Vấn đề phản ánh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 40 - 50)

Vấn đề phản ánh trong một tác phẩm báo chí là một trong yếu tố nội dung quan trọng quyết định chất lượng. Đó là đối tượng để mỗi phóng viên, biên tập viên hướng tới nhằm phân tích, phản ánh, đánh giá. Giải quyết được vấn đề này chính là sự thành cơng của một tờ báo, tạp chí, hay một chương trình truyền hình.

Xác định rõ đặc thù đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với những phong tục, tập quán riêng, có nét đẹp đạo đức thuần phác, nhưng trình độ nhận thức hạn chế; nên đội ngũ phóng viên, biên tập viên của chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam ln ý thức trong việc lựa chọn vấn đề phản ánh. Vì vậy, nhiều chương trình đã khai thác, phát hiện, đề cập được những nội dung thiết thực, có ý nghĩa và tác động sâu sắc đến đồng bào các dân tộc thiểu số; đến sự phát triển kinh tế - xã hội của miền núi, vùng cao; đến những cán bộ, cơ quan ban ngành liên quan về vùng dân tộc miền núi. Những vấn đề đó đã được thể hiện, phân tích, lý giải một cách giản dị, dễ hiểu, sâu sắc và ngắn gọn. Do đó, chương trình vừa trở thành một người bạn tin cậy vừa là diễn đàn giữa đồng bào, cán bộ vùng dân tộc miền núi với Đảng, Nhà nước.

Qua khảo sát, chương trình đã chọn được những vấn đề thiết thực, tác động trực tiếp đến đồng bào và sự phát triển của miền núi, vùng cao. Đồng thời, chương trình phát hiện những hạn chế, thiếu sót của các chính sách, chủ trương để kịp thời kiến nghị, điều chỉnh cho phù hợp và phát huy hiệu quả cao nhất trong thực tiễn cuộc sống. Ví dụ: ngày 30/9/2008 chương trình phát phóng sự "Hiệu quả và bất cập từ các cơng trình dân sinh

miền núi". Với chương trình này, phóng viên đã đề cập đến việc triển khai thực hiện các

cơng trình dân sinh miền núi tại một số địa phương nảy sinh nhiều bất cập, làm giảm đi hiệu quả mà mục tiêu các cơng trình đã đề ra và gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Đó là thực tế đáng báo động tại vùng cao một số tỉnh Nam Trung bộ. Nhiều địa phương vùng cao các

tỉnh miền Trung như xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên, bà con phải mua các loại thực phẩm từ các xe bán hàng lưu động khắp làng. Riêng các loại nhu yếu phẩm thì phải về tận trung tâm huyện mới có người bán. Trong khi đó, một khu chợ được xây dựng khá khang trang ngay giữa trung tâm cụm xã thì vắng tanh khơng một bóng người bn bán. Ở xã vùng cao cịn nhiều khó khăn như Ea Chà Rang, một cơng trình từ nguồn vốn 135 có giá trị xây dựng hàng trăm triệu đồng nhưng bỏ hoang gần 8 năm qua, hiện nay đang xuống cấp thành nơi chăn thả gia súc. Hay như tại xã Ma Nới được tỉnh Ninh Thuận ưu tiên đầu tư 4 giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho các khu dân cư tập trung, cuối năm 2007, giếng khoan thôn Ú được bàn giao đưa vào sử dụng. Các nhà chuyên môn nhận định đây là một trong những giếng khoan có trữ lượng và chất lượng nước ngầm tốt nhất ở vùng cao Ninh Thuận. Tuy nhiên, điều nghịch lý là sau khi nhận bàn giao, đơn vị quản lý trực tiếp là chính quyền thơn lại cho đóng cửa cơng trình đến tận hơm nay. Tình trạng các cơng trình xây dựng xong rồi bỏ hoang phí đang là vấn đề cần sớm được giải quyết để góp phần cải thiện cuộc sống cho bà con miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chương trình bắt đầu dẫn dắt những bất cập từ các cơng trình dân sinh do Nhà nước đầu tư ở vùng cao kém hiệu quả, rồi rút ra bài học kinh nghiệm về sự thiếu đồng bộ trong qui hoạch xây dựng và hiệu quả sử dụng kém ở các cơng trình tại hai xã Ma Nới và xã Ea Cha Rang một lần nữa cho chúng ta thấy được hầu hết các chương trình đầu tư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chỉ phát huy hiệu quả khi có sự kết hợp hài hịa giữa việc quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương với ý thức của bà con buôn làng.

