Chỉ đạo hoạt động của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 71 - 84)

7 Chủ tịch UBMTTQ 125 30

2.2.2. Chỉ đạo hoạt động của Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ và Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã

Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã

2.2.2.1. Hoạt động của Trường Chính trị tỉnh

Để từng bƣớc xây dựng Trƣờng chính trị tỉnh ngày một vững mạnh, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển của tỉnh, ngày 24/11/2003, Tỉnh ủy Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 502-QĐ/TU "Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trƣờng Chính trị tỉnh", xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, đối tƣợng đào tạo.

Từ khi tái lập tỉnh, tái thành lập trƣờng, Nhà trƣờng luôn cố gắng bám sát chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, vừa giúp tỉnh làm tốt việc đạo tạo, bồi dƣỡng cán bộ theo chuẩn chức danh công chức, vừa đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh; đã chú đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng; đã có những giải pháp để đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng; chú trọng đổi mới nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giảng dạy, cơng tác quản lý, từng bƣớc đáp ứng yêu cầu ngƣời học.

Dƣới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Trƣờng Chính trị tỉnh tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; đồng thời, củng cố tổ chức, bộ máy lãnh đạo trƣờng, cử cán bộ đi đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học

tập LLCT trong tình hình và điều kiện mới. Trong những năm 2005 - 2010, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trƣờng ngày càng đƣợc đào tạo chuẩn về trình độ, chun mơn, từ đó chất lƣợng dạy và học ngày càng đƣợc nâng cao; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tạo, bồi dƣỡng LLCT cho đội nguc cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở.

Về mở lớp, Dƣới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, công tác GDLLCT, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có bƣớc phát triển. Chỉ tính riêng trong năm 2005, Trƣờng Chính trị tỉnh đã mở 35 lớp cho 1.674 học viên, trong đó có 2 lớp đại học tại chức và 1 lớp cao cấp lý luận chính trị, 14 lớp Trung cấp LLCT, 3 lớp trung cấp văn phòng và nhiều lớp bồi dƣỡng khác. Từ năm 2005 đến năm 2010, Nhà trƣờng đã mở 292 lớp cho 29.057 học viên. Trong đó có 8 lớp Đại học chính trị với 832 học viên, 7 lớp cao cấp LLCT với 706 học viên, 62 lớp trung cấp với 6.032 học viên và nhiều lớp bồi dƣỡng, tập huấn khác [82, tr. 3].

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, nhờ có sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, trƣờng từng bƣớc đƣợc hoàn thiện về cơ sở vật chất. Với khuôn viên 1,7ha gồm: hội trƣờng lớn với hơn 300 chỗ ngồi, khu nhà hiệu bộ, 8 phòng học trên từ 70 - 100 chỗ, thƣ viện, phòng Lab, phòng truyền thống, khu ký túc xá ... Năm 2007, hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc đầu tƣ, trang bị khá đồng bộ nhƣ: mạng Internet, Wifi, máy chiếu, màn chiếu ... Hiện nay, nhà trƣờng đang triển khai dự án xây dựng khu giảng đƣờng và ký túc xá với kinh phí đƣợc phê duyệt 197 tỷ đồng.

Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giảng dạy thƣờng xuyên đƣợc củng cố, kiện tồn nâng cao trình độ, cơ bản đáp ứng đƣợc nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao cho. Hiện nay trong tổng số 40 giảng viên tham gia đứng lớp đã có 1/3 trình độ sau đại học. Nhà trƣờng đã có nhiều biện pháp khuyến khích cán bộ, viên chức đi học để nâng cao

trình độ chun mơn. Chú trọng phân công công tác theo hƣớng chuyên mơn hóa ngày càng sâu hơn, tốt hơn. Công tác dự giờ, thăm lớp đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Công tác tổ chức và quản lý đào tạo lý luận chính trị cũng đƣợc chú trọng. Trên cơ sở các quy định hiện hành của Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà trƣờng đã cụ thể hóa thành Quy chế quản lý các hoạt động chuyên môn của trƣờng. Bên cạnh đó, trƣờng đã thành lập Ban thanh tra các hoạt động chuyên môn để tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện nề nếp dạy và học.

