Phản ánh hoạt động cắt giảm và tiến tới chấm dứt viện trợ của Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 30 - 32)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Báo Nhân dân phản ánh những hoạt động phá vỡ quan hệ hữu nghị

1.3.2. Phản ánh hoạt động cắt giảm và tiến tới chấm dứt viện trợ của Trung

của Trung Quốc đối với Việt Nam

Viết về vấn đề này, báo Nhân dân đã có khơng ít các bài báo đề cập. Có thể kể ra những bài báo như: “Thế giới ủng hộ Việt Nam, phê phán Trung Quốc đơn phương ngừng mọi viện trợ cho nước ta” ra ngày 6-7-1978, số 8795; “Cơng hàm của Chính phủ ta gửi Chính phủ Trung Quốc về Trung

Quốc chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, rút về nước toàn bộ nhân viên kỹ thuật cơng trình” đăng ngày 7-7-1978, số 8796.

Nội dung các bài viết trên đều phản ánh rõ tham vọng bá quyền thực sự, chủ nghĩa sô-vanh và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi của những nhà cầm quyền Trung Quốc. Phía Trung Quốc mưu toan ép buộc Việt Nam từ bỏ đường lối độc lập, tự chủ và đồn kết quốc tế đúng đắn của mình. Khi khơng ép buộc được thì sử dụng chính sách thù địch đối với Việt Nam.

Báo Nhân dân viết: “Bằng biện pháp đơn phương và thái độ trịch thượng, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định ngừng toàn bộ viện trợ cho Việt Nam và rút toàn bộ chuyên gia của họ về nước trong một hành động hoàn toàn mang một tính chất của một cuộc tiến công độc ác về kinh tế” [124, 1].

Bài báo viết tiếp: “Chính phủ Việt Nam đã làm hết sức mình để cố gắng cứu vãn những quan hệ truyền thống vốn có từ lâu giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam nhưng phía Trung Quốc đã đáp lại bằng những biện pháp hết sức hung hăng. Việc xóa bỏ nhiều chương trình viện trợ kỹ thuật, việc đóng cửa các cơ quan lãnh sự Việt Nam ở Trung Quốc, những trò phản đối đối với những vấn đề giả tạo do Trung Quốc dựng lên và những vấn đề khác nữa là những cuộc tiến công thô bạo trước khi đi đến hành động đơn phương này” [124, 1].

Báo Nhân dân còn đăng tải rất cụ thể các hành động trong việc cắt giảm và tiến tới chấm dứt toàn bộ viện trợ. Việc làm đầu tiên của Bắc Kinh đối với Việt Nam là giảm mạnh nguồn viện trợ và tới năm 1978 thì cắt tồn bộ. Điều kiện đầu tiên Trung Quốc đặt ra cho Việt Nam để nối lại viện trợ là phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô. Cụ thể về vấn đề này đã được báo Nhân dân đăng tải rất rõ việc Trung Quốc chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, rút về nước toàn bộ nhân viên kỹ thuật cơng trình.

“Ngày 12 tháng 5 năm 1978 và ngày 20 tháng 5 năm 1978, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định hủy bỏ phần lớn các hạng mục thiết bị tồn bộ viện trợ cho Việt Nam nói là để lấy số tiền và vật tư đó chi dùng cho việc sắp xếp sản xuất và đời sống người Hoa bị Việt Nam “xua đuổi” về Trung Quốc.

Đến ngày 3 tháng 7 năm 1978, Chính phủ Trung Quốc lại quyết định chấm dứt toàn bộ viện trợ về kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, rút về nước tồn bộ nhân viên kỹ thuật cơng trình Trung Quốc hiện cịn cơng tác ở Việt Nam. Lý do mà phía Trung Quốc nêu ra để đi tới quyết định nghiêm trọng này là “Việt Nam ráo riết chống Trung Quốc và bài Hoa”. Nhưng trên thực tế, điều này hoàn toàn là bịa đặt và vu cáo” [125, 1].

Báo nhân dân tiếp tục đăng tin về dư luận thế giới trước hành động cắt giảm viện trợ của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đảng nhân dân tiến bộ Guy-a-na ra tuyên bố nêu rõ: Việc Chính phủ Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc và chấm dứt hoàn toàn viện trợ cho Việt Nam là hành động thù địch chưa từng có chống Việt Nam, trong khi nhân dân Việt Nam đang ra sức củng cố nền độc lập đã giành được và tìm cách giải quyết các vấn đề phức tạp trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ban lãnh đạo Trung Quốc đã đưa Trung Quốc vào vị trí chống đối các lực lượng hịa bình, gây xung đột với các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản thế giới và nhằm tăng cường liên minh với chủ nghĩa đế quốc. Lập trường đó của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh trái ngược với lợi ích của tất cả các dân tộc vì hịa bình và chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)