Tính bền vững của mơ hình QLCĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu

1.6. Mơ hình Quản lý cộng đồng

1.6.2.5. Tính bền vững của mơ hình QLCĐ

Tính bền vững của Quản lý cộng đồng đƣợc thể hiện qua chiến lƣợc tập trung nâng cao năng lực cho cộng đồng, nhân rộng mơ hình thơng qua việc thực hiện Quỹ sáng kiến cộng đồng, cùng với các hoạt động xây dựng mạng lƣới và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện trong và ngoài vùng dự án.

Hoạt động nâng cao năng lực cho cộng đồng đƣợc thiết kế thơng qua việc thành lập nhóm nịng cốt tại mỗi xóm dự án, mỗi xóm có 10 thành viên nòng cốt - tự ứng cử hoặc đƣợc ngƣời dân bầu chọn – đƣợc hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa tập huấn do dự án tổ chức. Nội dung tập huấn xoay quanh các chủ đề về nâng cao kiến thức, kỹ năng quản lý và các chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc (Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, Thiết kế và quản lý dự án theo khung logic, Giới và dự án phát triển, Kỹ năng thúc đẩy, Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp có sự tham gia…). Các thành viên nòng cốt này sau khi tham dự tập huấn sẽ truyền đạt lại các kiến thức kỹ năng học đƣợc cho cộng đồng, đồng thời các thành viên nịng cốt là lực lƣợng chính hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng tự thiết kế, quản lý và thực hiện các tiểu dự án cộng đồng của chính họ thực hiện theo phƣơng pháp QLCĐ. Với mỗi thành viên nịng cốt có năng lực tốt đƣợc dự án tiếp tục hỗ trợ đào tạo thành các “thúc đẩy viên” của dự án và đƣợc mời đi tập huấn hoặc chia sẻ về kinh nghiệm khắp các vùng trong và ngồi dự án.

Tính bền vững của mơ hình cịn thể hiện ở việc triển khai Quỹ sáng kiến cộng đồng (QSK). Mục tiêu của QSK nh m giúp Chính quyền và các NCĐ hiểu rõ giá trị, các tác động và tự nhân rộng QLCĐ. Đối tƣợng hƣởng lợi của QSK là các thơn/xóm của xã phƣờng dự án đảm bảo 1 trong 2 điều kiện: chƣa thực hiện Quỹ QLCĐ (xóm ngồi dự án), quy mơ thực hiện TDA

từ 2 thơn/xóm trở lên, trong đó có ít nhất 1 thơn xóm chƣa thực hiện Quỹ CĐQL (liên xóm). Thời điểm triển khai khi xã dự án có thơn/xóm dự án thực hiện hồn thành ít nhất 01 TDA theo 09 bƣớc thực hiện QLCĐ, lãnh đạo xã phƣờng dự án đã tham dự đầy đủ 9 bƣớc theo quy trình QLCĐ tại thơn/xóm dự án. Hoạt động của QSK này thu hút sự tham gia của các cộng đồng không đƣợc tham gia dự án từ đầu, nh m mục đích lan tỏa phƣơng pháp QLCĐ ra các vùng mới.

Ngoài ra, việc tổ chức thƣờng xuyên các cuộc chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài địa bàn dự án cũng là một biện pháp duy trì tính bền vững và tăng cƣờng tính lan tỏa của QLCĐ. Tại các cuộc hội thảo, các xóm dự án cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dự án, kinh nghiệm tự quản lý các cơng trình cộng đồng tại thơn xóm mình, thăm thực địa các tiểu dự án điển hình, trong đó có mời các lãnh đạo và đại diện ngƣời dân xóm/xã lân cận trong c ng địa phƣơng tới tham dự nh m chia sẻ mơ hình, các kinh nghiệm thực hiện QLCĐ, những thuận lợi, khó khăn của mơ hình trong thực tế. Bên cạnh đó, giữa các xóm dự án thƣờng xuyên có các cuộc trao đổi chia sẻ kinh nghiệm thực tế, các nhóm đã thực hiện trƣớc chia sẻ kinh nghiệm cho các nhóm thực hiện sau.

Bên cạnh đó, việc thành lập một mạng lƣới các tổ chức, cá nhân cùng thực hiện QLCĐ đƣợc gọi là “Mạng QLCĐ” (CM network) cũng là một hình thức lan tỏa, nhân rộng mơ hình mà Trung tâm DWC đã thực hiện. Cho đến tháng 10 năm 2014 thì mạng lƣới này đã có 37 thành viên là các tổ chức phi chính phủ, cá nhân trong và ngồi nƣớc có vận dụng phƣơng pháp QLCĐ vào một phần hoặc toàn bộ hoạt động của cá nhân, tổ chức mình tại địa bàn các dự án của họ. Điển hình có thể kể tới: Trung tâm Hỗ trợ phát triển bền vững cộng đồng các dân tộc miền núi (SUDECOM) đã áp dụng phƣơng pháp QLCĐ để xin đƣợc tài trợ của tổ chức Care Quốc tế và Đại sứ Quán Mỹ cho dự án Giám sát việc xây dựng Nông thôn mới và giám sát cộng đồng; Dự án PALD (do

Cơ quan Hợp tác và phát triển Thụy Sĩ – SDC – phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ủy thác Viện chăn nuôi và Tổ chức Nông nghiệp và Thú Y không biên giới thực hiện tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (mục tiêu của dự án là giảm nghèo thông qua các hoạt động sản xuất chăn ni ở vùng núi phía Bắc Việt Nam và thực hiện ở 4 huyện: Văn Chấn, Trạm Tấu - Yên Bái, huyện Mai Sơn - Sơn La, huyện Yên Lập - Phú Thọ) đã áp dụng QLCĐ vào mơ hình sản xuất chăn ni, ngƣời dân đƣợc lựa chọn ni con gì, mua ở đâu, và hình thành các nhóm hộ chăn ni; Hội phụ nữ Yên ái đã tổ chức các hoạt động nh m thúc đẩy cán bộ phụ nữ cơ sở hiểu ý nghĩa của sự tham gia trong mọi hoạt động, qua đó hỗ trợ ngƣời dân đƣợc tham gia bàn bạc trong cácdự án chăn nuôi, đặc biệt là tham gia trong chƣơng trình xây dựng Nơng thơn mới...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý cộng đồng của Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em ( DWC) tại xã Phúc Thuận, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)