6. Bố cục của luận văn
1.3. Báo Nhân dân phản ánh những hoạt động phá vỡ quan hệ hữu nghị
1.3.4. Tố cáo Trung Quốc cho lực lượng vũ trang khiêu khích, xâm phạm
phạm lãnh thổ Việt Nam
Không chỉ dùng người Hoa để gây căng thẳng trong quan hệ hai nước, Trung Quốc còn sử dụng cả lực lượng vũ trang và đưa người xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam. Việc Trung Quốc ngang nhiên làm như vậy đã khẳng định rõ hơn âm mưu bành trướng, bá quyền của Trung Quốc. Đồng thời đưa mối quan hệ giữa hai nước trở nên căng thẳng trầm trọng hơn.
Báo Nhân dân cũng đã đăng tải khá nhiều bài báo về vấn đề này. Các bài viết về vấn đề này được đăng tải liên tục trong nhiều số từ năm 1978 và 1979. Có thể kể ra những bài báo sau: “ Phía Trung Quốc xâm phạm vùng biển và gây tội ác giết người ở huyện Móng Cái” ra ngày 13-9-1978, số 8863; “Trung Quốc liên tiếp cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ, đe dọa an ninh của Việt Nam” ra ngày 20-9-1978, số 8870; “Trung Quốc tăng cường xâm phạm lãnh thổ, uy hiếp an ninh nước ta” ra ngày 13-10-1978, số 8893; “Trung Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh thổ và gây tội ác ở biên giới Việt - Trung” ra ngày 31-12-1978, số 8972; “Kịch liệt phản đối Trung Quốc liên tiếp xâm phạm lãnh thổ, gây tội ác vùng biên giới ta” ra ngày 2-1-1979, số 8974; “Phía Trung Quốc lại khiêu khích, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” ra ngày 17-1-1979, số 8989; “Tuyên bố của Chính phủ nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc” ra ngày 18-2-1979, số 9020... Cịn rất nhiều bài viết khác nói về vấn đề này.
Nội dung của các bài báo đều nói về những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ của phía Trung Quốc đối với Việt Nam. Họ đã cho lực lượng vũ trang vượt biên giới xâm phạm lãnh thổ nước ta. Chúng không chỉ xâm lấn đất đai mà còn gây bao tội ác cho nhân dân Việt Nam.
Tiêu biểu là những hành động sau: “Ngày 8-7-1978, phía Trung Quốc liên tiếp cho nhiều tốp máy bay chiến đấu xâm phạm vùng trời của Việt Nam, đặc biệt có hai lần tốp đã vào sâu và hoạt động lâu trên vùng trời của tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Cao Lạng.
7 giờ 18 phút, một tốp hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc xâm phạm vùng trời thuộc khu vực Đầm Hà, Hà Cối, tỉnh Quảng Ninh, cách đường biên giới 25 ki-lô-mét.
Tiếp đến 7 giờ 20 phút một tốp hai máy bay chiến đấu khác của Trung Quốc lại xâm phạm vùng trời thuộc khu vực Quảng Hòa, tỉnh Cao Lạng, cách đường biên giới 30 ki-lô-mét” [126, 1].
Chúng ta nhận thấy, đây là một hành động nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 26-8-1978, phía Trung Quốc đã cho tập trung hàng trăm nghìn người ở các cửa khẩu và đường mịn qua biên giới từ Đơng Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) đến Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) và chuẩn bị hàng nghìn bè mảng để đưa họ xâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam. Việc làm này của phía Trung Quốc đã làm cho tình hình ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày càng thêm căng thẳng, phá hoại nền an ninh chính trị và trật tự xã hội, ngăn trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Phía Trung Quốc ngày càng vi phạm lãnh thổ Việt Nam một cách trắng trợn. Trong những ngày đầu tháng 9-1978, Trung Quốc đã liên tiếp khiêu khích
xâm phạm trái phép vùng biển của Việt Nam thuộc huyện Móng Cái, gây rối trật tự an ninh và đe dọa an toàn sản xuất của nhân dân Móng Cái.
Điển hình là các vụ liên tiếp xảy ra từ ngày 1-9-1978 đến ngày 13-9- 1978 phía Trung Quốc liên tục đưa binh sĩ xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở khu vực tỉnh Cao Lạng: “Ngày 1-9, mười hai binh sĩ Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở khu vực Pò Pao mốc 6 và mốc 7 thuộc xã Na Hình, huyện Văn Lãng, tỉnh Cao Lạng.
