Vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 27 - 30)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Báo Nhân dân phản ánh những hoạt động phá vỡ quan hệ hữu nghị

1.3.1. Vạch rõ âm mưu, thủ đoạn của Trung Quốc đối với Việt Nam

Hoạt động phá vỡ quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Trung lần đầu tiên được phản ánh trên báo Nhân dân là ngày 5-7-1978, số 8794. Bài báo với tiêu đề : “Chính phủ Trung Quốc quyết định ngừng tồn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam”.

Kế đó, báo Nhân dân đã có rất nhiều bài viết nêu rõ những tham vọng mà các nhà cầm quyền Trung Quốc muốn đạt được. Tiêu biểu là những bài viết như: “Trung Quốc mở rộng quan hệ với Mỹ” ra thứ tư ngày 12-7-1978, số 8801; “Ơng Đặng Tiểu Bình gây chia rẽ và khiêu khích” được đăng tải trên báo Nhân dân thứ sáu ngày 10-11-1978, số 8921; “Mỹ và Trung Quốc lập quan hệ ngoại giao” ra ngày 17-12-1978, số 8958; “Phản ứng của dư luận thế giới trước những lời tuyên bố hung hăng của Đặng Tiểu Bình ở Mỹ” đăng ngày 6-2-1979, số 9008; “Những kẻ chống Việt Nam nhất định thất bại” ra ngày 8-2-1979, số 9010…

Nội dung của các bài báo này đã tập trung phản ánh rõ được âm mưu, tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc. Điều này thể hiện rõ qua chuyến đi thăm của ơng Đặng Tiểu Bình đối với một số nước Đơng Nam Á. Mục đích của ban lãnh đạo Trung Quốc đã lộ rõ trong lời lẽ của ơng Đặng Tiểu Bình nói với giới báo chí Băng Cốc ngày 8-11-1978: “Ơng ta làm ba việc: vu cáo Việt Nam, chia rẽ và khiêu khích các nước Đơng Nam Á, biện bạch cho chủ nghã bá quyền của nhóm ơng ta” [174, 4].

Ban lãnh đạo Bắc Kinh tại sao lại làm như vậy? Bởi Đông Nam Á đã được các vị cầm quyền ở Bắc Kinh quan tâm một cách đặc biệt. Hơn nữa, những người cầm quyền Trung Quốc mưu toan thơn tính và nơ dịch các dân tộc Đơng Nam Á. Họ muốn bành trướng ra cả khu vực và phải tạo ra được một bàn đạp bằng bất cứ giá nào. Vì vậy, giới cầm quyền Bắc Kinh đã lợi dụng và chỉ đạo được một lực lượng tay sai của Cam-pu-chia.

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh căm thù Việt Nam vì chúng ta là một biểu tượng của độc lập, tự do, là người trực tiếp ngăn chặn mưu đồ chủ nghĩa bá quyền của họ và là một nhân tố ổn định của khu vực này. Chính vì thế, họ ra sức chia rẽ nước ta với các nước Đông Nam Á khác. Chúng lợi dụng lực lượng Pôn Pốt - Iêng Xa-ry để phục vụ cho ý đồ chiến lược bành trướng nước lớn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Trong khi đó, nhân dân Việt Nam quý trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mình nên càng quý trọng độc lập, tự do của nước khác. Tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam và Cam-pu-chia là lâu đời vì nhân dân hai nước đã cùng nhau kề vai, sát cánh chiến đấu chống kẻ thù chung. Nhân dân Cam-pu-chia không bao giờ muốn gây chiến với Việt Nam. Trước những tình cảm đó, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã hết sức tự kiềm chế trước hành động tội ác của tập đồn Pơn Pốt - Iêng Xa-ry. Chúng đã được những người lãnh đạo Bắc Kinh nâng đỡ và xúi giục xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ nước ta.

Bắc Kinh và Nông Pênh phối hợp với nhau mở một chiến dịch ráo riết vu cáo Việt Nam chuẩn bị tiến công lớn vào Cam-pu-chia. Chiến dịch này được tiến hành bằng mọi phương tiện của hai bộ máy tuyên truyền, bằng những lời bịa đặt của những người cầm quyền Trung Quốc và Cam-pu-chia liên tiếp tung ra. Ngày 13-10-1978, một người cầm đầu Bắc Kinh đã nói với các nhà báo Thái Lan rằng: “Việt Nam đang đặt kế hoạch mở rộng cuộc tiến công mùa khô quan trọng nhằm lật đổ chế độ Nông Pênh”. Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Iêng Xa-ry cũng cất lời phụ họa: “Kế hoạch của Việt Nam

trước hết là chiếm Cam-pu-chia, sau đó mở rộng sự bành trướng sang các nước khác ở Đông Nam Á” [153, 6].

