- DL văn hóa DL nghiên cứu
BẢN ĐỒ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM
3.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể
3.3.2.1. Khai thác tổng hợp tự nhiên, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sản phẩm du lịch đặc thù cho mỗi điểm, tuyến du lịch
Ở mỗi điểm tài ngun có thể phát triển một loại hình du lịch dựa trên ưu thế đặc thù của tự nhiên đó. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng của sự phát triển du lịch Quảng Nam, đòi hỏi nhanh chóng tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo mang bản sắc riêng của tỉnh.
từ đó có kế hoạch xây dựng những sản phẩm mang tính đặc thù, có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
3.3.2.2. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu ngay tại mỗi điểm, tuyến du lịch
Điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của từng loại cán bộ, nhân viên và lao động du lịch. Khuyến khích đào tạo ở trình độ Đại học và trên Đai học, thực hiện nâng cao nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Nâng cao hiểu biết, ứng xử đối với khách và ý thức bảo vệ môi trường.
Tiếp tục phối hợp với các trường mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho nhân viên làm việc tại các khu nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch. Xem đây là một trong nhẽng điều bắt buộc về tiêu chuẩn đối với các doanh nghiệp nhằm hướng đến một ngành du lịch chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh.
Quy định chặt chẽ về kiến thức văn hóa xã hội, có biện pháp ràng buộc các đơn vị kinh doanh du lịch khi tuyển dụng lao động phải đạt kiến thức văn hóa theo yêu cầu. Thường xuyên tổ chức thơng tin, cập nhật kiến thức văn hóa cho lao động trong ngành.
3.3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến, quảng bá du lịch
Tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch như tham gia các hội chợ triển lãm, trong nước, quốc tế. Đặc biệt, chú ý hình thức tổ chức roadshow tại một số thị trường mới như Hàn Quốc, ASEAN, Tây Âu, Bắc Mỹ,...Phấn đấu thiết lập đại diện khơng chính thức của du lịch Quảng Nam tại các thị trường trọng điểm trong nước và nước ngoài.
Tuyên truyền thông tin về tài nguyên tự nhiên và các loại hình du lịch sinh thái phát triển trên đó, gắn hoạt động du lịch với hoạt động xã hội và bảo vệ mơi trường. Cần nhanh chóng đẩy mạnh quảng bá du lịch qua các trang web để đưa thông tin về các tuyến, điểm du lịch Quảng Nam đến với du khách.
Đẩy mạnh quảng bá tuyên truyền về các tuyến, điểm, tour du lịch mới trên phương tiện thông tin đại chúng và bằng các hình thức khác như trên các ấn phẩm, trên các phương tiện trực quan. Xây dựng trạm du khách bên các tuyến đường chính
nối các điểm du lịch để phục vụ, điều hành du khách, tổ chức các chiến dịch phát động du lịch qua hội chợ du lịch. Tiếp tục nghiên cứu, tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch thơng qua lễ hội và các hoạt động văn hóa khác.
3.4. Kiến nghị
Đề nghị tỉnh Quảng Nam sớm có kiến nghị với Tổng Cục du lịch, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trong những năm tới, cần quan tâm và đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam, nhằm tạo điều kiện cho quá trình triển khai các chiến lược, quy hoạch các chương trình kế hoạch phát triển du lịch ở địa phương một cách hiệu quả và thiết thực.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương các bước lập thủ tục hồ sơ để công nhận Đô thị du lịch; Khu, tuyến, Điểm du lịch theo quy định của Luật du lịch. Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường du lịch; các hoạt động dịch vụ du lịch đặc trưng về biển, các chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa cơng tác xã hội hóa trong các hoạt động du lịch.
- Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hàng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn trong việc đào tạo để có biện pháp khắc phục.
- Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch: Tạo điều kiện để thực hiện chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư qua việc sử dụng quỹ đất để phát triển CSHT du lịch. Tạo cơ chế cho địa phương huy động các nguồn vốn khác để đầu tư du lịch. Tăng nguồn hỗ trợ đầu tư CSHT du lịch cho các địa phương.