Nhìn chung, cơng tác tổ chức cán bộ thực hiện tốt, đảm bảo các yêu cầu của Ban tổ chức Tỉnh ủy về các lĩnh vực, các khâu nghiêm túc, theo quy định; trên cơ sở đó, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Nhà trƣờng đã đƣợc kiện tồn có thể đáp ứng đƣợc u cầu của côg tác đào tạo LLCT trong giai đoạn mới. Sau khi đội ngũ cán bộ đƣợc kiện toàn, việc giám sát đảm bảo thực hiện quy chế của Nhà trƣờng đã dần đi vào nề nếp, có kỷ cƣơng trách nhiệm; từng bƣớc cụ thể hóa những quy định, bảo đảm các bộ phận làm việc thuận lợi, đồng bộ.

Về đổi mới nội dung đào tạo, ngoài chƣơng trình và đối tƣợng chính theo quy định. Trƣờng cịn phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia, Đại học Thƣơng mại, Đại học Tài chính - Kế tốn, Học viện báo chí, Trƣờng Cán bộ phụ nữ Trung ƣơng ... để mở các lớp đào tạo cử nhân, cao cấp LLCT cho cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý và cán bộ học theo chƣơng trình Đại học, Trung học chuyên ngành. Đối với những lớp này nội dung chƣơng trình đều có phần LLCT và phần chun mơn nghiệp vụ phù hợp với từng ngành từng lĩnh vực.

Đối với các lớp Trung cấp LLCT, mà đối tƣợng học viên là cán bộ, cơng chức xã phƣờng, thị trấn, thì nội dung giảng dạy theo giáo trình của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn, với những nội dung về

Triết học, CNXH khoa học, Kinh tế chính trị, Xây dựng Đảng, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ... gắn với các hoạt động khoa học, nghiên cứu thực tế hàng năm để bổ sung cho bài giảng, gắn lý luận với thực tiễn. Hàng năm nhà trƣờng, các trung tâm đều giao kế hoạch cho các khoa, phòng, ban tổ chức cán bộ, giảng viên của đơn vị đi nghiên cứu thực tế tại các địa phƣơng theo chủ đề, đề tài gắn liền với bài giảng. Thực tiễn giúp cho giảng viên tự làm giàu vốn sống và kiến thức thực tế để vận dụng nâng cao chất lƣợng bài giảng của mình; đồng thời có thể góp phần cùng địa phƣơng tổng kết, đề xuất những phƣơng án giải quyết các vấn đề vƣớng mắc tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, việc gắn nội dung, chƣơng trình đào tạo LLCT với thực tế địa phƣơng còn đƣợc thực hiện thơng qua quy trình đào tạo. Trong các đề kiểm tra, thi chú trọng phần liên hệ thực tiễn địa phƣơng để giúp học viên liên hệ những kiến thức đã học đối với thực tiễn địa phƣơng, đơn vị mình đang cơng tác.

Cơng tác quản lý học viên cũng có những bƣớc tiến mới: Công tác quản lý ngày càng đƣợc coi trọng và đi vào nề nếp, học viên đƣợc quán triệt nội dung quy chế của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia nhƣ quy chế chiêu sinh, quy chế học viên, quy chế viết tiểu luận cuối khóa, quy chế xét cơng nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, quy chế làm việc của Nhà trƣờng. Trƣờng quản lý học viên thông qua giảng viên chủ nhiệm lớp và Ban cán sự và sự liên đới các chức trách đƣợc giao. Mặt khác, các khoa kết hợp quản lý nội dung thơng qua quy trình học tập của các mơn học (nghe giảng, nghiên cứu, thảo luận, kiểm tra học trình, thi hết mơn ...); đánh giá việc rèn luyện học tập, thông báo kết quả đến cơ quan , đơn vị học viên đi học.

