Theo lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam (Trang 77 - 82)

BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM

2.2.2. Theo lãnh thổ

2.2.2.1. Các điểm du lịch đang khai thác - Đô thị cổ Hội An

Đô thị cổ Hội An nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía Đơng Nam, cách thành phố Tam Kỳ 60 km về phía Đơng Bắc. Từ cuối thế kỷ 16, Hội An từng là trung tâm mậu dịch quốc tế trên hành trình thương mại Đơng - Tây, là một thương cảng phồn thịnh nhất của xứ Đàng Trong - Việt Nam trong triều đại các chúa Nguyễn bởi thương thuyền từ Nhật Bản, Trung Hoa, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan ... thường đến đây để trao đổi, mua bán hàng hố.

Đơ thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều cơng trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ ... những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

Trong vài năm trở lại đây, du lịch Hội An được du khách biết đến như là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất miền Trung và cả nước. Con số 1,7 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan thành phố năm 2014 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thương hiệu du lịch này. Không gian du lịch Hội An không chỉ là phố cổ mà còn được mở rộng đến các vùng quê, làng nghề, biển đảo… Điều này đã đáp đứng được nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách từ nghỉ dưỡng, khám phá đến trải nghiệm, vui chơi… Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh thị trường cũng như những tác động nội tại và bên ngoài như hiện nay (suy giảm thị trường khách châu Âu, châu Mỹ do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, chính trị, sắc tộc; xu hướng sụt giảm khách nội địa; sạt lở biển Cửa Đại…) đã trở thành những thách thức đòi hỏi thành phố có sự chuyển hướng phù hợp để giữ vững thương hiệu và tốc độ tăng trưởng khách.

- Mỹ Sơn

Ngày 1/12/1999, Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Kể từ đó, Mỹ Sơn đã thu hút được nhiều khách du lịch, hằng năm tăng 13.000

lượt với tốc độ tăng trung bình 26%/năm, chủ yếu là khách quốc tế. Đặc biệt năm 2014 có hơn 235 nghìn lượt khách quốc tế và nội địa đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Điều này càng chứng tỏ rằng Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới, không những thu hút được nhiều khách quốc tế mà việc thu hút khách nội địa cũng góp phần khơng nhỏ.

Hình ảnh du lịch của Mỹ Sơn được quảng bá tích cực thơng qua những hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung. Chương trình “hành trình văn hóa” được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần nhằm quảng bá hình ảnh của Mỹ Sơn và Quảng Nam một cách rộng rãi hơn và kích thích nhu cầu tham quan của du khách. Bên cạnh đó, hình ảnh Mỹ Sơn cịn được giới thiệu kèm với những địa danh khác như chương trình du lịch “Ba địa phương, một điểm đến” (Thừa Thiên Huế - Quảng Nam - Đà Nẵng) hoặc nằm trong hành trình “con đường Di sản miền Trung”.

Để phát triển du lịch tại Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam cùng với các công ty du lịch xây dựng nhiều chương trình du lịch, lễ hội đặc sắc thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Từ năm 2006, Mỹ Sơn được đẩy mạnh du lịch văn hóa với những khám phá hết sức ấn tượng cùng các lễ hội như: lễ hội bà Thu Bồn, mùa xuân bên tháp cổ, đêm Mỹ Sơn huyền ảo,.....Tour du lịch “Mỹ Sơn sớm” tham quan Mỹ Sơn lung linh trong sương sớm được tổ chức và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía du khách. Ngồi ra cịn có các tour du lịch tham quan Mỹ Sơn bằng thuyền và xe đạp.

Song song với việc khai thác du lịch từ các tháp cổ Mỹ Sơn, chính quyền địa phương cũng đã đầu tư xây dựng bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa rộng 500m2

để phục vụ du khách. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động du lịch ở Mỹ Sơn còn rất thấp so với mặt bằng chung cả tỉnh, cao nhất chỉ chiếm 38,6%, điều này cho chúng ta thấy rõ Mỹ Sơn chưa được khai thác đúng với giá trị của nó. Phần lớn doanh thu chỉ thu từ vé tham quan, các mặt hàng lưu niệm chưa thật sự phong phú để có thể thu hút, hấp dẫn khách du lịch. Đây là vấn đề còn rất hạn chế trong việc khai thác du lịch tại di sản văn hóa thế giới này.

- Cù Lao Chàm

Cù Lao Chàm nổi tiếng với nhiều tên gọi khác nhau trong lịch sử: Sanfu - Fùlaw, Pulociam, Pulaocham, Polochiam Pello, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La - là một cụm đảo nằm bên bờ biển Đơng, quần tụ thành hình cánh cung quay về huớng đất liền, có tọa độ địa lý 15015’20’’- 15015’15’’vĩ Bắc, 1080

