Những yêu cầu mới:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 55 - 65)

7 Chủ tịch UBMTTQ 125 30

2.1.1. Những yêu cầu mới:

Đặc điểm tỉnh hình

Đại hội IX (2001) của Đảng dự báo tình hình thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và cơng nghệ sẽ có bƣớc tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong q trình phát triển lực lƣợng sản xuất. Tồn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nƣớc tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dƣới nhiều hình thức, mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trƣớc nhiều vấn đề tồn cầu mà khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu khơng có sự hợp tác địa phƣơng. CNTB hiện đang nắm ƣu thế về vốn, khoa học và công nghệ, thị trƣờng, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có. Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cƣờng cuộc đấu tranh để lựa chọn và quyết định con đƣờng phát triển của mình. CNTB trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng nhƣ từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bƣớc phát triển mới theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài ngƣời nhất định tiến tới CNXH.

Bối cảnh quốc tế có nhiều thời cơ lớn đan xen với nhiều thách thức lớn. Khả năng duy trì hịa bình, ổn định trên thế giới và khu vực cho phép

Việt Nam tập trung sức vào nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, đồng thời, đòi hỏi phải đề cao cảnh giác, chủ động đối phó với những tình huống bất trắc, phức tạp có thể xảy ra.

Tình hình trong nƣớc cũng tiếp tục có những chuyển biến mới. Những thắng lợi đã giành đƣợc từ trƣớc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong 15 năm đổi mới đã làm cho thế và lực của nƣớc ta đƣợc nâng cao. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế đƣợc tăng cƣờng. Đất nƣớc còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên, lao động. Nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tình hình chính trị - xã hội ổn định. Mơi trƣờng hịa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực - nguồn vốn, công nghệ mới, kinh nghiệm quản lý. Mở rộng thị trƣờng - phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. Đó là cơ hội lớn, song bên cạnh đó, đất nƣớc ta phải đối phó với nhiều thách thức. Bốn nguy cơ mà Đảng từng chỉ rõ - tụt hậu xa hơn vè kinh tế so với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới, chệch hƣớng XHCN, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, " diễn biến hịa bình" do các thế lực thù địch gây ra, đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy giảm về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân; nƣớc ta vẫn còn là nƣớc kinh tế kém phát triển , mức sống nhân dân cịn thấp, trong khi đó cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu khơng nhanh chóng vƣơn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế.

Sau 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nhiệm vụ của đất nƣớc hiện nay là nắm bắt cơ hội, vƣợt qua thách thức, tiếp tục phát huy cao độ tinh thần cách mạng tiến cơng, phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc theo định hƣớng XHCN.

Nhiệm vụ chính trị to lớn đó có ý nghĩa sống cịn đối với Đảng và nhân dân ta, đặt ra những yêu cầu mới cho mọi mặt hoạt động, trong đó có cơng tác đào tạo lý luận chính trị, địi hỏi cơng tác đào tạo lý luận chính trị phải có những đổi mới sâu sắc.

Đối với tỉnh Bắc Ninh, sau gần 10 năm tái lập tỉnh, cán bộ, nhân dân của tỉnh đang tích cực khai thác lợi thế, tiềm năng phát triển, đẩy mạnh CNH, HĐH kinh tế - xã hội của tỉnh. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong những thành phố vệ tinh của thủ đơ Hà Nội, có vị trí địa lý và giao lƣu thuận lợi, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện rõ rệt, nguồn nhân lực dồi dào, Bắc Ninh đang là địa bàn hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc và trong thu hút đầu tƣ, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng ban đầu. Tuy nhiên, thách thức gay gắt nhất với tỉnh Bắc Ninh là hiện tại một bộ phận nhân dân còn nghèo, hàng vạn ngƣời thiếu việc làm, mật độ dân số cao, lao động nơng nghiệp cịn nhiều, tỉ lệ lao động qua đào tạo còn thấp.

