Chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và đề án về công tác đào tạo lý luận chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 65 - 71)

7 Chủ tịch UBMTTQ 125 30

2.2.1. Chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, kế hoạch và đề án về công tác đào tạo lý luận chính trị

án về cơng tác đào tạo lý luận chính trị

Triển khai Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh về xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý giai đoạn 2002 - 2005, số 39- KH/TU, ngày 15/10/2002. Đây là kế hoạch chuyên biệt về công tác tổ chức cán bộ với mục tiêu: "Nâng cao năng lực và trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ đƣơng chức, chuẩn bị đội ngũ cán bộ lãnh đạo của hệ thống chính trị ở các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực quản lý điều hành, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập kinh tế quốc tế". Mục 2 của Kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ

thuộc diện Tỉnh ủy quản lý xác định chỉ tiêu cụ thể: Mỗi năm cử 20 - 30 cán bộ đi học các lớp cử nhân, cao cấp chính trị tại Học viện Chính trị tại tỉnh cho 70 - 80 cán bộ; tổ chức các lớp Trung cấp LLCT cho các đối tƣợng cán bộ, trong đó có cán bộ dự nguồn các chức danh Tỉnh ủy quản lý [60, tr. 3]; đồng thời, tổ chức các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn cho cán bộ về các nội dung nghiên cứu Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nƣớc ...

Cụ thể hóa chủ trƣơng về công tác GDLLCT của Trung ƣơng Đảng và Đảng bộ tỉnh, ngày 27 tháng 07 năm 2008, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-HĐND quy định về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020. Tại điều 3 Nghị quyết 16 khẳng định:

Đào tạo cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn

- Đối tƣợng: Là cán bộ, công chức cấp xã, phƣờng, thị trấn chƣa đạt chuẩn về trình độ chun mơn (trừ những ngƣời từ 55 tuổi trở lên đối với Nam, 50 tuổi trở lên đối với nữ).

- Cơ chế, chính sách: Trong thời gian đi học đƣợc hƣởng nguyên lƣơng; tỉnh hỗ trợ 100% học phí đào tạo và cơ quan cử đi học hỗ trợ tiền tài liệu. Chính sách này áp dụng đến năm 2015".

Nghị quyết nêu trên đã thể hiện sự quan tâm của Tỉnh trong việc tạo điều kiện và sự hỗ trợ để đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp cơ sở; nhằm nâng cap chất lƣợng cán bộ, công chức cơ sở của Tỉnh đáp ứng yêu cầu cơng tác trong tình hình mới.

Thực hiện sự lãnh đạo của BCHTW Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 3, khóa VIII, thực hiện sự chỉ đạo của BCH Đảng bộ, HĐND tỉnh về công tác cán bộ, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và ban hành một số văn bản về công tác cán bộ, công chức. Ngày 06/5/1998 UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định 1269-QĐ/2005/UB về việc ban hành chế độ đối với một số đối tƣợng cán bộ đi học. Tiếp đó, UBND tỉnh đã ban

hành Quyết định số 11-QĐ/2003/UB; Quyết định số 43-QĐ/2005/UB về việc phân cấp quản lý công tác tổ chức, biên chế cán bộ, công chức viên chức của tỉnh.

Đặc biệt, để xây dựng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, UBND tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng và triển khai thực hiện "Đề án phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2015".

Đề án đã nhấn mạnh yêu cầu đào tạo cán bộ, công chức cấp xã và nêu rõ:

Đến năm 2010 ".... 90-95% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định". Đến năm 2015 "... 100% cán bộ chủ chốt và công chức chuyên môn cấp xã đạt chuẩn về chun mơn, lý luận chính trị, ngạch cơng chức".

Ngày 29 tháng 07 năm 2008, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Công văn nhắc việc số 3379/UBND-NV1 về chuẩn hóa CBCC cấp xã, trong đó đề cập đến yêu cầu về đào tạo, bồi dƣỡng để chuẩn hóa đội ngũ CBCC cấp cơ sở của tỉnh.

Cơng văn trên nhấn mạnh: Để tập trung quyết liệt chuẩn hóa 100% đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã trên địa bàn tồn tỉnh từ nay đến năm 2010, UBND tỉnh yêu cầu:

UBND các huyện, thành, thị khẩn trƣơng rà soát, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn từ nay đến 2010 theo tiêu chuẩn chức danh quy định tại Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trƣởng Bộ Nội vụ, cụ thể nhƣ sau:

- 100% cán bộ chuyên trách cấp xã thuộc các chức danh: Bí thƣ Đảng ủy Phó Bí thƣ Đảng ủy, Thƣờng trực Đảng (ở nơi chƣa có Phó Bí thƣ chun trách cơng tác Đảng), Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND phải đạt trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên và có trình độ trung cấp lý luận chính trị, đƣợc bồi dƣỡng kiến thức QLNN theo chức danh.

- 100% cán bộ chuyên trách, các chức danh Trƣởng đoàn thể cấp xã đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ chun mơn và lý luận chính trị tƣơng đƣơng trình độ sơ cấp trở lên, đƣợc bồi dƣỡng kiến thức QLNNN theo chức danh.

- 100% công chức cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở lên, đƣợc bồi dƣỡng lý luận chính trị độ sơ cấp trở lên, bồi dƣỡng kiến thức QLNN theo chức danh.

