Kết cấu chương trình

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 34 - 35)

Ngày mới ra đời, chương trình có kết cấu (format) gồm 4 phần: Tin tức, sự kiện (3-5 phút); Nét đẹp bản làng (4-5 phút); Chuyện kể già làng (5 phút) và Từ chính sách đến thực hiện (15-18 phút).

Sau khi chuyển về Ban truyền hình Tiếng Dân tộc (tháng 11/2006), kết cấu Chương trình đã thay đổi, tập trung nâng cao hiệu quả thông tin tuyên truyền theo hướng một format mở, sao cho phù hợp nhất với đối tượng đặc thù là đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Làm theo cách này, chương trình được cải tiến và được khẳng định trong Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008 của Ban truyền hình Tiếng Dân tộc: Các chương trình đã phát sóng đều đề cập đến vấn đề mà đồng bào quan tâm, vấn đề ấy được nêu lên, lý giải cặn kẽ, có sức thuyết phục và ghi lại được nhiều ý kiến cụ thể từ người dân ở các bản làng, phum sóc."… "Nếu được phép so sánh, thì chúng tơi có thể mạnh dạn nói rằng: Chương trình tạp chí Dân tộc và Phát triển năm 2007 trên VTV1 đã vượt hẳn về chất lượng và nội dung so với chương trình Dân tộc và Miền núi trước đó.

Hiện nay, chương trình Tạp chí Dân tộc và Phát triển của Ban truyền hình Tiếng Dân tộc hiện nay gồm 3 phần: Từ chính sách đến cuộc sống; Gương sáng giữa cộng đồng;

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.

* Phần 1: Từ chính sách đến cuộc sống

Đây là nội dung chính của mỗi chương trình phát sóng. Phần này được thể hiện dưới dạng chuyên mục: phóng sự, ý kiến nhà quản lý, những người trong cuộc về những vấn đề mang tính thời sự đang diễn ra tại vùng đồng bào dân tộc, dẫn hiện trường…Phần này mang đậm tính chính luận, thái độ khen, chê rõ ràng. Tuy nhiên, khơng vì thế mà chương trình khơ cứng, khó hiểu; ngược lại, chương trình thể hiện theo lối kể chuyện. Từ những chi tiết, những câu chuyện, những ví dụ cụ thể để bàn bạc, phân tích, người phóng viên nâng tầm vấn đề lên một mức cao hơn, có tính khái qt và tính chính luận sâu sắc. Điều này giúp cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp cận, nắm bắt và xử lý thông tin một cách đúng mực nhất.

* Phần 2: Gương sáng giữa cộng đồng:

Đây là phóng sự chân dung về một gương sáng người dân tộc, có hình thức thể hiện linh hoạt, gần gũi và dễ hiểu. Chẳng hạn như làm kinh tế giỏi, làm tốt cơng tác vận động quần chúng, xóa hủ tục lạc hậu, ma túy, nghiện hút…

* Phần 3: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa.

Đây là phần thông tin giới thiệu về nét đẹp văn hóa, vùng đất, con người, phong tục tập quán, trang phục, ngôn ngữ …của đồng bào các dân tộc trên phạm vi cả nước. Mục này góp phần giữ gìn và xây dựng nền văn hóa tiến tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Đây là chương trình được phát sóng hàng tuần nhằm tuyên truyền, phổ biến tốt hơn và hiệu quả hơn chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa.

Tạp chí cung cấp cho người xem truyền hình bức tranh tồn cảnh về những vấn đề dân tộc và miền núi; về những khó khăn cần phải có lời giải đáp. Tìm hiểu phản ánh những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khi đi vào cuộc sống; nêu gương những điển hình tiên tiến. Tạp chí cũng giới thiệu nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng bản sắc của từng dân tộc đến với quảng đại quần chúng nhân dân. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc, góp phần nâng cao dân trí, tiến tới văn minh, hiện đại hòa nhập nhưng khơng hịa tan.

Với thời lượng mỗi tuần hơn 20 phút, Tạp chí trở thành điểm hẹn cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề dân tộc và miền núi. Chương trình có ý nghĩa thiết thực với bà con vùng dân tộc. Qua đây, họ nắm bắt được những chính sách mới, những kiến thức làm giàu, tìm hiểu được nét đẹp truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

Mục tiêu của Tạp chí nhằm xây dựng chương trình trở thành cầu nối thông tin giữa Đảng với dân, với đồng bào dân tộc. Đây có thể coi là diễn đàn, là tiếng nói của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)