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tiềm năng nhân, tài, vật lực và nhiều cơ hội lớn do bối cảnh kinh tế cao theo hƣớng ổn định, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lƣợng và sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động tốt cho hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác hiệu quả các nguồn lực đầu tƣ cho phát triển. Đi đôi với tăng trƣởng kinh tế, chú trọng phát triển văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học- cơng nghệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ngƣời dân ... Phấn đấu có đủ các yếu tố cơ bản của tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Phát huy những lợi thế, tỉnh Bắc Ninh đã từng bƣớc khẳng định vị thế và tầm vóc của mình trong bức tranh kinh tế - xã hội của cả nƣớc. Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ số 145/2004/QĐ - TTg (13/08/2004) về phƣơng hƣớng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 8

tỉnh, trong đó khẳng định: "Phát huy tiềm năng, lợi thế vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, ln giữ vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc bộ và cả nƣớc trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển, đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cƣờng, củng cố quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ mơi trƣờng. Kế hoạch của Chính phủ cũng đồng thời xác định mục tiêu cụ thể trong xây dựng, phát triển kinh tế là đƣa tỷ lệ GDP của vùng so với GDP cả nƣớc đạt từ 18% - 19% vào năm 2010. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các tỉnh đồng bằng Bắc bộ trong đó có Bắc Ninh tập trung là: "Phát triển và nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu CNH, HĐH của vùng và của cả nƣớc".

Với mục tiêu nhƣ vậy, Đảng bộ Bắc Ninh cũng đƣa ra một số nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015: Đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng kinh tế đi đôi với nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng trên cơ sở đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; Đẩy mạnh phát triển cơng trình đơ thị và xây dựng nông thôn mới; Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ; Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; Coi trọng phát triển văn hóa, làm cho văn hóa thật sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ to lớn, nặng nề thuộc trách nhiệm của toàn Đảng bộ, của toàn thể nhân dân Bắc Ninh và đặc biệt là đội ngũ cán bộ giữ vai trò chủ chốt tại cơ sở. Do vậy, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ này về năng lực nhận thức, năng lực tƣ duy lý luận tiếp tục là vấn đề cấp bách và đƣợc Tỉnh ủy quan tâm lãnh đạo.

Trong những năm từ 2006 đến 2014, cơ cấu đơn vị hành chính của tỉnh Bắc Ninh có thay đổi lớn. Ngày 25/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2006/NĐ-CP “về việc thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh”. Tiếp đó, đến ngày 24/9/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 01/NĐ-CP “về việc thành lập thị xã Từ Sơn, thành lập các phƣờng thuộc thị xã từ Sơn”. Với các quyết định trên, tỉnh Bắc Ninh có 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện với 126 đơn vị hành chính cấp xã trong đó có 23 phƣờng, 6 thị trấn và 97 xã. Sự thay đổi đó có tác động lớn đến cơng tác lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt ở các xã mới chuyển thành phƣờng. Bởi đặc điểm của nhiệm vụ quản lý chính quyền đơ thị có nhiều điểm tƣơng đối khác so với quản lý chính quyền ở nơng thơn.

Trƣớc thực trạng trên, việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phƣờng, thị trấn ở Bắc Ninh là một việc làm rất quan trọng; đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phƣờng, thị trấn cần tiếp tục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng để kiện toàn một cách toàn diện cả về năng lực chun mơn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm trong tổ chức thực tiễn ... trong đó, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị và trình độ chun mơn là việc làm có tính chiến lƣợc và có vai trị quyết định để Bắc Ninh có một đội ngũ cán bộ đƣợc trẻ hóa, năng động đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH, phấn đấu cho mục tiêu đến năm 2015, tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội.

