại Lộc. Điểm cuối tại km 74 điểm giao với đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Nam Giang. Tổng chiều dài tồn tuyến 42 km tiêu chuẩn cấp IV với bề rộng nền đường 9 m, mặt đường 8 m kết cấu mặt bê tông nhựa.
+ Quốc lộ 14D: Điểm đầu lý trình km 0 tại Bến Giằng nối với đường Hồ Chí Minh, điểm cuối lý trình km 74,4 tại cửa khẩu Đắc Ốc (huyện Nam Giang) ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Việt Nam với tỉnh Xê Kông - Lào.
Tổng chiều dài toàn tuyến 74,4 km tiêu chuẩn đường cấp V với bề rộng nền đường 6,5 m, mặt đường 3,5 m kết cấu mặt đá dăm láng nhựa.
+ Quốc lộ 14E: Điểm đầu lý trình km 0 tại ngã ba Cây Cốc, huyện Thăng Bình giao với quốc lộ 1A (lý trình km 972 + 200). Điểm cuối lý trình km 78 + 432 giao với đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn. Tổng chiều dài toàn tuyến 78,4 km, đoạn km 0 - km 23 tiêu chuẩn đường cấp V nền đường 6,5 m, mặt 3,5 m kết cấu bê tông nhựa; đoạn km 23 - km 78,4 tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng nền 9 m, mặt 6 m kết cấu bê tơng nhựa.
+ Ngồi ra tỉnh cịn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607, 609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618 (mới và cũ), 620 và nhiều hương lộ, xã lộ.... với chiều dài hàng ngàn km.
+ Đường thủy
Quảng Nam có trên 125 km bờ biển thuộc các huyện: Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Ngồi ra cịn có 15 hịn đảo lớn nhỏ ngoài khơi, 10 hồ nước (với 6000 ha mặt nước). Có 941 km sơng ngịi tự nhiên, đang quản lý và khai thác 307 km sông (chiếm 32,62%), gồm 11 sơng chính. Hệ thống sơng hoạt động chính gồm 2 hệ thống: sơng Thu Bồn và sông Trường Giang, hai hệ thống sông này đều đổ ra biển Đông theo 3 cửa sông: sông Hàn, Cửa Đại và Kỳ Hà.
Quảng Nam có tiềm năng để khai thác thế mạnh đường thủy, tuy nhiên Quảng Nam chưa có nhiều cảng biển du lịch - giải trí, cảng thể thao dành riêng cho tàu du lịch, thuyền buồm, thuyền máy,...Bên cạnh đó các thiết bị cơ sở vật chất chuyên dùng và các dịch vụ tương ứng để phục vụ cho tàu du lịch nhìn chung cịn thiếu.
+ Đường sắt
Tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Quảng Nam có chiều dài 91,5km, do công ty TNHH MTV quản lý đường sắt Quảng Nam - Đà nẵng quản lý, hiện có hơn 134 đường ngang, trong đó có 64 đường ngang là hợp pháp.
+ Đường hàng không
Năm 2005, Quảng Nam đã đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động thương mại để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế. Trong tương lai, sân bay Chu Lai sẽ được phát triển thành sân bay quốc tế phục vụ cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa trong khu vực. Ngồi ra, việc đưa sân bay Chu Lai vào hoạt động sẽ giúp cho du khách đến với hai di sản văn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn dễ dàng hơn.
Trong thời gian qua ngành bưu điện Quảng Nam đã có nhiều cố gắng tận dụng mọi nguồn lực, đảm bảo chất lượng, mở rộng mạng lưới bưu chính viễn thơng.
Trên toàn địa bàn hiện nay có trên 155 bưu cục. Mạng lưới điện thoại của Quảng Nam đã ngày càng phát triển và mở rộng, đến nay đã có 31.637 số máy điện thoại, bình qn có 2,3 máy/100 dân. Trong ngành du lịch, tại các khách sạn, nhà nghỉ, khu du lịch, điểm du lịch, du khách đều dễ dàng liên lạc trực tiếp trong nước và quốc tế.