Về quản lý, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ giảng viên. Nhà trƣờng đã cải tiến quản lý chuyên môn theo chiều sâu, khoa học chất lƣợng. Hàng năm, Nhà trƣờng tổ chức lấy ý kiến của học viên về nội dung chƣơng trình, công tác quản lý, công tác giảng dạy của cán bộ, giảng viên; trên cơ sở đó, nhà

trƣờng có biện pháp từng bƣớc chấn chỉnh để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức của tỉnh.

Công tác bồi dƣỡng cán bộ, giảng viên đƣợc Nhà trƣờng luôn chú trọng. Hàng năm, Nhà trƣờng cử từ 15 - 20 lƣợt cán bộ, giảng viên đi tập huấn chun mơn ở 2 Học viện (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia); cử cán bộ, giảng viên đi học Cao học, các lớp đại học chuyên ngành, đại học chính trị, cao cấp LLCT, các lớp bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc ... để khơng ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trƣờng. Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức thao giảng cấp khoa, hội giảng cấp Trƣờng, nhằm nắm chắc chất lƣợng giảng dạy, qua đó, uốn nắn kịp thời những bất cập của giảng viên và lựa chọn, công nhận giảng viên dạy giỏi cấp trƣờng, cử giảng viên tham gia Hội giảng cấp quốc gia do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức, vừa là thi đua trong học tập, giảng dạy, vừa nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo - bồi dƣỡng trong nhà trƣờng.

Công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế ngày càng đƣợc coi trọng. Đặc biệt từ năm 2001 trở lại đây, hoạt động nghiên cứ khoa học của Nhà trƣờng đã có bƣớc phát triển và đi vào nề nếp với các đề tài nghiên cứu cấp Tỉnh, cấp Trƣờng, cấp Khoa. Để giúp cho tỉnh trong công tác quy hoạch, đào tạo và sử dụng cán bộ, trƣờng đã thực hiện đề tài "Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tỉnh Bắc Ninh - Xây dựng mơ hình: gắn mục tiêu đào tạo và sử dụng cán bộ" (2002). Nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, trong 2 năm 2006 - 2007, nhà trƣờng thực hiện đề tài: "Đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy chƣơng trình Trung cấp lý luận chính trị và Trung cấp Hành chính của Trƣờng Chính trị tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, phục vụ trực tiếp cho công tác đào tạo LLCT. Bên cạnh đó, Nhà trƣờng thƣờng xuyên triển khai Hội thảo khoa học, xuất bản nội san, bản tin nội bộ, xây dựng nội dung các chuyên đề, cử cán bộ tham gia

Hội thảo khoa học, xây dựng chƣơng trình đào tạo hệ Trung cấp LLCT và bồi dƣỡng do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức và các hội thảo khoa học khác.

Công tác chỉ đạo, quản lý điểu hành của Ban Giám hiệu tích cực đƣợc cải tiến, hoàn thiện. Hàng năm, Thủ trƣởng cơ quan phối hợp với Đảng ủy, các tổ chức đoàn thể mở Hội nghị cán bộ nhân viên triển khai và xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh "Về việc giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nƣớc cho trƣờng". Trong những năm qua, Ban giám hiệu nhà trƣờng đã ban hành nhiều văn bản về chỉ đạo chuyên môn nhƣ Quy chế hoạt động của cơ quan, quản lý chuyên môn, kiểm tra chuyên môn, quản lý tài chính, quy chế thi đua, công tác hội giảng, văn bản về công tác nghiên cứu khoa học, đi thực tế ...). Ban Giám hiệu đề ra kế hoạch chi tiết để chỉ đạo, điều hành những công việc cụ thể nhƣ tổ chức Hội thảo khoa học, Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học ...; tổ chức thao giảng cấp Khoa, Hội giảng cấp trƣờng hàng năm và các hoạt động chuyên môn, hoạt động bổ trợ cho nhiệm vụ đào tạo, bồi dƣỡng ...

Với những thành tích trên, hàng năm, Đảng bộ Trƣờng đều đƣợc công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Cơng đồn cơ sở vững mạnh; tập thể cán bộ, cơng chức của trƣờng đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ tặng thƣởng Huân chƣơng lao động hạng Nhì, cờ thi đua của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, bằng khen của UBND tỉnh và nhiều bằng khen của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho tập thể các phòng, khoa và cá nhân.