Các đơn vị tập trung rà soát, nghiên cứu bố trí cử cán bộ, cơng chức đi đào tạo sao cho vừa đảm bảo mục tiêu đạt chuẩn vào năm 2010, vừa đảm bảo thực hiện tốt nhiệm đƣợc giao. Đến 31/12/2010, những trƣờng hợp chƣa đạt chuẩn về chun mơn thì kiên quyết bố trí cho nghỉ theo chế độ quy định". Dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, các địa phƣơng trong toàn tỉnh đang tích cực triển khai cơng tác xây dựng, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ CBCC nói chung, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng.

Về việc xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, ngày 27/3/2009, BCH Đảng bộ tỉnh xây dựng Chƣơng trình hành động số 56-Ctr/TU nhằm " Thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 9 (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc cán bộ từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020".

Chƣơng trình hành động đã đánh giá lại công tác GDLLCT trong nhiệm kỳ trƣớc, chỉ ra những thành công và hạn chế của cơng tác này. Chƣơng trình hành động nhận định rằng: "Sau hơn 20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng và 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 3 (khóa VIII) về chiến lƣợc cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc, đội ngũ cán bộ của tỉnh đã đƣợc rèn luyện qua thực tiễn, trƣởng thành về mọi mặt, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Trong lãnh đạo, chỉ đạo đã quán triệt và vận dụng sáng tạo các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, đồng thời xác định rõ các mục tiêu, có hƣớng đi đúng, bƣớc đi thích hợp, tìm ra các giải pháp đột phá, tạo môi

trƣờng thuận lợi nhằm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút mạnh các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho đầu tƣ phát triển" [65, tr. 1].

Tuy nhiên, việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số địa phƣơng, đơn vị cịn chủ quan, chƣa thật cơng tâm, thiếu dân chủ hoặc dân chủ hình thức. Bố trí cán bộ trong một số trƣờng hợp còn nặng về cơ cấu. Tỷ lệ nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, tham gia cấp ủy cịn ít. Ở một số nơi cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chƣa gắn với yêu cầu, tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ. Chất lƣợng đào tạo còn thấp. Nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo chậm đổi mới. Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ ở một số nơi bị bng lỏng; phần lớn khi có đơn tố giác mới thanh tra, kiểm tra. Một số nơi chƣa kiên quyết xử lý hoặc không nghiêm đối với những cán bộ sai phạm. Công tác giáo dục cán bộ, đảng viên có nơi chƣa thƣờng xun; cịn có hiện tƣợng mỗi khi chuẩn bị đại hội hoặc bổ nhiệm cán bộ thƣờng có đơn thƣ nặc danh hoặc tung tin bịa đặt, nhằm hạ uy tín cán bộ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chƣa thƣờng xuyên tu dƣỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống, vi phạm kỷ luật, cá biệt vi phạm pháp luật ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng.

Chƣơng trình hành động đã đƣa ra sáu quan điểm về tầm quan trọng, vai trò của đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, trong đó quan điểm đầu tiên khẳng định: cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Phải thƣờng xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đổi mới công tác cán bộ dắn với đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, mục tiêu trong thời gian tới cần: Xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cơ quan nhà nƣớc, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy gắn với

cải cách hành chính. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, từng bƣớc đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức và lối sống. Xây dựng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Chuẩn bị tốt nhân sự đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhân sự hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân khóa tới.

Chƣơng trình hành động đặc biệt nhấn mạnh 8 giải pháp, trong đó nhấn mạnh cần: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ , nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Cơng tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ phải đƣợc tiến hành đồng thời, đồng bộ trên cơ sở quy hoạch cán bộ và phục vụ công tác quy hoạch cán bộ. Phấn đấu đến Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2010 - 2015 cơ bản các đồng chí đƣợc quy hoạch các chức danh lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và lãnh đạo chủ chốt cấp huyện phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng có hệ thống, nhất là bồi dƣỡng về quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế; các đồng chí đƣợc quy hoạch các chức danh cán bộ chuyên trách cơ sở xã, phƣờng, thị trấn cơ bản đƣợc đào tạo đạt chuẩn về trình độ chun mơn và lý luận chính trị. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 25/02/2008 của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Đẩy mạnh tiến độ chuẩn hóa đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Đến năm 2010 có 90% cán bộ, cơng chức cấp xã, 100% cán bộ, công chức đạt chuẩn theo quy định. Từ năm 2010 chỉ đề bạt, giới thiệu những ngƣời đã đạt chuẩn đào tạo. Đến năm 2020, cơ bản có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ mới. Chú trọng chăm lo đào tạo, bồi dƣỡng, các trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và trung tâm bồi dƣỡng chính trị các huyện, thành, thị. Chú trọng vai trị của đội ngũ giảng viên kiêm chức ở cấp tỉnh và cấp huyện. Có cơ chế chính sách và chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút và phát huy tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ giáo

viên kiêm chức nhằm tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, những chƣơng trình, kế hoạch, đề án trên đây đã xác định những cơ sở căn bản, quan trọng, dựa trên đó, trƣờng Chính trị, các Trung tâm bồi dƣỡng chính trị có những định hƣớng và nội dung cụ thể, rõ ràng để xác định hoạt động và nội dung giảng dạy LLCT cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, góp phần nâng cao chất lƣợng của cơng tác GDLLCT lên thêm một bƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)