Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 49)

7 Chủ tịch UBMTTQ 125 30

1.2.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đề án, chương trình đào tạo

Tháng 11-1996, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh; Bắc Ninh và Bắc Giang. Ngày 12-12-1996, Bộ Chính trị ra Quyết định số 125-QĐ/TW thành lập Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và chỉ định Ban Chấp hành lâm thời gồm 27 đồng chí. Ngày 18-12-1996, Thủ tƣớng Chính phủ ra Quyết định số 945-QĐ/TTg thành lập Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh lâm thời gồm 7 đồng chí.

Năm 1997, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh có 5 đảng bộ huyện là: Yên Phong, Thuận Thành, Gia Lƣơng, Tiên Sơn, Quế Võ và Đảng bộ thị xã Bắc Ninh; 3 đảng bộ trực thuộc là Đảng bộ Công an, Đảng bộ Quân sự, Đảng bộ Các cơ quan tỉnh. Tồn tỉnh có 31.155 đảng viên. Các cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy có Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Kiểm tra, Ban Tài chính- Quản trị, Ban Dân vận, Ban Kinh tế, Văn phòng Tỉnh ủy và Báo Bắc Ninh. Sau khi tái lập tỉnh, hệ thống các cơ sở trực tiếp thực hiện cơng tác đào tạo lý luận chính trị thuộc phạm vi lãnh đạo của tỉnh Bắc Ninh lúc này bao gồm: Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ trực thuộc Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh và 05 trung tâm bồi dƣỡng lý luận chính trị cấp huyện ở Thị xã Bắc Ninh, huyện Yên phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Lƣơng.

Năm 1997 là năm đất nƣớc ta chuyển sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nƣớc ta. Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, tổng kết 10 năm đổi mới; đề ra mục tiêu, phƣơng hƣớng, giải pháp thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đến năm 2000 và 2020.

Ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế, Đại hội còn đặt ra nhiệm vụ phải xây dựng Đảng ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Thực hiện tốt vấn đề trên, đối với công tác lý luận, "trƣớc hết hƣớng vào những vấn đề do cuộc sống đặt ra, làm rõ căn cứ khoa học của các giải pháp, dự báo các xu hƣớng

phát triển, góp phần bổ sung, hồn thiện đƣờng lối của Đảng, làm cho ngày càng sáng tỏ con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta". Điều này đòi hỏi “Mọi cán bộ, đảng viên, trƣớc hết là các cán bộ chủ chốt, phải có kế hoạch thƣờng xun học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn” [13, tr.140-141]. Đồng thời, Đảng cũng quy định:

Việc học tập của cán bộ phải đƣợc quy định thành chế độ và phải thực hiện nghiêm ngặt. Mọi cán bộ phải thƣờng xuyên nâng cao trình độ mọi mặt, rèn luyện, trao dồi phẩm chất chính trị, lịng trung thành với lý tƣởng cách mạng, ý chí kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý thức tổ chức kỷ luật, gƣơng mẫu trong đạo đức và lối sống, kết hợp hài hịa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung, khi lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích chung thì phải biết đặt lợi ích chung lên trên hết, trƣớc hết [13, tr.146].

Đặc biệt, ngày 12/5/1999, Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng ban hành Quy định số 54-QĐ/TW “về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” xác định cụ thể từng loại cán bộ giữ những chức vụ gì thì phải học chƣơng trình lý luận chính trị nào? ở đâu?

Tỉnh ủy Bắc Ninh ngay từ đầu đã thực hiện nghiêm những quy định, quyết định của Đảng, thể hiện bằng việc cụ thể hóa, ban hành nhiều quyết định có liên quan đến việc học tập, trong đó có học tập lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ tỉnh nhà.

Theo Quyết định số 88-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 05/9/1994, Trƣờng Chính trị tỉnh, thành phố có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:

Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phƣờng, thị trấn và các đơn vị tƣơng đƣơng); trƣởng, phó phịng huyện, quận; trƣởng, phó phịng của các ban, ngành cấp tỉnh và cán bộ dự nguồn các chức danh trên. Bồi dƣỡng ngắn hạn các đối tƣợng trên về lý luận chính trị, đƣờng lối, chính sách của Đảng và

pháp luật của Nhà nƣớc. Bồi dƣỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, về quản lý hành chính nhà nƣớc và về cơng tác vận động quần chúng. Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phƣơng.