Đây là một thủ đoạn quen thuộc của Bắc Kinh và Nông Pênh nhằm che giấu âm mưu của chính họ đang đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống Việt Nam. Khi nhà cầm quyền Bắc Kinh la lên “Việt Nam xâm lược” thì điều đó có nghĩa là chính họ muốn bành trướng chống Việt Nam bằng xương máu của người Cam-pu-chia. Để thực hiện âm mưu đó, Bắc Kinh không ngừng tăng cường cung cấp một khối lượng lớn các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh và đưa hàng chục nghìn cố vấn quân sự, cả những đơn vị quân đội mang lốt “quân áo xanh” làm đường sang giúp bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ry tàn sát, khủng bố nhân dân Cam-pu-chia và tiếp tục leo thang chống Việt Nam.

Thêm vào đó, báo Nhân dân cũng có bài đăng tải về âm mưu của Trung Quốc với tiêu đề “Trắng đen ngày càng rõ”. Đồng chí Hà Văn Lâu, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực nước ta tại Liên Hợp Quốc, gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo an, tố cáo với các nước về việc nhà cầm quyền Bắc Kinh dùng bọn tay sai ở Nông Pênh gây chiến tranh biên giới với Việt Nam, vạch rõ những hành động có hệ thống của họ chống Việt Nam. Bức thư vạch rõ: “Nguyên nhân cơ bản của cuộc xung đột biên giới giữa Cam- pu-chia và Việt Nam là chính sách bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh ở Đông Nam châu Á”. Luận điệu lừa dối của nhà cầm quyền Bắc Kinh đưa ra như: “Mưu toan thơn tính Cam-pu-chia”, “Lập Liên bang Đông Dương do Việt Nam làm chúa tể”, “Việt Nam thi hành chính sách chống Trung Quốc”… là những điều bịa đặt phi lý. Họ không thể dùng sự vu cáo người khác thi hành chủ nghĩa bá quyền để hòng che giấu chủ nghĩa bá quyền của chính họ. Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cam-pu-chia đã nêu rõ: “Bọn Pôn Pốt - Iêng Xa-ry phục vụ ý đồ chiến lược bành trướng nước lớn của nhà cầm quyền Trung Quốc, chúng đã gây ra chiến tranh biên giới với Việt Nam, biến bạn thành thù. Chúng đã làm cho bộ đội cách mạng của ta thành lính đánh thuê cho nhà cầm quyền Trung Quốc, thành công cụ đàn áp phong trào nổi dậy của nhân dân” [189, 6].

Âm mưu, thủ đoạn của nhà cầm quyền Trung Quốc được báo Nhân dân phản ánh qua bài đăng trên tạp chí Người cộng sản của Liên Xơ. Đồng chí Iu. Xê-đen-ban, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ đã viết: “Giới lãnh đạo Trung Quốc với những lập luận bá quyền nước lớn không che đậy âm mưu phá hoại sự thống nhất và đoàn kết của các nước xã hội chủ nghĩa, gây chia rẽ trong hàng ngũ cộng sản quốc tế… Về đối nội, Bắc Kinh tiếp tục tăng cường quân phiệt hóa đất nước, chi tiêu ngày càng nhiều cho các mục đích quân sự, nhồi sọ nhân dân tinh thần sơ-vanh đại Hán, lịng căm thù đối với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là đối với Liên Xơ, thành trì vững chắc của hịa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Về đối ngoại, những kẻ theo chủ nghĩa bá quyền ở Bắc Kinh âm mưu thành lập một mặt trận thống nhất chống các nước xã hội chủ nghĩa, lôi kéo vào các mặt trận này mọi kẻ thù độc ác nhất của hịa bình và những kẻ bóp nghẹt tự do của các dân tộc” [222, 1].

Những người lãnh đạo Bắc Kinh đang đi sâu vào con đường trái ngược với nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc, phá hoại tình hữu nghị lâu đời giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam. Chính những tham vọng bành trướng và bá quyền nước lớn của nhà cầm quyền Bắc Kinh là mối đe dọa thường xun đối với hịa bình, ổn định và nền độc lập của các dân tộc ở Đơng Nam châu Á. Đó chính là ngun nhân dẫn tới tình hình căng thẳng kéo dài ở khu vực biên giới Việt Nam. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã lợi dụng vấn đề Cam-pu-chia, Hoa kiều để chống lại Việt Nam. Từ đó, mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)