Theo số liệu thống kê cho thấy, huyện Mù Cang Chải ở tỉnh Yên Bái có tốc độ tăng dân số hàng năm trên 2%. Mức tăng này là khá cao so với bình quân cả nước. Đây cũng là huyện có số vụ tảo hôn cao nhất tỉnh Yên Bái (trên 200 trường hợp trong năm 2007). Điều có thể nhận thấy là chính nạn tảo hơn đã kéo theo sinh nhiều con. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng dân số, kèm theo đó hệ lụy khơng tránh khỏi là sự gia tăng các hộ nghèo ở huyện Mù Cang Chải. Phóng sự "Khó khăn trong việc phổ biến pháp luật ở

vùng cao" được phát sóng chương trình ngày 22/7/2008. Đề tài khơng mới, nhưng phóng

sự đã đề cập đến vấn đề quan trọng: nguyên nhân của gia tăng dân số và sự đói nghèo dai dẳng ở một số địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Để hạn chế tình trạng tảo

hơn, các hình thức tun truyền phổ biến pháp luật đã được tổ chức lồng ghép tại các buổi họp thôn, bản và cũng đưa ra những mức xử lý về vi phạm hành chính như: với trường hợp vi phạm tảo hơn lần đầu thì lập biên bản và xử phạt hành chính 200.000 đồng, nếu lần thứ hai tái phạm, sẽ bị xử phạt 400.000 đồng.Thế nhưng, chính những hạn chế về trình độ dân trí và tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại trong đời sống của đồng bào đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực hiện chính sách pháp luật.

"Chương trình 135 giai đoạn 2 " phát súng ngày 12/6/2008, phóng viên đã chọn được vấn đề là tập trung khai thác những cách làm hay của mỗi địa phương ở một hợp phần của chương trình 135. Chương trình bắt đầu bằng sư thay đổi cuộc sống của người dân ở huyện Mù Cang Chải rồi mở rộng vấn đề làm sao để chương trình 135 thật sự phát huy hiệu quả của nó. Đó là cần thực hiện triệt để nguyên tắc dân chủ ở cơ sở khi đầu tư bất cứ một cơng trình hạng mục nào, dù lớn hay nhỏ. Mọi việc đều được đưa ra lấy ý kiến của người dân trực tiếp hưởng dự án đó. Cho nên hiệu quả, tốc độ và chất lượng cơng trình rất đảm bảo chất lượng.

Một nội dung mới trong 135 giai đoạn hai là giao quyền cho xã làm chủ đầu tư các cơng trình. Đây là vấn đề gây ra nhiều nghi ngờ về tính hiệu quả của nó vì trình độ của cán bộ quản lý nhiều xã bất cập khơng thể làm tốt vai trị đó. Nhưng các phóng viên đã chọn những mơ hình thành cơng ở Thanh Hóa và Sơn La để chứng minh rằng nếu có phương án, tổ chức tốt và quyết tâm của xã lẫn huyện thì vẫn thành cơng. Mặc dù, việc triển khai và thực hiện chương trình 135 hiện cịn nhiều vướng mắc cần giải quyết, nhưng chương trình phát sóng số này đã đưa ra những mơ hình, cách làm hay rất đáng để nhiều địa phương học tập, rút kinh nghiệm.

Nhiều chương trình đã tập trung vào tính phát hiện đề tài, nâng cao dự báo, cảnh báo và tìm kiếm gợi mở những giải pháp trong từng vấn đề phản ánh. Đây là điểm mạnh nhờ biết chọn vấn đề của chương trình.

