- DL văn hóa DL nghiên cứu
BẢN ĐỒ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM
3.3.1. Nhóm giải pháp chung
3.3.1.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Nam
1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch trên các lĩnh vực
- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch đến năm 2020.
- Xây dựng chiến lược marketing du lịch đến năm 2020, phân đoạn thị trường, xác định các biện pháp tiếp cận thị trường và sản phẩm phù hợp với từng phân đoạn thị trường theo các giai đoạn.
- Xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch giai đoạn 2020 cho Quảng Nam; đưa ra đề án phát triển và quản lý thương hiệu du lịch.
2. Hồn thành cơng tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch
- Xây dựng lại quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH tỉnh, trong đó có du lịch định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo quy hoạch chung của cả nước, gắn liền với vùng du lịch Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Tiến hành rà soát, mở rộng thêm các điểm, tuyến du lịch mới; xác định lại các điểm, tuyến du lịch có ý nghĩa quốc tế, quốc gia, vùng và địa phương để có chiến lược hành động tốt nhất.
- Tổ chức triển khai chương trình phát triển các sản phẩm du lịch mới.
3. Triển khai thực hiện các chương trình, đề án ưu tiên phát triển du lịch
- Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, hồn thiện đường giao thơng đến các điểm du lịch để thu hút khách.
- Xây dựng các đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng nông thôn, vùng núi.
4. Thu hút đầu tư du lịch
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư để phát triển các trọng điểm du lịch của tỉnh. Tạo ra các chính sách thơng thống để kêu gọi những dự án đầu tư lớn ở những vùng có tiềm năng du lịch nhưng chưa được khai thác.
- Thu hút đầu tư xây dựng một số khu giải trí, thể thao như sân golf, casino; đẩy nhanh việc tìm nguồn vốn cho khu du lịch đa chức năng Hội An, tạo cơ hội cho các dự án lớn có năng lực tài chính, đồng thời khuyến khích các dự án vừa và nhỏ đầu tư ở khu vực ngoài tuyến ven biển nhằm thu hút khách nội địa.
5. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Hiện nay, tại nhiều điểm du lịch ở Quảng Nam do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch đã tạo ra sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên và môi trường. Làm sao để đạt được mục tiêu vừa phát triển du lịch bền vững, vừa tạo ra môi trường du lịch thuận lợi là một câu hỏi lớn đặt ra cho các cấp, các ngành du lịch Quảng Nam. Trong giới hạn luận văn, tác giả xin được đề xuất một số giải pháp sau:
- Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực du lịch, các cấp, ngành cần tham mưu cho UBND tỉnh ra các văn bản pháp lý về quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là văn bản chế tài về khai thác, sử dụng, tu bổ và tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trước tiên, cần hoàn chỉnh một số quy chế về quản lý cơ sở lưu trú, quản lý các hoạt động du lịch trên biển, quản lý di tích,....
- Thành lập ban quản lý du lịch tại một số khu vực trọng điểm để trực tiếp quản lý các dự án đầu tư phát triển, dự án tăng cường năng lực quản lý ngành thuộc các nguồn ngân sách trung ương, tỉnh và tài trợ của các tổ chức quốc tế và triển khai các hoạt động du lịch có hiệu quả, an tồn và bền vững. Triển khai thu phí và lệ phí để tái đầu tư.
