Đối với Ban truyền hình Tiếng Dân tộc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 28 - 32)

Truyền hình Tiếng Dân Tộc nói riêng và truyền hình nói chung là phương tiện thơng tin tun truyền đại chúng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng tuyên truyền đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Truyền hình với ưu thế truyền thông tin nhanh, nhạy, kịp thời các sự kiện trong nước và quốc tế, có sức lơi cuốn lớn đối với khán giả trong phạm vi không gian rộng lớn và có sức truyền cảm lớn.

Với đồng bào các dân tộc thiểu số, truyền hình tiếng dân tộc như một món ăn tinh thần khơng thể thiếu. Bởi đó là chương trình truyền hình phát bằng tiếng của dân tộc họ. Hơn thế, đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ngồi vấn đề tiếng nói được tơn trọng, bình đẳng điều quan trọng hơn là nội dung các chương trình tiếng dân tộc truyền tải cho họ tiếp thu được thuận lợi hơn. Họ nghe và hiểu dễ hơn tiếng phổ thơng.

Thơng qua truyền hình, đồng bào Mơng ở các tỉnh miền núi Tây Bắc thực hiện tốt cuộc vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, xóa bỏ các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, từ bỏ các thói quen cũ để thực hiện nếp sống mới. Đồng bào dân tộc Tây nguyên khi xem các chương trình về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội đã biết phòng chữa bệnh phong, bệnh sốt rét, biết thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Đồng bào Khơme ở Nam Bộ học cách sản xuất lúa theo kỹ thuật tiên tiến, biết kỹ thuật ni trồng thủy sản.

Với vai trị quan trọng như vậy, từ 2/ 2002 Đài Truyền hình Việt Nam đã đề nghị và được Chính phủ cho phép phát sóng thử nghiệm truyền hình tiếng dân tộc tại Đài Truyền hình Việt Nam qua vệ tinh (chương trình VTV5) nhằm phục vụ đồng bào trên địa bàn cả nước, với thời lượng 4h/ngày, gồm 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số: H’Mông, Khơmer, Ê đê, Chăm, J Rai, K’ho, Ba Na, Xê Đăng, S’Tiêng, Răc Lây. Các chương trình này chủ yếu do các đài địa phương tham gia dự án. Chương trình được phát sóng tại địa phương và gửi về Đài Truyền hình Việt Nam để phát sóng VTV5.

Đầu năm 2003 chương trình truyền hình tiếng dân tộc thuộc Đài Truyền hình Việt Nam chính thức trở thành một ban riêng lấy tên là Ban truyền hình tiếng dân tộc. Sau khi thành lập, Ban truyền hình tiếng dân tộc đã từng bước xây dựng kiện toàn bộ máy tổ chức tập trung vào công tác biên tập, cải tiến nội dung và nâng cao chất lượng chương trình.

Tháng 3/2003 tất cả các chương trình phát sóng trên kênh VTV5 đã có phụ đề tiếng Việt. Khi xem chương trình của dân tộc khác có phụ đề tiếng Việt, họ đều có thể hiểu được những nội dung chính. Hiệu quả chương trình được nâng nên một bước. Đồng bào dân tộc rất phấn khởi, mong muốn được xem truyền hình dân tộc với thời lượng nhiều hơn.

Tháng 1/1/2004, kênh VTV5 được tách hẳn thành một kênh độc lập, đánh dấu bước phát triển mới của Ban. Thời lượng chương trình tăng gấp đơi từ 4h/ngày lên 8h/ngày, phát sóng bằng 11 thứ tiếng. Do có sự sắp xếp lại nhân sự, đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên trách về mảng dân tộc miền núi, nên chương trình đã phát huy được hiệu quả từng bước nâng cao chất lượng chương trình. Năm 2005, thời lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc 10h/ngày. Năm 2006, 14h/ngày. Năm 2007, 14h/ngày với 13 thứ tiếng. Năm 2008, phát sóng trên VTV5 là 16h/ngày.

Đặc biệt, từ ngày 1/1/2008 trở đi trên kênh VTV5 có Bản tin Dân tộc với thời lượng 15 phút phát sóng hàng ngày. Chương trình Bản tin Dân tộc phát lại 4 lần trong ngày. Đây cũng là năm VTV5 cho ra đời một loạt ký sự vùng cao. Điều động biệt phái phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên từ các đài địa phương về Ban thực sự đã nâng cao chất lượng chương trình, thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ của Ban. Do vậy, các chương trình đã trở nên gần gũi, phù hợp với tâm lý và khả năng tiếp nhận thông tin của đồng bào, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền.

Tiểu kết chương 1

Thông tin, tuyên truyền phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ lâu được Đảng, Bác Hồ, đội ngũ làm báo và đông đảo nhân dân quan tâm. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền những chương trình, dự án của Nhà nước hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đồng bào thấy được sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, sự giúp đỡ của toàn xã hội nhằm nâng cao hơn nữa đời sống, từng bước xóa đói nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Báo chí cũng là kênh thơng tin quan trọng để chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của đồng bào tới Đảng và Nhà nước. Thơng tin trên báo chí giúp đồng bào nhận rõ âm mưu

thâm độc của kẻ thù, là chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, xúi giục đồng bào làm điều xấu, trái pháp luật…

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)