Trao đổi vấn đề này với ông Đỗ Quốc Khánh - Trưởng phũng tổ chức sản xuất chương trình Tạp chí Dân tộc & Phát triển, ông cho biết: Với tiêu chí là cầu nối giữa

Đảng, Nhà nước và đồng bào, cán bộ vùng dân tộc miền núi, chúng tôi đã hết sức cố gắng để nâng cao chất lượng từng chất lượng chương trình phát sóng. Làm sao mỗi số lên sóng buộc đồng bào, cán bộ phải chú ý đón xem chương trình và có những suy nghĩ, nhận thức mới nhằm cải thiện cuộc sống của mình. Đó cũng là điều mong mỏi của tất cả các anh chị em phóng viên, biên tập viên làm chương trình. Chính vì thế, chúng tơi xác định phải đầu tư tìm kiếm các đề tài mới, lạ, gắn chặt với miếng cơm manh áo, cuộc sống của người dân. Có như thế, mỗi chương trình là một thơng điệp mạnh mẽ đến với tất cả các khán giả xem đài, những người có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng cố gắng tìm kiếm các biện pháp giải quyết khi phản ánh từng vấn đề. So với các chương trình trước năm 2008 thì các chương trình sau này cải thiện từng bước. Và từ năm 2009 đến nay, nó đã trở thành một yêu cầu bắt buộc của phóng viên, biên tập viên khi thực hiện một vấn đề nào đó. Làm việc này khơng ngồi mục đích nâng cao chất lượng của chương trình mà cịn là gợi mở cho các nhà chuyên môn và người dân cùng suy ngẫm, bàn bạc tìm cách giải quyết triệt để vấn đề.

Chương trình phát sóng ngày 12/4/2009 có phóng sự "Cuộc sống mới cho đồng

bào vùng sâu tỉnh Gia Lai". Đây là chương trình có nội dung chứng tỏ cái nhìn sắc sảo của

người thực hiện, có ý nghĩa to lớn đối với cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của nước ta. Tất cả từ phản ánh sự việc, hình ảnh và tư tưởng đều mang đậm sắc thái dân tộc. Câu chuyện kể về cuộc sống của đồng bào huyện vùng sâu Krông Pa, tỉnh Gia Lai từng bị cái nghèo đeo bám dai dẳng, nay khá lên do được hưởng lợi từ các cơng trình 135.

Nhờ có cái nhìn tồn diện trong cách phát hiện vấn đề, nên tác giả đã lý giải mộ điều cùng với việc xây dựng Trung tâm cụm xã, trường học, các hạng mục cơng trình cơ bản phục vụ dân sinh cũng cần được đầu tư bài bản. Ngồi việc mỗi xã có một trạm y tế, tại trung tâm cụm xã còn được đầu tư xây dựng Phòng khám khu vực. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn đến khám chữa bệnh. Nhờ vậy, hủ tục tìm thầy lang cúng mỗi khi ốm đau giờ đây khơng cịn nữa. Thay vào đó họ đã đến trạm xá. Đặc biệt, phụ nữ ở các bn làng đã bỏ được thói quen sinh đẻ tại nương rẫy, trẻ em được chăm sóc cẩn thận hơn. Nhờ vậy, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và các dịch bệnh truyền nhiễm khác đã giảm hẳn.

Không chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, các hộ gia đình ở đây cịn được cán bộ khuyến nông và thành viên các tổ chức như phụ nữ, nông dân…xuống tận nơi hướng dẫn cách trồng, chăm sóc vườn cây sao cho hiệu quả. Nhờ đó, hiện nay gia đình nào cũng đã rào vườn trồng nhiều loại cây ăn trái có hiệu quả. Nhiều hộ đã tận dụng nguồn nước ngay tại nhà, cải tạo vườn tạp, trồng các loại rau màu để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng: các chương trình đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào vùng sâu là điều kiện quan trọng mang lại đời sống ấm no cho đồng bào các dân tộc ở vùng cao tỉnh Gia lai. Qua đó khơng chỉ giúp cho họ có cuộc sống ổn định phát triển hơn mà còn làm thay đổi được nếp nghĩ, cách làm của bà con trong việc tổ chức cuộc sống theo đà phát triển chung của đất nước

Chương trình "Tuyên Quang phát triển kinh tế bền vững" phát sóng ngày 8/2/2009, là chương trình có nội dung hấp dẫn người xem và có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong cách vươn lên làm giàu cho chính gia đình họ.