23’10’’kinh Đông, chiếm khoảng 15.5km2, cách bờ biển Cửa Đại 15km, cách trung tâm khu Phố cổ Hội An 19km (10 hải lý) về hướng Đông - Đông Bắc gồm 8 hịn đảo: Hịn Ơng, Hịn Tai, Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Khơ Mẹ và Hịn Khơ Con. Trên cụm đảo có hịn Lao lớn nhất, với hệ thống núi phát triển theo hình cánh cung, độ cao nhất 517m, sườn phía đơng có đá tảng dốc đứng, hiểm trở bao bọc, sườn phía tây dốc thoải, nhiều bãi cát bồi ven biển. Năm 2009, tại Jeju, Hàn Quốc, cuộc họp thứ 21 của Ủy ban điều phối Quốc tế Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận Cù Lao Chàm là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Từ đó, lượng khách đến Cù Lao Chàm mỗi năm đã tăng lên khoảng 176 nghìn lượt khách. Riêng 4 tháng đầu năm 2014, Cù Lao Chàm đón hơn 40 nghìn lượt khách đến tham quan, du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ. Vào những dịp cao điểm như lễ tết, mỗi ngày Cù Lao Chàm đón 2 - 3 nghìn lượt khách, một con số rất lớn nếu so với tổng dân cư trên đảo (khoảng 2,5 nghìn người). Nhiều loại hình du lịch đã được triển khai như tham quan di tích, làng nghề; lặn ngắm san hô; câu cá; ẩm thực hải sản… đã đưa vào phục vụ. Cùng với đó, các hoạt động lưu trú, vận chuyển khách từ đất liền ra đảo cũng phát triển mạnh. Tính đến năm 2014, đã có khoảng 42 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh du lịch đưa khách ra Cù Lao Chàm và hơn 40 cơ sở kinh doanh lưu trú tại đảo (chủ yếu mơ hình homestay).

- Biển Cửa Đại

Cách đơ thị cổ Hội An khoảng 5 km về phía đơng và cách Đà Nẵng 30 km về phía Nam. Cửa Đại là hợp lưu của ba con sơng lớn ở Hội An đó là: sơng Thu Bồn, Trường Giang và Đế Võng. Bở biển Cửa Đại với bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và luôn được mặt trời chiếu sáng hàng năm đã thu hút một lượng lớn khách du lịch đến đây tham quan, nghỉ dưỡng và tắm biển. Hiện nay, dọc theo

bờ biển Cửa Đại, các khu nghỉ dưỡng cao cấp mọc lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của du khách. Đây cũng là một địa điểm thú vị không thể bỏ qua khi du khách đến với Hội An.

2.2.2.2. Các tuyến du lịch đang khai thác

Nhìn chung du lịch ở Quảng Nam chủ yếu mới chỉ khai thác các tuyến tập trung vào khu vực đồng bằng ven biển và thường kết nối với thành phố Đà Nẵng đây là một sản phẩm mà chúng ta vẫn biết đến với tên gọi “Con đường di sản thế giới”. Tuyến du lịch chủ đề này có điểm xuất phát và kết thúc là Đà Nẵng, đi qua hai di sản ở Quảng Nam là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (hai nơi này được gọi là điểm du lịch). Gần đây sản phẩm này đã mở rộng ra tham quan thêm các điểm như Cù Lao Chàm và hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh). Tuyến du lịch tận dụng khá tốt các điểm đến nổi bật của vùng nhưng tài nguyên tỉnh vẫn còn nhiều điểm đến khác cùng khu vực chưa được khai thác triệt để như: tháp Khương Mỹ, Núi Thành, bãi Rạng (huyện Núi Thành); các di tích lịch sử như địa đạo Kỳ Anh, bãi Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ)… Việc khai thác thường xuyên một số điểm du lịch trong tuyến như vậy sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh điểm du lịch đó, với thuật ngữ du lịch chúng ta gọi đây là vượt quá sức chứa vật lí, sinh học, tâm lí và xã hội của điểm du lịch. Thực tế này đã xảy ra với biển Cửa Đại và phố cổ Hội An. Vì vậy nên rút ra rằng tỉnh Quảng Nam nếu muốn duy trì lượng khách đến với mình cần giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch của tỉnh bằng cách đa dạng hóa điểm đến trong tuyến du lịch để hạn chế việc quá tải về các khia cạnh của sức chứa như trên.

Bên cạnh khu vực đồng bằng ven biển, khu vực miền núi phía Tây của tỉnh cũng đang được quan tâm khai thác trong vài năm trở lại đây. Việc khai thác khu vực phía Tây để phát triển du lịch nhằm tạo hình ảnh du lịch mới cho Quảng Nam, phân chia lại thu nhập đồng đều giữa các vùng với nhau và mục đích cuối cùng là để giảm bớt sức chứa cho những điểm du lịch đang bị quá tải. Sản phẩm du lịch theo khu vực này là tuyến du lịch khám phá tìm hiểu tự nhiên và lịch sử Cách

Mạng. Có hai tuyến du lịch chủ yếu ở phía Tây, theo lộ trình: Đà Nẵng - Nam Giang - Tây Giang - Đông Giang - Đà Nẵng và Hội An - Nam Trà My - Phước Sơn - Nam Giang - Hội An. Hai tuyến này chỉ có hoạt động tham quan là chủ yếu nên thời gian lưu lại của du khách ở những điểm du lịch trên thường ngắn hoặc thậm chí khơng có. Do vậy doanh thu từ du lịch tại khu vực này thấp hơn nhiều so với phía Đơng. Một số điểm du lịch thực sự có sức hút như thác Grăng (huyện Tây Giang), suối nước nóng ở Đắc Pring (huyện Nam Giang), thác Ba Tầng (huyện Nam Trà My), làng truyền thống K’Tu (Tây Giang)… nhưng chưa được tỉnh Quảng Nam đầu tư khai thác. Nếu biết tận dụng triệt để những điểm du lịch này, có lẽ doanh thu từ du lịch của khu vực phía Tây sẽ cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng điểm, tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Nam (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)