Dịch vụ bưu chính của Quảng Nam cũng được chú trọng phát triển đáng kể, ngồi báo chí phát hành hằng ngày cịn có hệ thống EMS, dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ điện hoa, rất thuận tiện cho việc thu nhận thông tin bưu phẩm trong và ngoài nước một cách nhanh nhất.
Có thể thấy mạng lưới thông tin liên lạc của Quảng Nam đã khá phát triển, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế nói chung và du lịch nói riêng diễn ra thuận lợi.
c. Hệ thống cấp điện, nước sạch
+ Hệ thống điện
Nguồn điên tiêu dùng hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam chủ yếu được lấy từ lưới điện quốc gia. Lưới điện được kết nối tạo thành một mạng lưới thống nhất như lưới điện nội tỉnh. Ngồi ra tại Quảng Nam có 47 trạm thủy điện với tổng công suất lên đến 1,6 triệu MW.
Trong thời gian tới Quảng Nam cần thiết phải mở rộng, nâng cấp mạng lưới điện, trước tiên là để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh cho nhân dân và để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, rộng khắp phục vụ cho hoạt động du lịch ở các khu, tuyến, điểm du lịch.
+ Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước của Quảng Nam dựa trên nguồn nước mặt và nước ngầm trên địa bàn. Nguồn nước mặt sử dụng cho sinh hoạt chủ yếu được lấy từ sông Thu Bồn, sông Vu Gia với công suất 500.000 m3/ ngày.
Về thoát nước: Do hệ thống thoát nước chưa đảm bảo nên thường xuyên gây ra hiện tượng ngập úng vào mùa mưa gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân và cả hoạt động du lịch, đặc biệt là ở đô thị cổ Hội An.
2.1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật a. Cơ sở lưu trú
Khả năng cung ứng các cơ sở lưu trú của Quảng Nam đã tăng lên nhanh chóng. Số lượng khách sạn, resort và số phịng đạt tiêu chuẩn quốc tế chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Tốc độ tăng trưởng khách sạn trung bình là 5,5%.
Bảng 2.1: Cơ sở lƣu trú tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2014
Hạng khách sạn 2006 2011 2014 Số KS Số phòng Số KS Số phòng Số KS Số phòng Tổng số 87 3159 108 4327 134 5337 Xếp hạng 39 1959 64 3323 70 4034 1 sao 14 366 17 414 17 414 2 sao 12 423 22 688 25 769 3 sao 5 336 11 657 11 662 4 sao 7 671 11 1034 13 1403 5 sao 1 163 3 530 4 786 Đạt chuẩn 20 299 29 467 30 445 Chƣa xếp hạng 28 901 15 537 34 858
(Nguồn: Sở VH - TT - DL tỉnh Quảng Nam)
Cho tới nay, Quảng Nam đã có 134 cơ sở lưu trú, trong đó có 70 khách sạn được tổng cục Du lịch công nhận hạng từ 1 sao trở lên gồm có 4 khách sạn đạt chuẩn 5 sao, 13 khách sạn đạt chuẩn 4 sao, 11 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 25 khách
sạn đạt chuẩn 2 sao và 17 khách sạn đạt chuẩn 1 sao với tổng số 5337 phòng (4034 phịng được xếp hạng). Riêng Hội An tính đến cuối năm 2014, tồn thành phố đã có 168 cơ sở lưu trú (chiếm 80,6% tồn tỉnh)với tổng số phịng lưu trú là 4496, trong đó có ¾ khahcs sạn 5 sao, 13/13 khách sạn 4 sao,10/11 khách sạn 3 sao, 13/25 khách sạn 2 sao.