Do có q trình thâm nhập thực tế, nên tác giả đã phát hiện ra vấn đề: Ở vào vị trí khơng mấy thuận lợi, tỉnh Tuyên Quang phải tự mở lối ra từng bước thốt khỏi tình trạng một tỉnh nông nghiệp chậm phát triển. Việc tập trung phát triển công, nông nghiệp và du lịch dựa trên những thế mạnh đang là bước đi đúng hướng của tỉnh này. Để triển khai thành công định hướng này, vấn đề quan trong hiện nay là vốn và nguồn nhân lực, sự kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp, nhà khoa học với người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, những người còn thiếu kinh nghiệm sản xuất.

Nhiều người từng biết đến những đặc sản như chè, đường, nhãn, vải, cam sành

Hàm Yên, sữa bị Tun Quang…nhưng ít ai biết rằng đó là kết quả bước đầu của quá trình chuyển dịch kinh tế nơng nghiệp ở tỉnh miền núi nghèo này. Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đang vẽ lại bức tranh nông nghiệp với những mảng màu khác nhau. Từ một nền nông nghiệp manh mún, phân tán, thuần nông cây lúa đồng bào đã chuyển sang sản xuất chuyên canh cây trồng, vật ni theo hướng hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao… Lâu nay người dân Hàm Yên đã coi cam sành là cây

trồng chủ lực vì dễ trồng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên trên bước đường phát triển, người dân nơi đây cũng gặp khơng ít khó khăn vì cam rớt giá, sản phẩm thu hoạch ồ ạt và khơng có nơi tiêu thụ.

Song khơng vì thế mà người dân và chính quyền địa phương lùi bước. Ngược lại, để nhân rộng và phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững: Hàm Yên đã quy hoạch vùng trồng cam tập trung, chọn giống, nâng cao trình độ kỹ thuật cho nông dân và xây dựng cơ chế chính sách phát triển cây cam một cách đồng bộ. Chính quyền đã ưu tiên giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại đủ điều kiện, trên cơ sở đó thực hiện việc cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Huyện chủ trương thường xuyên mở các lớp tập huấn về kinh tế trang trại, mở rộng đến các hộ có diện tích trồng cây lâu năm với quy mô nhỏ chưa đạt tiêu chí trang trại, khuyến khích, nhân rộng, mở rộng quy mô trang trại trên địa bàn, thực hiện chặt chẽ việc liên kết "bốn nhà" để nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm và chế biến sản phẩm sau thu hoạch. Nhờ vậy, những năm gần đây, nhiều hộ khá lên là nhờ cây cam. Ở Hàm Yên, trung bình mỗi hộ có vườn cam rộng 2 ha. Những gia đình này đều xây được nhà, mua xe máy, thậm chí có nhà mua được ơ tơ.

Nhờ có cái nhìn thấu đáo, cách phản ánh mới, lạ, chương trình đã giúp đồng bào giải quyết những vấn đề bức xúc trong cuộc sống hàng ngày một cách thiết thực. Đó là tìm lối ra trước vấn đề thiếu đói quanh năm, thiếu nhà ở, đất sản xuất, nước sạch, thiếu dụng cụ sinh hoạt, xây dựng kết cấu hạ tầng vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa…

Chương trình "Người Mã Liềng ở Quảng Bình" phát sóng ngày 12/8/2008. Câu chuyện kể về cuộc vận động định canh định cư đối với đồng bào Mã Liềng ở Quảng Bình được tiến hành từ cuối những năm 1980 vẫn gặp khơng ít khó khăn.Trong 5- 6 năm đầu thực hiện định canh định cư, do kinh phí đầu tư ít ỏi, nhà ở tạm bợ, cái đói nghèo đeo đẳng, đã khơng ít lần, nhiều hộ gia đình bỏ bản làng mới trở về với rừng sâu và cuộc sống du canh, du cư. Phải đến năm 1998, khi chương trình 135 của Chính Phủ về phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được đưa vào thực hiện thì việc định canh định cư cho đồng bào Mã Liềng mới thực sự khởi sắc.

Nhờ nguồn vốn đầu tư của chính phủ, cơ sở hạ tầng được xây dựng, có giao thơng thuận lợi, lại có thêm các nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số nên đồng bào Mã Liềng đã trực tiếp được hưởng lợi từ các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 40 - 50)