Đối với Đài Truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 26 - 28)

Tuyên truyền phục vụ miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số từ lâu đã được Đài Truyền hình Việt Nam xác định là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ thông tin. Ngay từ những ngày đầu thành lập, phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam đã hịa mình cùng nhân dân cả nước trong đó có đồng bào tộc thiểu số để cổ vũ tinh thần chiến đấu và sản xuất, nhằm bảo vệ, xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.

Được Chính phủ phê duyệt, năm 1995 Đài Truyền hình Việt Nam đã triển khai chương trình truyền hình bằng các thứ tiếng dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền Trung và miền Tây Nam Bộ. Trong điều kiện khó khăn về giao thông, phương tiện kỹ thuật, nguồn điện không ổn định…song, với quyết tâm phục vụ đồng bào, dự án "Đưa truyền hình về vùng núi, vùng cao" đã cấp được gần 36 nghìn máy thu hình cho 4000 nghìn xã và trang bị cho trên 180 điểm xem TVRO, đạt gần 70% kế hoạch. Dự án "Phủ sóng truyền hình vùng lõm" đã xây dựng được gần 300 trạm phát lại truyền hình cho 43 tỉnh, cung cấp hàng chục nghìn máy thu hình cho bà con. Mục tiêu của dự án đến năm 2010, sẽ phủ 100% sóng truyền hình trên cả nước.

Hiện nay, ngồi chương trình truyền hình bằng tiếng phổ thơng, một số vùng có đồng bào dân tộc, nhiều Đài phát thanh- truyền hình địa phương, Đài Truyền hình Việt Nam thường trú tại các khu vực đã tổ chức sản xuất và phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc.

Cùng với việc tăng thời lượng, chương trình, mở rộng phạm vi phát sóng, mở rộng phạm vi phát hành báo chí nhằm đưa thơng tin kịp thời phục vụ đồng bào các dân tộc thiểu số; các cơ quan báo chí đã quan tâm đến hình thức thể hiện chương trình, nội dung và chất lượng thơng tin. Các tin, bài, phóng sự đã hướng tới nhóm độc giả đặc thù. Do đó, báo chí đã góp phần vào sự thay đổi diện mạo của vùng dân tộc miền núi. Từ đó khẳng định sự đúng đắn và thành công của quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

Nhờ được tiếp cận thông tin qua các phương tiện truyền thơng, trong đó có vai trị to lớn của truyền hình, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã nắm bắt kịp thời các chủ

trương, chính sách của Đảng- Nhà nước; thực hiện đúng pháp luật và biết cách làm kinh tế, vượt đói nghèo, từng bước nâng cao mức sống cho chính gia đình họ.

Đặc biệt, báo chí đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ nâng cao trình độ dân trí, nhận thức và phổ biến kiến thức cho đồng bào vùng dân tộc miền núi. Hiện nay, đồng bào các dân tộc ở miền núi rất coi trọng thơng tin báo chí trên các tờ báo, tạp chí; các chương trình phát thanh, truyền hình… Đối với họ báo chí chỉ nói những điều đúng, điều tốt đẹp, vừa là người bạn vừa là người thầy rất gần gũi. Chính vì vậy, lãnh đạo các cơ quan báo chí đã định hướng tăng cường thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức phổ thơng góp phần thay đổi mặt bằng dân trí, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền núi và đồng bằng. Con em đồng bào được đến trường. Tỷ lệ người đọc thông viết thạo tiếng phổ thông ngày càng cao. Tỷ lệ mù chữ của đồng bào đã giảm hẳn. Sự thay đổi đã hiện rõ trong cuộc sống đời thường của bà con như nằm ngủ phải mắc màn, biết cách phòng và chống các bệnh đơn giản, có hiểu biết về sinh sản và dinh dưỡng; các kiến thức chăn nuôi, trồng trọt … được dạy và biết áp dụng vào thực tế.

Những thành công của công tác thông tin tuyên truyền báo chí đã góp phần ổn định tình hình chính trị, an ninh quốc phịng ở vùng dân tộc miền núi. Các vấn đề dân tộc, tôn giáo, xung đột sắc tộc… đã được giải quyết và tự giải quyết. Đặc biệt, những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chống phá Nhà nước xã hội chủ nghĩa được ngăn chặn từ gốc.

Có thể nói thơng tin nói chung và thơng tin phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng ln được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cơ quan báo chí và sự hưởng ứng của đơng đảo nhân dân. Từ khi đất nước cịn trong thời kỳ chiến tranh và đến xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, thông tin về lĩnh vực này luôn được coi trọng đã góp phần vào sự thành công chung của cả nước. Thông tin đã rút ngắn khoảng cách các địa phương giữa miền ngược và miền xuôi. Thông tin giúp đồng bào nắm bắt được chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giúp đồng bào nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, phê phán những hủ tục lạc hậu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chương trình Dân tộc và Miền núi trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam potx (Trang 26 - 28)