Nhiều đơn vị kinh doanh lưu trú đã cải tạo và nâng cấp cơ sở lưu trú, trang thiết bị khách sạn, từng bước nâng cao chất lượng, phục vụ kịp thời, giải quyết tốt nhu cầu thị hiếu của khách. Tuy nhiên, chất lượng của các khách sạn ở Quảng Nam chưa cao, nhiều cơ sở lưu trú có quy mơ và số lượng phịng chưa đồng bộ, cơng suất sử dụng phòng còn thấp, bình quân từ 55% - 70% và chỉ tập trung vào mùa cao điểm.
Bên cạnh hệ thống các khách sạn , Quảng Nam cịn có hệ thống các nhà khách, nhà trọ, nhà nghỉ để phục vụ cho những đối tượng khách có khả năng chi trả thấp. Ngồi ra, UBND thành phố Hội An cũng khuyến khích người dân mở cửa phục vụ khách lưu trú ngay tại nhà ở của mình. Bên cạnh đó, phịng Thương Mại - Du lịch Hội An cũng cho phép mở cửa các nhà cổ với trang thiết bị đạt yêu cầu phục vụ khác quốc tế lưu trú qua đêm.
Nhìn chung, sự phân bổ các khách sạn và nhà nghỉ còn thiếu hợp lý, chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố và thị xã làm hạn chế khả năng phục vụ du khách đến địa phương. Thực tế này khiến cho khu vực phía Đơng xảy ra tình trạng thừa nguồn cung dẫn đến cạnh tranh nhau trong khi ở khu vực phía Tây lại bị thiếu nguồn cung, chất lượng lại chưa được tốt vì loại hình lưu trú ở đây chủ yếu là nhà nghỉ. Đây cũng là một phần lí do khiến du lịch phía Tây chưa được phát triển.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch trong phát triển du lịch như trên là do việc quy hoạch du lịch của tỉnh chưa toàn diện, mới chỉ tập trung vào các tài nguyên sẵn có của mình mà khơng chủ động khai thác thêm những điểm du lịch khác. Chính vì vậy nên việc đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú phục vụ du khách chỉ được tập trung vào những khu vực được quy hoạch để phát triển du lịch kéo theo tình trạng thiếu nguồn cung cơ sở lưu trú tại những điểm du lịch tiềm năng.
b. Cơ sở phục vụ ăn uống
Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở Quảng Nam cũng phát triển nhanh. Ở những nơi du lịch phát triển như Hội An, Cù Lao Chàm hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phịng ăn (restaurant), quầy bar v.v... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ngoài ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, chất lượng đa dạng.
Mạng lưới các nhà hàng phục vụ ăn uống rãi khắp địa bàn của tỉnh, nhưng mật độ tập trung cao nhất là ở Hội An. Theo thống kê, từ năm 2010, Quảng Nam đã có 214 cơ sở kinh doanh ăn uống. Số lượng nhà hàng mọc lên ngày càng nhiều và thu hút đông đảo du khách bởi những món ăn đặc sản. Mặc dù chính quyền địa phương cùng với ngành du lịch đã quan tâm đến công tác quy hoạch du lịch nhưng tình hình hiện nay rất dễ xảy ra nguy cơ quá tải nhà hàng nhất là vào mùa cao điểm du lịch ở Hội An.