6 giờ ngày 10-9, hai mươi binh sĩ và bốn dân quân Trung Quốc lại xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ở khu vực mốc 53 đến mốc 54 thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Lạng.
14 giờ ngày 13-9, một thuyền vũ trang của Trung Quốc xâm phạm vùng cửa sông Trà Cổ và hồi 13 giờ ngày 14-9, ba thuyền vũ trang khác của Trung Quốc đã đi sâu vào cửa sông Trà Cổ ở cồn Tài Xẹc, Quảng Ninh, dùng mìn và lựu đạn phá hoại các phương tiện đánh cá của ngư dân Việt Nam ở đây” [146, 1].
Không dừng lại ở đó, các ngày tiếp theo trong tháng 9-1978 phía Trung Quốc đã liên tục cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, hoạt động khiêu khích, quấy rối, uy hiếp an ninh của Việt Nam. Chúng ta phải kể đến hành động rất nghiêm trọng vào “hồi 15 giờ ngày 23- 9, hai mươi binh sĩ, một dân binh của Trung Quốc vượt biên giới tại mốc 12 và mốc 13 ở xóm Nặm Ngặt, xã Thanh Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên Việt Nam, xâm phạm sâu vào lãnh thổ Việt Nam 70 mét, hành hung dân quân Việt Nam và cướp đi một mũ mềm, một con dao, một bút máy đem về Trung Quốc. 8 giờ ngày 26-9-1978, 18 binh sĩ, 12 cảnh sát vũ trang và hai dân binh Trung Quốc mang theo một trung liên, 20 súng CKC và súng AK do Dương Quân Chi, Trạm trưởng công an Pắc Sắn cầm đầu, xâm nhập vào khu vực Kéo Trình mốc 33 và 34 (đông) thuộc xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Cao Lạng, xông vào nhà ông Dầu Pảo, xé ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh” [149, 1].
Như vậy, những hành động trên đây của phía Trung Quốc đã gây nên tình hình căng thẳng ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đồng thời, cũng vạch trần được luận điệu vu cáo của nhà đương cục Trung Quốc vu cáo Việt Nam “gây ra khơng khí căng thẳng ở vùng biên giới Trung - Việt”, “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc”.
Nhìn lại khoảng thời gian ngắn, số lần mà phía Trung Quốc cho lực lượng vũ trang và người xâm phạm trái phép lãnh thổ Việt Nam rất nhiều. “Tháng 7-1978, 58 lượt binh sĩ và cảnh sát vũ trang và dân binh Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Tám lần với tám điểm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Cao Lạng, Hà Tun, Hồng Liên Sơn.
Tháng 8-1978, có 323 lượt người thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam với 24 lần ở 11 điểm thuộc các tỉnh Cao Lạng và Hà Tuyên.
Tháng 9-1978, có 723 lượt người thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam với 47 lần ở 27 điểm trên toàn tuyến biên giới năm tỉnh của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Lai Châu” [155, 1].
Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đã có những hành động vi phạm lãnh thổ Việt Nam như khiêu khích, hành hung, nổ súng bắn chết người, ngăn cản công việc làm ăn bình thường của người dân Việt Nam ở vùng biên giới, bao vây dân quân, công an vũ trang Việt Nam làm nhiệm vụ trên lãnh thổ Việt Nam, uy hiếp an ninh và gây rối trật tự xã hội của Việt Nam ở vùng biên giới. Trong tháng 10-1978, phía Trung Quốc liên tục gây tình hình căng thẳng ở khu vực biên giới tỉnh Cao Lạng. Tiêu biểu là vào ngày 19-10-1978, “phía Trung Quốc đặt súng lớn bố trí bộ đội sát biên giới Việt Nam yểm trợ cho hàng nghìn người có vũ trang xâm nhập biên giới ta ở nhiều điểm thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Cao Lạng. Họ đốt phá, quay phim chụp ảnh, vẽ sơ đồ và khiêu khích cơng an và nhân dân địa phương” [161, 4].
Những việc làm trên thực tế của phía Trung Quốc đã hoàn toàn bác bỏ những luận điệu xảo trá của họ. Họ đã nói rằng “khơng xâm lược ai”, đang
cố làm cho người khác tin rằng vùng đất biên giới phía họ “hịa bình, n tĩnh” cịn ở phía Việt Nam đầy khơng khí “chuẩn bị chiến tranh”. Chính phía Trung Quốc và tay sai là lực lượng Pôn Pốt - Iêng Xa-ry đang tiến hành những hành động thù địch chống Việt Nam. Họ hòng lấp liếm những hành động sai trái của mình, lừa dối nhân dân Trung Quốc và nhân dân thế giới, trốn tránh sự lên án mạnh mẽ từ khắp nơi đối với chính sách thù địch chống Việt Nam.
