7 Chủ tịch UBMTTQ 125 30
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
Năm 1996 là năm đất nƣớc chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Do đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu một mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nƣớc ta. Về vấn đề xây dựng Đảng, Đại hội xác định “…nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên” và “chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị tốt đội ngũ cán bộ kế cận” [13, tr.51], trong
đó phải chú trọng rèn luyện, giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và trình độ trí tuệ của cán bộ đảng viên. Đại hội chỉ rõ, mọi cán bộ đảng viên, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải gƣơng mẫu học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt, giữ gìn đạo đức cách mạng, khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Thực hiện mục tiêu đó, địi hỏi mọi cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là cán bộ chủ chốt phải có kế hoạch thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thức tiễn. Đồng thời, Đại hội cũng chủ trƣơng: “Việc học tập của cán bộ phải đƣợc qui định thành chế độ và phải thực hiện nghiêm nghặt. Mọi cán bộ phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, lịng trung thành với lý tƣởng cách mạng, ý chí kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật…” [13, tr.146].
Nhƣ vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã hết sức coi trọng công tác giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Triển khai chủ trƣơng của Đại hội VIII, ngày 18/6/1997, Trung ƣơng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 (khóa VIII) về Chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Nghị Hội nghị lần thứ 3 (khóa VIII) đã qui định tiêu chuẩn cán bộ, trong đó nhấn mạnh phải “Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc;..”. [14, tr 80] Hội nghị nhấn mạnh những nội dung: Một là, Mở rộng diện đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong hệ thống chính trị và tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế. Đặc biệt chú trọng phát hiện, đào tạo, bồi dƣỡng nhân tài, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp từ Trung ƣơng đến cơ sở; Hai là, Chú trọng bồi dƣỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chi Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các kiến thực về lịch sử, địa lý, văn hóa...; Ba là, Nghiên cứu sắp xếp hợp lý hơn hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nƣớc,
đoàn thể từ trung ƣơng đến địa phƣơng theo hƣớng tập trung, thống nhất, có chỉ đạo chặt chẽ. Các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng ở trung ƣơng (trƣờng Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể) cần đƣợc sắp xếp lại, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất về quan điểm chính trị, tƣ tƣởng; có sự phân công hợp lý để không chồng chéo, trùng lắp. Các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng ở địa phƣơng cần đƣợc củng cố, tăng cƣờng để đảm nhiệm tốt việc đào tạo, bồi dƣỡng các loại cán bộ theo phân cấp. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, phƣơng tiện kỹ thuật, kinh phí đào tạo, bồi dƣỡng, cải tiến việc biên soạn giáo trình, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên.
Về “Nội dung đào tạo bồi dưỡng cán bộ”, văn kiện Hội nghị chỉ ra những yêu cầu cơ bản: 1). Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thống nhất trong hệ thống các trƣờng; 2). Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đối với từng loại cán bộ; 3). Chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn; bồi dƣỡng kiến thức cơ bản và hƣớng dẫn kỹ năng thực hành. [16, tr 80-90]
Những quan điểm của Hội nghị trung ƣơng 3 (khóa VIII) đã làm rõ thêm và có tác dụng định hƣớng chỉ đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá tình hình Đảng và cơng tác xây dựng Đảng, Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII) đã xác định “một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong cơng tác xây dựng Đảng hiện nay”, trong đó có nhiệm vụ “Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.” [24, tr 24] Hội nghị nhấn mạnh phƣơng hƣớng đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị:
- Thật sự đổi mới cơng tác giáo dục lý luận chính trị cả về chƣơng trình, nội dung và phƣơng pháp;
- Cần quy định cụ thể chế độ học tập lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên;
- Kiện toàn, nâng cao chất lƣợng các cơ quan nghiên cứu lý luận và hệ thống các trƣờng đảng, nhà nƣớc, đoàn thể.
Nhƣ vậy, Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII) đã làm sâu sắc thêm nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị và nêu lên những phƣơng hƣớng co bản cho việc đổi mới công tác này.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII), ngày 12/5/1999, Thƣờng vụ Bộ Chính trị đã ban hành Qui định số 54-QĐ/TW “Về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” xác định cụ thể từng loại cán bộ giữ những chức vụ gì thì phải học chƣơng trình lý luận chính trị nào, ở đâu. Quy định 54 xác định rõ:
- Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp phải có kế hoạch thƣờng xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn và năng lực hoạt động thực tiễn.
- Việc học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị đƣợc thực hiện gắn với việc tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành trong mọi hoạt động xã hội.
- Kết quả học tập lý luận chính trị là một trong những tiêu chuẩn để xem xét đánh giá, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đánh giá tƣ cách đảng viên và tổ chức đảng trong sạch vững mạnh
- Thực hiện đúng quy định về phân công, phân cấp quản lý đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ về lý luận chính trị trong hệ thống trƣờng lớp của Đảng, Nhà nƣớc, các đồn thể chính trị-xã hội và hệ thống đào tạo quốc dân, tránh sự chồng chéo, lãng phí.
Quy định cịn nêu rõ “Đảng viên là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở, phải học xong chƣơng trình trung cấp chính trị tại trƣờng chính trị tỉnh, thành phố” [23, tr.1-2].
Qui định số 54-QĐ/TW là căn cứ để các cấp ủy Đảng, các cơ sở đào tạo cán bộ của Đảng tiến hành đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ các cấp, trong đó có đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phƣờng, thị trấn.
Quán triệt các chủ trƣơng, nghị quyết của Trung ƣơng, xuất phát từ tình hình thực tiễn của địa phƣơng, mặc dù trong điều kiện là tỉnh mới tái lập cịn bộn bề cơng việc và khó khăn, song Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh vẫn hết sức quan tâm đến cơng tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (10/1997), đã xác định chủ trƣơng: phải nâng cao trình độ mọi mặt và năng lực hoạt động thực tiễn cho đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng, trên tinh thần:
Một là, học tập là quyền lợi và nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên;
Hai là, coi trọng giáo dục lý luận chính trị và bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong toàn đảng bộ, chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, bè phái;
Ba là, tăng cƣờng cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy, học tập của Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ, nâng cao trình độ, kiến thức của đội ngũ giảng viên, nhằm làm tốt cơng tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên của Tỉnh.
1.2. Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo
lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phƣờng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2005