Bảng 2.2: Số lƣợng cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Số lƣợng doanh nghiệp 128 137 152 175 189
Số lƣợng cơ sở phục vụ ăn uống
214 254 278 306 332
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam)
Thống kê sơ bộ hiện nay, Quảng Nam có trên 200 nhà hàng trong tổng số 332 cơ sở phục vụ ăn uống, trong đó số nhà hàng thuộc khách sạn quản lý chiếm đến hơn 35%, số còn lại do tư nhân quản lý. Một số nhà hàng tiêu biểu như Lồng Đèn Đỏ, phố Hội, Du Thuyền, Sen.... Ngồi ra cịn có khoảng 150 nhà hàng có quy mơ trung bình (100 - 150 chỗ ngồi), 80 nhà hàng thủy sản dọc ven các khu du lịch biển có quy mơ nhỏ (50 - 100 chỗ ngồi). Số lượng nhà hàng khá lớn, phần nào đáp ứng nhu cầu của du khách, chất lượng cũng dần được cải tạo. Tuy nhiên, số lượng đủ
điều kiện phục vụ khách quốc tế cịn hạn chế. Các món ăn phục vụ khách khá đa dạng, nhất là đặc sản chế biến từ hải sản và các món ăn địa phương.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn thường có hiệu quả thấp. Doanh thu từ nhà hàng ăn uống trung bình chiếm 22 - 25% trong tổng doanh thu của khách sạn. Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống mặc dù rất đa dạng, phong phú nhưng việc khai thác để phục vụ khách du lịch cịn bị hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng của các nhà hàng chưa đồng bộ, mặc dù một số nhà hàng có số chỗ ngồi lớn nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khi có đón những đồn khách du lịch có số lượng lớn. Ngồi ra, các nhà hàng ở đây vẫn chưa thu hút phần đơng khách du lịch quốc tế. Vì vậy cần có sự nâng cấp, cải tạo nhằm nâng cao chất lượng để phục vụ khách hàng được mọi thời điểm và mọi nhu cầu khác nhau.
c. Cơ sở phục vụ vui chơi giải trí
Cơ sở vui chơi giải trí, thể thao ở Quảng Nam có bước phát triển đáng kể so trong thời gian trở lại đây với đầy đủ các loại hình: thể thao, hệ thống sân tennis, bể bơi, vũ trường, rạp chiếu phim, karaoke,...Tuy nhiên các khu vui chơi giải trí lớn, tầm cỡ cịn hạn chế.
Loại hình văn hóa, văn nghệ dân tộc đặc sắc của xứ Quảng trước đây chưa được chú ý, đầu tư đúng mức thì nay bước đầu đã được khai thác để phục vụ du khách tại một số điểm du lịch, đặc biệt là ở khu phố cổ Hội An.
Nhìn chung cơ sở vui chơi giải trí tại Quảng Nam cịn rất nghèo nàn, ít khả năng thu hút khách. Những hạn chế trong hoạt động vui chơi giải trí khiến cho khơng ít du khách khơng biết sử dụng thời gian nhàn rỗi làm gì mỗi khi lưu trú tại Quảng Nam, từ đó gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới số ngày lưu trú bình quân và hoạt động du lịch tại các điểm du lịch.
d. Các cơ sở cung cấp một số dịch vụ khác
+ Cơ sở bán hàng lưu niệm
Quảng Nam khá nổi tiếng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ các làng nghề truyền thống. Các làng nghề thủ cơng này góp phần tạo nên các sản phẩm lưu
niệm độc đáo cho Hội An nói riêng và Quảng Nam nói chung. Ngồi ra, tại Quảng Nam cịn có hơn 100 của hàng bán các loại sản phẩm khác như giả cổ, gốm, sứ mỹ nghệ, tranh lụa, nữ trang, mỹ phẩm,...Hàng lưu niệm bước đầu đã hình thành ở một số khu vực trong tuyến phố cổ và các khu, điểm du lịch. Tuy nhiên trừ Hội An ra thì mạng lưới các điểm bán vẫn chưa phát triển mạnh và chưa hình thành các khu phố tập trung, hấp dẫn, thuận tiện cho việc mua sắm của khách; mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã và chủng loại, chất lượng chưa cao.
+ Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ vận chuyển trên địa bàn Quảng Nam còn phụ thuộc nhiều vào dịch vụ vận chuyển của Đà Nẵng. Hiện nay trên tồn địa bàn mới chỉ có khoảng chừng 100 đầu xe, hơn 1000 chỗ ngồi để vận chuyển khách du lịch. Hầu hết xe vận chuyển du