Sang tháng 11-1978, phía Trung Quốc khơng những không giảm và chấm dứt các hành động khiêu khích vũ trang ở vùng biên giới Việt Nam mà còn liên tiếp gây lên những vụ nổ súng nghiêm trọng ở tỉnh Cao Lạng. Vào ngày 1-11-1978, “một trăm lính Trung Quốc trang bị đầy đủ vũ khí từ các công sự, tiến công một tổ dân quân ta đang làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực đồi Chông Mu. Dân quân ta rút về tuyến sau. Nhưng lính Trung Quốc vẫn tiếp tục tiến công và nổ nhiều loạt súng vào dân quân ta gây thương vong nhiều người” [171, 1].
Về sự kiện ngày 1-11-1978, lính Trung Quốc đã bị chết sáu tên khi xâm phạm và nổ súng tại lãnh thổ Việt Nam. Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc lại đưa tin rằng nơi xảy ra vụ xâm nhập đó “nằm ở phía Trung Quốc trên đường nối liền hai cột mốc” 62 và 63 và kẻ xâm nhập đó là “nhân viên vũ trang do nhà đương cục Việt Nam phái sang để cắm chông và đào hầm hố” trên đất Trung Quốc, khiêu khích và nổ súng, bắt cóc xã viên Trung Quốc. Những chứng cớ về sự việc trên đã được các phóng viên các nước tới địa điểm trên và viết lại bài nói đúng sự thật. Tiêu biểu như phóng viên báo A-ca-ha-ta (Nhật Bản), phóng viên Pren-xa La-ti-na (Cu Ba), phóng viên AFP (Pháp). Sự thật, chứng cớ q rõ ràng nhưng phía Trung Quốc ln phủ nhận và bịa đặt. Như vậy trong tháng 11-1978, phía Trung Quốc “có 66 vụ ở 16 điểm, có 1.268 lượt người phía Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam” [171, 4].
Không chịu dừng những hành động chống đối, mặc dù Chính phủ phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối, phía Trung Quốc vẫn xâm phạm và khiêu khích trắng trợn ở biên giới tỉnh Cao Lạng vào tháng 12-1978. Những ngày đầu tháng 12-1978, có 10 vụ. Máy bay Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng trời Việt Nam ở vùng biên giới. Hàng trăm tàu thuyền Trung Quốc đã vào sâu vùng biển Việt Nam ở các tỉnh Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh. Các tàu đó khơng chịu rút mà cịn ngang nhiên lấn tới bao vây và nổ súng vào tàu thuyền đánh cá của Việt Nam. Thêm vào đó, nhà đương cục Trung Quốc còn tăng cường điều động quân đội áp sát biên giới Việt Nam, đào hào, xây dựng công sự, đắp ụ súng trên các điểm cao, sát biên giới các tỉnh Cao Lạng, Quảng Ninh, gây ra tình hình căng thẳng biên giới Việt - Trung.
Những hành động trên của phía Trung Quốc thật là ngang ngược nhằm chống đối với Việt Nam. Đồng thời chúng còn hỗ trợ và phối hợp với bọn phản động Pôn Pốt - Iêng Xa-ry tăng cường chiến tranh xâm lược ở vùng biên giới phía Tây - Nam Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn lợi dụng nhiều cơ hội nữa để đưa ra những lời đe dọa thô bạo đối với Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 23-12-1978, “phía Trung Quốc cho lực lượng vũ trang xâm nhập sâu vào lãnh thổ Việt Nam ở khu vực phía tây mốc số 2 thuộc xã Đào Viên, huyện Tràng Định, tỉnh Cao Lạng. Họ phục kích nổ súng vào một tốn tuần tra gồm bốn chiến sĩ công an biên phòng Việt Nam thuộc đồn Bình Nghi là hạ sĩ Nơng Văn Bích, hạ sĩ Hồng Văn Thép, hạ sĩ Hồng Văn Bồng, binh nhì Dương Văn Dao, và bắt họ về phía Trung Quốc” [194, 4].