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, tiến hành hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, kiên định con đƣờng đi lên CNXH, Đại hội IX của Đảng (19/4/2001), xác định: "Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nƣớc Việt Nam theo con đƣờng XHCN trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bởi vì những thành tựu và yếu kém trong công cuộc đổi mới, xây dựng Đảng. Vì vậy, một

trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội IX xác định trong nhiệm kỳ 2001 - 2000 là tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết về xây dựng Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 2, khóa VIII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trong đó, đặc biệt coi trọng cơng tác giáo dục tƣ tƣởng - chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân. Những giải pháp thực hiện nhiệm vụ đƣợc Đại hội chỉ ra là: 1). Toàn Đảng nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: 2). Các cấp ủy và chi bộ có kế hoạch tổ chức, hƣớng dẫn và kiểm tra Đảng viên học tập, rèn luyện, khơng ngừng nâng cao trình độ chính trị, học vấn, chun môn nghiệp vụ, kiến thức lãnh đạo quản lý và công tác vận động nhân dân, phát huy vai trò tiên phong gƣơng mẫu: 3). Đẩy mạnh công tác thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm kết luận những vấn đề mới và bức xúc từ thực tiễn đặt ra, nâng cao sự thống nhất và quan điểm, đƣờng lối của Đảng; đấu tranh với những khuynh hƣớng tƣ tƣởng sai trái.

Đối với nhiệm vụ tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, trọng tâm của công tác này đƣợc Đại hội xác định là xây dựng một đội ngũ cán bộ "vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo, gắn bó với nhân dân"; do vậy, một trong những mục tiêu cần đạt tới là đến năm 2005, phần lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên học xong chƣơng trình lý luận cao cấp và có kiến thức, trình độ đại học về một chuyên ngành nhất định. Để thực hiện mục tiêu đó, Đại hội quan tâm tới việc "Xây dựng và chỉnh đốn hệ thống các trƣờng chính trị, nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trƣớc hết đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và học tập.

Sau Đại hội IX, trên cơ sở đánh giá tình hình tƣ tƣởng, lý luận và cơng tác tƣ tƣởng lý luận, Hội nghị lần thứ 5 BCHTW khóa IX đã ra Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 18/3/2002, "Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tƣ tƣởng, lý luận trong tình hình mới", nêu lên những phƣơng hƣớng,

nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lƣợng công tác tƣ tƣởng, lý luận trong tình hình mới. Phƣơng hƣớng chung của cơng tác tƣ tƣởng, lý luận là "đổi mới mạnh mẽ nội dung và phƣơng pháp công tác tƣ tƣởng; đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm rõ hơn nữa con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta". Trên cơ sở đó, nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị; chủ động triển khai có hiệu quả cuộc đấu tranh trên mặt trận tƣ tƣởng lý luận, làm thất bại chiến lƣợc "diễn biến hịa bình". Những nhiệm vụ này đƣợc hiện thực hóa thơng qua những giải pháp lớn nhƣ mở rộng dân chủ, phát huy tự do tƣ tƣởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; tích cực đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ tƣ tƣởng, lý luận; kiện toàn tổ chức, bộ máy, tăng cƣờng đầu tƣ cho cơng tác tƣ tƣởng lý luận; kiện tồn tổ chức, bộ máy, tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác tƣ tƣởng lý luận; đổi mới nội dung, phƣơng pháp công tác tƣ tƣởng, lý luận. Qua những nội dung trên, có thể thấy rằng, Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 (khóa IX) đã đề cập một cách khá đầy đủ, tồn diện về cơng tác tƣ tƣởng, lý luận và đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác tƣ tƣởng, lý luận của Đảng (tổng kết, tìm ra nguyên nhân, nêu phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, giải pháp). Những quan điểm chỉ đạo của Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 có vai trị định hƣớng cho cơng tác GDLLCT.

Tiếp sau Hội nghị Trung ƣơng lần thứ 5 (khóa IX), Đại hội X (18/4/2006) của Đảng tiếp tục khẳng định hai nội dung quan trọng liên quan đến công tác tƣ tƣởng, lý luận, cơng tác giáo dục lý luận chính trị: 1). Phải nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; 2). Nâng cao chất lƣợng nghiên cứu lý luận và đổi mới công tác giáo dục lý luận, công tác tƣ tƣởng trong Đảng, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp". Bởi vì, những năm tới, bối cảnh tình hình trong nƣớc và quốc tế đan xen cả thời cơ và thách thức to lớn, cơng tác tƣ tƣởng, lý luận, báo chí cần phải

chủ động, tích cực, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả nội dung và

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 55 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)