YÊU CẦU CỦA THÔNG TIN ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC MIỀN NÚI VÀ THIỂU SỐ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 25 - 26)

NÚI VÀ THIỂU SỐ

Báo chí có vai trị to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Vấn đề này được khẳng định rõ trong Nghị quyết Đại hội thứ IX của Đảng:

Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng. Báo chí, xuất bản…làm tốt chức năng tuyên truyền, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội; giới thiệu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán những hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái; coi trọng, nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thơng tin [33].

Từ mục tiêu trên, yêu cầu đặt ra của thông tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số cần đáp ứng những nội dung sau:

- Đảm bảo đúng quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. - Đảm bảo tính chính xác kịp thời.

- Phát huy thế mạnh tổng hợp trên hai lĩnh vực: Thơng tin nhanh nhạy, chính xác và phương tiện thông tin phong phú: báo in, báo nói, báo hình.

- Đáp ứng nhu cầu của đồng bào: giản dị, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Thơng tin về chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình chung cho đối tượng là đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Thông tin về dân tộc và miền núi cho khán giả trong và ngoài nước.

Theo đó, báo chí cần có định hướng rõ ràng, xác định nội dung cần phản ánh, đúng thời điểm, đúng thời lượng, nhằm đạt hiệu quả cao khi thông tin về dân tộc thiểu số và miền núi. Và như vậy, trong thời điểm hiện nay nội dung thông tin phục vụ đồng bào cần làm tốt một số yêu cầu cụ thể:

- Khẳng định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một, bình đẳng, đồn kết các dân tộc, tơn trọng tự do tín ngưỡng, giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, nhanh chóng rút dần khoảng cách giữa các vùng miền trên phạm vi cả nước.

- Khẳng định những thành tựu mà Đảng và Nhà nước đã mang lại cho miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Thành tựu đó thể hiện trên các mặt kinh tế-xã hội rất rõ ràng trong thời gian qua. Nhờ các chương trình dự án của Nhà nước mà diện mạo nơng thơn miền núi đã có sự khởi sắc nhất định. Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng cao.

- Phản ánh kết quả các chương trình phát triển kinh tế của miền núi, vùng dân tộc, đặc biệt là chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình phát triển y tế, giáo dục, văn hóa.

- Biểu dương đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, hoặc người Kinh lên công tác miền núi, vùng dân tộc thiểu số, biểu dương các điển hình trong sản xuất và xây dựng cuộc sống mới của đồng bào dân tộc.

- Nêu cao vai trị của cơ sở ®ảng, các tổ chức đồn thể quần chúng.

- Cùng với việc biểu dương, báo chí cần phê phán những mặt hạn chế, tiêu cực ở miền núi và vùng dân tộc: nạn phá rừng, di dân tự do, các tệ nạn xã hội, mê tín, tà đạo. Phê phán đúng mức các hiện tượng tiêu cực trong q trình thực hiện chính sách dân tộc và các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

- Phê phán vạch trần những luận điệu, vu cáo, xuyên tạc, kích động gây rối của các thế lực thù địch đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 25 - 26)