Vào 8 giờ ngày 28-12-1978, “Trung Quốc cho nhiều bộ đội bắn hàng loạt đạn súng AK vào lãnh thổ Việt Nam vào khu vực mốc số 56, xóm Lũng Nội, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Lạng), giết tại chỗ anh dân quân Nông Văn Thào khi đang cùng anh Mạc Văn Quản làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác” [197, 6].
Như vậy, những ngày cuối năm 1978, nhà đương cục Trung Quốc lại càng ngang ngược và thô bạo cho lực lượng vũ trang xâm nhập lãnh thổ Việt
Nam, gây thêm nhiều tội ác mới cho nhân dân Việt Nam. Họ đã phá tan cảnh sống yên bình của nhân dân Việt Nam cũng như những người Hoa đang sống và làm việc tại Việt Nam. Những hành động này xảy ra cùng với việc họ tăng cường lực lượng vũ trang, vũ khí, trang bị quân sự ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tuyên truyền kích động là nhằm uy hiếp tinh thần nhân dân vùng biên giới Việt Nam, gây căng thẳng cho mối quan hệ giữa hai dân tộc.
Sang năm 1979, tình hình biên giới giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc không suy giảm những mâu thuẫn. Trái lại, tình hình ngày càng căng thẳng hơn so với trước. Trong những ngày đầu của tháng 1-1979, phía Trung Quốc đã không ngừng cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Chúng còn nổ súng khiêu khích, tập kích vào đồn biên phịng và trạm gác của dân quân Việt Nam, gây nhiều tội ác mới đối với nhân dân ở vùng biên giới.
Nghiêm trọng phải kể tới vụ việc ngày 12-1-1979, “một lực lượng đơng lính Trung Quốc chia làm nhiều mũi đã tập kích vào Trạm biên phịng Xeo Ngải Chô, thuộc xã Sư Ma Tủng và Trạm biên phòng Lao Páo Chải, thuộc xã Tả Ngải Chô, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn, bắn chết tại chỗ một dân quân, một cán bộ xã và làm bị thương ba chiến sĩ biên phòng Việt Nam” [208, 4].
Đây là một trong số rất nhiều vụ quan trọng mà Trung Quốc gây ra. Từ đó, chúng ta thấy rằng đây là những hành động hết sức ngang ngược của nhà đương cục Trung Quốc trong âm mưu chống nhân dân Việt Nam, lừa gạt dư luận nhân dân thế giới và nhân dân Trung Quốc. Thực tế trên đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu đảo ngược phải trái của phía Trung Quốc vu cáo Việt Nam về những sự kiện xảy ra ở vùng biên giới. Cùng với các hoạt động vũ trang nghiêm trọng trên, từ bên kia biên giới, phía Trung Quốc cịn bắc nhiều loa cỡ lớn chĩa sang Việt Nam, dùng tiếng Việt và tiếng Mèo la lối suốt ngày, dùng những lời vu cáo thô bỉ đối với Việt Nam. Chúng cịn
kích động nhân dân Việt Nam chống lại Chính phủ. Họ cịn tìm mọi cách tung truyền đơn sang Việt Nam, bôi nhọ, vu cáo Việt Nam và đe dọa nhân dân Việt Nam ở vùng biên giới.
“Theo thống kê chưa đầy đủ, tháng 1-1979, trên toàn tuyến biên giới, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Lai Châu, trên vùng biển, vùng đất và vùng trời biên giới đã xảy ra 171 vụ xâm phạm biên giới Việt Nam; trong đó: Quảng Ninh 24 vụ, Lạng Sơn 40 vụ, Cao Bằng 43 vụ, Hà Tuyên 18 vụ, Hoàng Liên Sơn 39 vụ, Lai Châu 7 vụ. Số vụ xâm phạm trên đây tăng gấp đôi số vụ xâm phạm của phía Trung Quốc quý ba năm 1978 và gần bằng số vụ xâm phạm quý bốn năm 1978” [227, 4].
Tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch đối với nhân dân Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn cho lực lượng vũ trang xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, giết hại chiến sĩ công an biên phòng và nhân dân Việt Nam ở vùng biên giới, bắn súng bừa bãi vào nhiều khu vực, tung biệt kích, gián điệp xâm nhập sâu vào nội địa Việt Nam hoạt động tình báo và thả truyền đơn gây chiến tranh tâm lý. Phía Trung Quốc đang chuẩn bị cho những bước leo thang mới nên khơng ngừng xun tạc sự thật về tình hình biên giới hai nước hòng lừa bịp dư luận thế giới.
Trong những ngày đầu tháng 2-1979, phía Trung Quốc vẫn tiếp tục