6. Bố cục của luận văn
2.2. Nêu rõ lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam
Trước những âm mưu và hành động của quân Trung Quốc xâm lược, Nhà nước ta đã hết sức tự kiềm chế, ln tỏ rõ thiện chí muốn giải quyết vấn đề biên giới bằng con đường hịa bình, thương lượng. Song giới cầm quyền Bắc Kinh lại coi thiện chí đó của nhân dân Việt Nam là biểu hiện của sự do dự, suy yếu. Do đó, qn xâm lược đã khơng ngừng đẩy mạnh các hoạt động vũ trang, xâm phạm lãnh thổ, cướp phá và giết hại nhân dân ta. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương chỉ đạo kịp thời nhằm động viên toàn quân và toàn dân cùng một ý chí chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Báo Nhân dân đã có nhiều bài viết nêu rõ về lập trường, quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tiêu biểu như: “Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của những người cầm quyền Trung Quốc” ra ngày 18-2-1979, số 9020; “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động Trung Quốc” ra ngày 19-2-1979, số 9021…
Bài viết đã nêu rõ ngày 17-2-1979, những người cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính vì thế, “đứng trước họa xâm lược đó của những người cầm quyền phản động Trung Quốc, qn và dân Việt Nam khơng có con đường nào khác phải dùng quyền tự vệ chính đáng của mình kiên quyết đánh trả bọn xâm lược.” [238, 1].
Bài báo viết tiếp: “Nhân dân Việt Nam luôn nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do”. Chính vì thế, một lần nữa “ toàn dân, toàn quân ta, gái trai già trẻ, đoàn kết một lòng, triệu người như một, nhất tề đứng dậy quyết chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc” [238, 1].
Đảng và nhân dân Việt Nam ln ln muốn tồn tại hịa bình và hữu nghị, láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, nhưng quyết chiến đấu chống lại bọn phản bội nhân dân tiến hành chiến tranh chống nước ta. Chúng ta phải chiến đấu để tự vệ và làm phá sản hồn tồn chính sách xâm lược của bọn phản động Bắc Kinh.
Kẻ thù đã đưa chiến tranh đến biên giới nước ta. Mọi người Việt Nam chúng ta hãy đoàn kết với Đảng Cộng sản Việt Nam chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, làm thất bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của chủ nghĩa bành trướng đại Hán. Nhân dân Việt Nam u chuộng hịa bình, nhưng quyết khơng tha thứ cho cho bọn xâm lược, sẵn sàng giáng trả chúng những địn quyết liệt, đánh sập ý chí xâm lược của chúng.
Báo Nhân dân còn nêu rõ rằng bên cạnh việc ra Tuyên bố, Chính phủ Việt Nam còn gửi điện khẩn cấp tới Chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.
Ngày 17-2-1979, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước ta Nguyễn Duy Trinh đã gửi điện khẩn cấp tới ông A.L Bi-sa-ra, Chủ tịch Hội đồng Bảo an và ông K.Van-hem, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thơng báo tình hình qn đội Trung Quốc tiến cơng ồ ạt, gây chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới Việt Nam và Trung Quốc, gây tội ác đẫm máu đối với nhân dân Việt Nam.
Bộ trưởng đã nhấn mạnh: “Trung Quốc thực sự tiến hành xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam kiên quyết dùng quyền đánh trả để bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc” [238, 1].
Đồng thời, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Duy Trinh còn gửi thư tới các ông Bộ trưởng Ngoại giao các nước không liên kết về việc Trung Quốc đe dọa chiến tranh chống Việt Nam vào ngày 16-2-1979. Bộ trưởng Ngoại Ngoại giao nước ta cũng đã khẳng định: “Việc nhà cầm quyền Trung Quốc công khai đe dọa chiến tranh chống Việt Nam - một nước độc lập, có chủ quyền, một thành viên của phong trào không liên kết, là trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc, chà đạp nguyên tắc sơ đẳng của luật pháp quốc tế và là một thách thức nghiêm trọng đối với Phong trào không liên kết, đối với nhân dân và các nước yêu chuộng hịa bình, cơng lý trên thế giới” [238, 1].
Đặc biệt, báo Nhân dân còn đăng tải Lời kêu gọi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận đã kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động Trung Quốc.
Ngày 18-2-1979, tại Hà Nội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp phiên đặc biệt dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồng Quốc Việt đã thơng qua Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết, đập tan âm mưu xâm lược của chúng. Lời kêu gọi nêu rõ: “Quân thù đang giày xéo non
sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hịa bình và ổn định ở Đơng Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ. Cuộc kháng chiến chống bọn phản động Trung Quốc xâm lược đã diễn ra!... Đồng bào cả nước, không phân biệt tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, già, trẻ, gái, trai, hãy siết chặt hàng ngũ xung quanh Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, chặn đứng và đập tan cuộc chiến tranh xâm lược đầy tội ác của bọn phản động Trung Quốc. Đồng bào và chiến sĩ ở các vùng chiến sự hãy hăng hái chiến đấu giết giặc. Đồng bào và chiến sĩ ở các nơi khác hãy nâng cao cảnh giác, ra sức làm tốt mọi nhiệm vụ trên cương vị của mỗi người, đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, làm hết sức mình để tăng cường sức mạnh chiến đấu của dân tộc ta” [239, 4].
Trong Lời kêu gọi đã động viên được tinh thần mạnh mẽ và lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam quyết chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. “ Đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động với kỷ luật chặt chẽ và năng suất cao, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện tập quân sự, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của địch trong mọi tình huống. Trước mỗi lần thử thách của lịch sử, cả dân tộc Việt Nam đều lớn mạnh lên, phát huy cao độ lịng dũng cảm, trí thơng minh và tài năng sáng tạo trong sản xuất, tăng cường lực lượng vật chất và tinh thần để chiến thắng quân thù” [239, 4].
Sự nghiệp chiến đấu của dân tộc có một vai trị vơ cùng quan trọng và có ý nghĩa. Nó vừa là nghĩa vụ dân tộc vẻ vang, đồng thời là nghĩa vụ quốc tế cao cả của nhân dân Việt Nam.
Cả dân tộc đứng trước thử thách mới đòi hỏi mọi lực lượng trong xã hội tham gia vào sự nghiệp cứu nước. Ban Chấp hành Tổng Cơng đồn Việt Nam đã mở hội nghị lần thứ ba tại Hà Nội ngày 20-2-1979 bàn về phong trào công nhân, viên chức và hoạt động cơng đồn phục vụ nông nghiệp.
Hội nghị kêu gọi công nhân, viên chức các tỉnh biên giới phía bắc nêu cao vai trị tiên phong của giai cấp cơng nhân và truyền thống bất khuất của dân tộc. Giai cấp công nhân biên giới nêu cao tinh thần “tay búa, tay súng” chiến đấu dũng cảm, giữ vững sản xuất và mọi hoạt động của đời sống kinh tế. Hội nghị kêu gọi: “công nhân, viên chức cả nước nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, tinh thần tự lực tự cường, phát huy quyền làm chủ tập thể, đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phục vụ tiền tuyến, nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết cùng đồng bào cả nước đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động Trung Quốc” [241, 1].