- Tăng cường sự hợp tác liên ngành giữa du lịch và các ngành kinh tế khác để đưa ra giải pháp thích hợp cho môi trường.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan đảm bảo an ninh quốc gia trong các hoạt động đầu tư xúc tiến, quảng bá và kinh doanh du lịch. Xây dựng các tuyến, điểm, khu du lịch an toàn làm cho du khách thật sự yên tâm khi đến du lịch ở Quảng Nam. Xây dựng mơi trường du lịch lành mạnh, khơng có tình trạng ăn xin chèo kéo du khách, hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1. Lập đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 gắn liền với vùng du lịch Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Quy hoạch và quản lý quy hoạch
Tiếp tục nghiên cứu khớp nối các quy hoạch du lịch với quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương liên quan và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch phải gắn với phát huy đầy đủ các tài nguyên du lịch hiện có, chú ý các giá trị bản sắc văn hóa địa phương, xây dựng phương án khai thác, giữ gìn và tơn tạo tài nguyên, nghiên cứu thị trường, thị hiếu để lập dự án kêu gọi đầu tư, không tiến hành quy hoạch một cách áp đặt đơn thuần chỉ dựa vào tài ngun mà khơng tính tốn đến các yếu tố liên quan trong hệ thống. Điều chỉnh các quy hoạch đã có và nghiên cứu lựa chọn một số khu vực trọng điểm tiến hành quy hoạch. Quan điểm thực hiện quy hoạch là đồng bộ, khoa học, có thể thuê tư vấn nước ngoài giúp lập một số quy hoạch du lịch trọng điểm. Đồng thời với việc lập, điều chỉnh quy hoạch cần thực hiện nghiêm túc trong quản lý sau quy hoạch, thông qua thẩm định, kiểm tra và giám sát và có các quy định chế tài nghiêm ngặt.
3. Thu hút đầu tư du lịch
Tiếp tục xây dựng Hội An trở thành trung tâm du lịch của tỉnh có tầm cỡ quốc gia và khu vực với thế mạnh là nơi du lịch văn hóa và du lịch biển đảo, tạo nguồn khách cho các cụm du lịch khác trong tỉnh. Đầu tư xây dựng đảo Cù Lao Chàm trở thành đảo du lịch tổng hợp bao gồm các sản phẩm về du lịch biển, du lịch rừng, du lịch văn hóa - lịch sử. Xây dựng Tam Kỳ trở thành hạt nhân du lịch ở phía Nam, có một số khách sạn từ 3 - 4 sao khai thác các tuyến du lịch Tam Kỳ - Phú Ninh, Tam Thanh - Tam Kỳ - Tiên Phước - Trà My - tháp Chàm - địa đạo Kỳ Anh, khai thác nguồn khách công vụ, khách nghỉ cuối tuần, khách hội nghị, hội thảo....
Thu hút đầu tư vào các khu du lịch Mỹ Sơn - Thạch Bàn, bao gồm lâm viên, văn hóa, khu lưu trú, nơi giữ chân khách cho các tour du lịch sơng Thu Bồn, suối nước nóng Tây Viên, thủy điện Duy Sơn 2 và các làng nghề truyền thống ở Duy Xuyên.
Đối với du lịch miền núi và đường Hồ Chí Minh tập trung khai thác các trọng điểm: A Sờ, sông Tranh, Phước Sơn. Xây dựng một số làng văn hóa các dân tộc thiểu số ở Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Trà My, Phước Sơn. Chuẩn bị các điều kiện để có thể đón khách du lịch đường bộ qua cửa khẩu Đắc Ốc (Nam Giang).
Hình thành dọc ven biển từ Điện Ngọc vào Kỳ Hà các khu du lịch cao cấp trong đó thu hút một số nhà đầu tư nước ngồi, thu hút đầu tư thêm các cơng trình cơng cộng, khu thể thao, vui chơi giải trí để thu hút khách.
4. Phát triển sản phẩm và thị trường du lịch
Tiếp tục khai thác thế mạnh tiềm năng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái để nâng cao chất lượng du lịch ở các địa phương. Xây dưng những sản phẩm mới mang tính đa dạng và phong phú gắn liền với nhiều loại hình văn hóa, biển đảo và khu vực phía Tây của tỉnh. Chú ý phát triển sản phẩm du lịch làng nghề và xây dựng thương hiệu quốc tế đối với sản phẩm làng nghề như: lồng đèn, may mặc, sản phẩm mộc và đồng... để tạo nguồn thu trong bán và xuất khẩu hàng lưu niệm.
Phát triển mối quan hệ về du lịch giữa Quảng Nam với các tỉnh thành phố bằng hình thức liên kết thích hợp, nhất là các tỉnh, thành phố lân cận như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nha Trang.
Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các doanh nghiệp lữ hành mở ra những tour, tuyến mới khai thác tiềm năng du lịch trong tỉnh cũng như thu hút được nguồn khách quốc tế và nội địa đến Quảng Nam, chú ý phối hợp với các hãng hàng không, tàu biển, các cửa khẩu đường bộ.