2.2.2.2. Hoạt động của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã Đối với TTBDCT huyện, thị xã, Tỉnh ủy chỉ đạo tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; củng cố kiện toàn bộ máy cán bộ tại Trung tâm (nhƣ cử đi đào tạo, tuyển mới, giải quyết nghỉ hƣu ...) và đội ngũ giảng viên kiêm chức.

Tỉnh ủy cũng chỉ đạo thực hiện mở lớp bồi dƣỡng tại huyện, phối hợp với Trƣờng Chính trị tỉnh mở các lớp trung cấp LLCT cho cán bộ cơ sở. Đặc biệt, thực hiện Hƣớng dẫn số 54-HD/TT-VH, ngày 11/4/2005 của Ban tƣ tƣởng - văn hóa Trung ƣơng, Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy đã tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 100- QĐ/TW của Ban Bí thƣ (khóa VII), rút ra kinh nghiệm, bàn biện pháp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc giúp các TTBDCT hoạt động có hiệu quả. Về căn bản, các TTBDCT huyện, thị đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng nhƣ:

Tổ chức bộ máy, cơ cấu cán bộ, đội ngũ giảng viên:

Nhìn chung, thời gian đầu biên chế của TTBDCT các huyện, thị xã thƣờng có từ 3 - 4 cán bộ bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, từ 1 - 2 cán bộ giáo viên. Cán bộ các Trung tâm phần lớn đƣợc điều chuyển từ cán bộ thuộc khối Đảng, chính quyền, đồn thể huyện, thị (theo tinh thần tăng biên chế). Do khó khăn của những năm đầu về tổ chức bộ máy, về cơ cấu cán bộ, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo Quyết định số 100-QĐ/TW của đa số các Trung tâm còn hạn chế và gặp nhiều vƣớng mắc. Cơ cấu cán bộ cũng chƣa đảm bảo, tỷ lệ cán bộ, nhân viên hành chính bình qn chiếm 50%, cá biệt có đơn vị chiếm gần 70% nhân viên hành chính. Giảng viên kiêm chức là lực lƣợng chủ yếu thực hiện công tác giảng dạy các lớp mở tại Trung tâm, đa số các đồng chí này là cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện, thị. Trình độ lý luận và chun mơn của đội ngũ này đảm bảo tiêu chuẩn quy định, song phần lớn chƣa có nghiệp vụ sƣ phạm, một số chƣa nhiệt tình tham gia giảng dạy tại Trung tâm.

Sau đó có Hƣớng dẫn Liên ban số 2098-HDLB/TC-TTVHTW về sửa đổi, bổ sung Hƣớng dẫn số 08-HD/TC-TTVHTW trƣớc đây, ngày 10/4/2003, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Ban tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hƣớng dẫn số 23-HDLB/TC-TG với tinh thần các Trung tâm biên chế theo hƣớng tăng cán bộ có khả năng giảng dạy, giảm cán bộ hành chính với 5 chức danh cụ thể: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 giáo vụ, 1 giảng viên và 1 hành chính - kế toán. Cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ giáo vụ - giảng viên ngồi tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đều phải có bằng đại học chun ngành, có trình độ lý luận từ trung cấp trở lên và có khả năng giảng dạy tốt các môn khoa học lý luận Mác-lênin. Biên chế cụ thể của từng đơn vị do Thƣờng vụ cấp ủy quyết định.

Đến năm 2014, tổng số cán bộ của 8 TTBDCT trong tỉnh là 33, trong đó 100% cán bộ tốt nghiệp Đại học chuyên ngành trở lên và có khả năng giảng dạy; 73,3% có trình độ cử nhân, cao cấp; số cịn lại có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Giảng viên kiêm chức của các đơn vị cũng đƣợc kiện toàn và củng cố lại theo Quy định 183-QĐ/TTVH, ngày 26/7/2002 của Ban Tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng. Hầu hết các giảng viên kiêm chức đều giữ vị trí trƣởng, phó phịng, ban ngành đồn thể ở huyện, thị; đều có bằng Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 71 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)