- Khuyến khích các địa phương trên địa bàn hàng năm bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tư trong tổng nguồn chi ngân sách của địa phương và từ các khoản thu ngân sách vượt kế hoạch trên địa bàn để đầu tư phát triển du lịch và tạo môi trường khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch.
- Sắp xếp, kiện toàn hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Chuyên mơn hố các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch. Điều chỉnh và tổ chức lại các
doanh nghiệp du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động của Hiệp hội du lịch, phát huy vai trò hơn nữa của Hiệp hội trong việc xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, lành mạnh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp. Đưa ra các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch về lữ hành, khách sạn, vận chuyển… phải chủ động liên kết với nhau thành một chuổi chỉnh thể không tách rời nhau, cùng phối hợp cung cấp các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp tự chủ trong lựa chọn đối tác, xây dựng các loại hình, sản phẩm du lịch sao cho đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa, truyên thống của địa phương…trên tinh thần cùng phát triển, để thu hút khách du lịch, tạo sự liên thông trong phục vụ du khách, nhằm hướng đến thỏa mãn nhu cầu của du khách sau khi sử dụng dịch vụ du lịch.
KẾT LUẬN
Quảng Nam nằm ở vị trí trung độ của đất nước, trong hành lang kinh tế - thương mại của địa bàn trọng điểm kinh tế miền Trung. Bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý, vùng đất này cịn tập trung nhiều tiềm năng, tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú mà tiêu biểu là Di sản văn hóa thế giới Đơ thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn. Từ đó tạo ra cho Quảng Nam một mạng lưới các điểm du lịch và các điểm du lịch tiềm năng dày đặc. Các cụm, điểm, tuyến du lịch rất đa dạng về sản phẩm du lịch đặc trưng, có khả năng khai thác tốt và đóng vai trị quan trọng trong sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch cũng như mở rộng hoạt động du lịch của Quảng Nam trong tương lai.
Có tiềm năng phát triển du lịch là vậy, tuy nhiên thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của Quảng Nam chưa thực sự ngang tầm với tiềm năng du lịch vốn có. Các điểm, tuyến du lịch chưa được khai thác đúng mức ở khu vực các địa phương xung quanh hai di sản văn hóa. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ở những điểm, tuyến du lịch còn chưa đồng bộ, nhất là ở những khu, điểm du lịch xa trung tâm, vùng núi gây nhiều khó khăn cho việc khai du lịch.
Qua nghiên cứu cơ sở thực tiễn, đề tài : Xây dựng điểm, tuyến du lịch ở tỉnh
Quảng Nam đã tìm hiểu rõ về tình hình khai thác các điểm, tuyến du lịch hiện nay ở
Quảng Nam thơng qua đó lột tả được tầm quan trọng của các tuyến, điểm du lịch đối với sự phát triển sản phẩm du lịch của địa phương. Không chỉ vậy, khai thác tuyến, điểm du lịch đúng mức cịn có đóng góp tích cực tới xã hội như nâng cao đời sống nhân dân giúp xóa đói giảm nghèo, đảm bảo mơi trường phát triển bền vững...
Thông qua nghiên cứu thực trạng khai thác điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đề tài đã xác định được các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa quyết định, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch toàn tỉnh. Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp xác định điểm, tuyến du lịch là cơ sở để xác định các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, vùng và địa phương. Từ đó đề tài đã đưa
tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia. Đây chính là động lực để thúc đẩy du lịch Quảng Nam phát triển, nhanh chóng trở thành một trung tâm du lịch của miền Trung. Ngoài ra,trên tồn tỉnh cịn có rất nhiều các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương đang được đầu tư khai thác, hứa hẹn sẽ mang đến cho Quảng Nam những sản phẩm du lịch hấp dẫn độc đáo, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.