Mặt khác, căn cứ vào Quyết định 100-QĐ/TW của Ban Bí thƣ thì các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị ở cấp huyện có nhiệm vụ:

Tổ chức bồi dƣỡng về lý luận chính trị, nội dung các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc cho cán bộ trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố) không thuộc đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của trƣờng tỉnh, trƣớc hết là bí thƣ chi bộ, trƣởng thơn, trƣởng bản, các đối tƣợng phát triển đảng viên, đảng viên mới…Tổ chức thơng tin khoa học, thời sự, chính sách cho đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở để qua đó thơng tin cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn. Thực hiện một số nhiệm vụ bồi dƣỡng khác xuất phát từ nhu cầu thực tế của địa phƣơng.

Nhƣ vậy, so với Quyết định số 15-QĐ/TW ngày 2/1/1983, “Về

công tác các trường Đảng” thì Quyết định số 88 và Quyết định số 100

của Ban Bí thƣ quy định chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng Chính trị và Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị các huyện cụ thể hơn. Đồng thời trung tâm cũng có những quyền hạn nhất định (con dấu, kinh phí hoạt động…) so với Trƣờng Chính trị. Điều này tạo điều kiện cho các trung tâm hoạt động độc lập hơn (nhƣng vẫn phải phối hợp với Trƣờng Chính trị mở các lớp trung cấp chính trị tại huyện), có hiệu quả hơn, tránh tình trạng “lấn sân” giữa Trƣờng và Trung tâm. Nếu nhƣ trƣớc đây cả Trƣờng Chính trị và trung tâm đều triển khai nghị quyết của Đảng sau mỗi kỳ Đại hội, mở lớp đối tƣợng Đảng thì nhiệm vụ này bây giờ chỉ giao cho các Trung tâm Bồi dƣỡng chính trị huyện, thị xã…

Có thể nói Quyết định số 88 và Quyết định số 100 của Ban Bí thƣ đã tạo một bƣớc ngoặt trong cơng tác đào tạo lý luận chính trị cho đội

ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phƣờng, thị trấn, phân công, phân nhiệm rõ ràng hơn, tạo điều kiện cho mỗi đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn.

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quyết định của Trung - ƣơng Đảng, việc đào tạo hệ trung cấp lý luận chính trị đối với Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Cần khẳng định rằng hệ đào tạo trung cấp lý luận chính trị là hệ đào tạo dành cho đối tƣợng đƣợc xác định là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền và các đồn thể nhân dân ở cơ sở, các phòng ban chuyên mơn nhƣ đã nêu trên. Do đó, mục tiêu đào tạo lý luận ở Trƣờng Chính trị khơng phải chỉ phổ cập lý luận Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc mà thơng qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, củng cố, nâng cao tƣ duy khoa học, tầm nhìn chiến lƣợc và phƣơng pháp biện chứng để xem xét và giải quyết các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, mục tiêu đào tạo ở Trƣờng Chính trị theo chƣơng trình trung cấp lý luận còn nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, vững nghiệp vụ và khả năng đảm nhận các công việc về quản lý nhà nƣớc ở ngạch cán sự, chuyên viên.

Qua các lớp trung cấp lý luận chính trị, Trƣờng Chính trị Nguyễn Văn Cừ tỉnh Bắc Ninh đã trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; lý luận, thực tiễn nghiệp vụ và kinh nghiệm về xây dựng Đảng, chính quyền, về cơng tác dân vận; giúp cho học viên nâng cao niềm tin vào lý tƣởng cộng sản, kiên định và trung thành với Đảng, với sự nghiệp đổi mới; hình thành thế giới quan và phƣơng pháp luận khoa học, biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phƣơng, đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo công tác đào tạo lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phưởng, thị trấn từ năm 1997 đến năm 2014 (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)