Báo Nhân dân phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 44 - 58)

6. Bố cục của luận văn

1.4. Báo Nhân dân phản ánh quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam

Về phía mình, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ln q trọng tình hữu nghị và biết ơn nhân dân Trung Quốc đã giúp đỡ chúng ta trong sự nghiệp đấu tranh cho độc lập, thống nhất Tổ quốc. Chính phủ, nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ nhân dân Trung Quốc về chính trị và tinh thần, mong muốn củng cố, phát triển tình đồn kết với nhân dân Trung Quốc và làm hết sức mình vì mục đích đó.

Đảng, Chính phủ Việt Nam một lòng ủng hộ lập trường của Đảng, Chính phủ, nhân dân Trung Quốc trong vấn đề giải phóng Đài Loan và những vấn đề quốc tế khác. Trước mỗi thành tựu của nhân dân Trung Quốc, nhân dân Việt Nam đều hết sức vui mừng, vì Trung Quốc xã hội chủ nghĩa lớn mạnh tức là lực lượng hịa bình, dân chủ thế giới lớn mạnh và thắng lợi của kháng chiến Việt Nam càng được bảo đảm. Nhân dân Việt Nam coi những thắng lợi đó như thắng lợi của chính mình.

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam còn được thể hiện rõ qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm hữu nghị chính thức của Đồn đại biểu qn sự nước ta. Đại tướng khẳng định “quyết tâm của những người cộng sản Việt Nam, toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân dội nhân dân Việt Nam và của nhân dân Việt Nam trước đây cũng như sau này không ngừng ra sức phấn đấu làm cho tình hữu nghị và tình đồn kết chiến đấu anh em giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam, Trung Quốc đời đời bền vững” [37, 6].

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Nhân dân và quân đội hai nước chúng ta hãy cùng nhau đồn kết, tơn trọng lẫn nhau, làm tất cả những gì có thể làm được để cho tình hữu nghị và tình đồn kết chiến đấu anh em đó mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững” [38,6].

Trong buổi tiếp khách nhân kỷ niệm ngày 1-8, báo Nhân dân đã đưa tin về buổi chiêu đãi trọng thể nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (1-8-1927 - 1-8-1977). Đại tướng Văn Tiến Dũng nêu rõ: “Là người bạn chiến đấu, người anh em thân thiết

của nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, tuân theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính mến, khơng ngừng tăng cường tình hữu nghị và tình đồn kết chiến đấu với nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và đem hết sức mình vun đắp cho mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” đời đời bền vững” [41, 6].

Trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa theo đường lối được Đại hội lần thứ IV lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra, nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sẽ tiếp tục được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của Đảng Cộng sản, Chính phủ, nhân dân và Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Cuộc đi thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc của Đồn quân sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại thêm một biểu hiện mới của tình hữu nghị và đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân và lực lượng vũ trang hai nước.

Trong điện chúc mừng thành công Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung ương Đảng ta đã nhấn mạnh quan điểm nhất quán đối với Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam trước sau như một quyết ra sức bảo vệ và phát triển tình đồn kết chiến đấu và sự hợp tác lâu dài với Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc anh em, vì lý tưởng cao cả và sự nghiệp cách mạng của nhân dân hai nước Việt Nam, Trung Quốc và sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

Đảng và Nhà nước ta ln mong muốn tình hữu nghị vĩ đại và tình đồn kết chiến đấu khơng gì lay chuyển được giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, giữa nhân dân Việt Nam và Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Trong buổi tiếp của Chủ tịch Hoa Quốc Phong đối với Chủ tịch Trường Chinh tại Trung Quốc, đồng chí Trường Chinh đã nói: “Tình đồn kết hữu nghị “vừa là đồng chí vừa là anh em” giữa nhân dân Việt Nam và

nhân dân Trung Quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông dày công vun đắp. Chúng tôi nguyện hết sức tăng cường tình đồn kết hữu nghị ấy giữa hai Đảng và nhân dân hai nước chúng ta vì lợi ích của hai nước và lợi ích của cách mạng thế giới” [52, 6].

Về vấn đề Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam, báo Nhân dân

đã có bài viết như: “Cơng hàm của Chính phủ ta gửi Chính phủ Trung Quốc về việc Trung Quốc chấm dứt toàn bộ viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, rút về nước toàn bộ nhân viên kỹ thuật cơng trình” đăng ngày 7-7- 1978, số 8796.

“Chiều ngày 6-7-1978, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồng Bích Sơn đã trao cho Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc Lỗ Minh cơng hàm của Chính phủ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gửi Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Nhân dân và Chính phủ Việt Nam chân thành mong rằng, phía Trung Quốc lấy tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước làm trọng, từ bỏ chính sách chống Việt Nam, từ bỏ những việc làm đi ngược lại tình hữu nghị truyền thống của nhân dân hai nước” [125, 1].

Về vấn đề người Hoa ở Việt Nam, nhiều bài báo đã được báo Nhân

dân đăng tải. Trước những việc làm của nhà đương cục Trung Quốc gây căng thẳng ở vùng biên giới hai nước, Chính phủ Việt Nam đã có những phản ứng linh hoạt trước mọi hành động khiêu khích của nhà cầm quyền Trung Quốc. Các bài viết tiêu biểu về vấn đề này đó là: “Phía Trung Quốc lại xúi giục những người Hoa xấu hành hung cán bộ ta ở cửa khẩu Bắc Luân” ra ngày 9-8-1978, số 8829; “Phản đối phía Trung Quốc tổ chức hành hung cán bộ Việt Nam ở cửa khẩu Bắc Luân” đăng trên báo Nhân dân ngày 10-8-1978, số 8830; “Phiên họp thứ hai cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam” và “Lập trường của chúng ta là nghiêm chỉnh, thiện chí của chúng ta là rõ ràng” ra ngày 16-8-1978, số 8836.

Trước hết, về vấn đề người Hoa sinh sống tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã có những cuộc hội đàm cấp thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Cuộc

hội đàm này được khai mạc ở Hà Nội. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã kịch liệt phản đối nhà đương cục Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành động tranh chấp về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Đại diện Trung Quốc đã trốn tránh trách nhiệm và còn dùng thủ đoạn vu cáo phía Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Tiến đã nghiêm khắc phê phán thái độ thơ bạo, khơng thành thật của phía Trung Quốc. Đồng chí nói: “Vụ hành hung cán bộ ta ở cửa khẩu Bắc Luân do nhà đương cục Trung Quốc sắp đặt nhằm gây ra tình hình lộn xộn ở biên giới, làm phức tạp thêm việc giải quyết vấn đề người Hoa. Điều nghiêm trọng là nó được tiến hành đúng vào lúc cuộc hội đàm cấp thứ trưởng Bộ Ngoại giao giữa hai nước để giải quyết những tranh chấp về vấn đề người Hoa ở Việt Nam khai mạc tại Hà Nội. Việc làm đó của phía Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với lời nói “thiện chí” của trưởng đồn đại biểu Chính phủ Trung Quốc tại buổi khai mạc cuộc hội đàm” [134, 4].

Phiên họp thứ hai cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề người Hoa ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội ngày 15-8-1978. Báo Nhân dân viết: “Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Hồng Bích Sơn đã trình bày một cách có hệ thống ý kiến của phía Việt Nam về vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Trong phiên họp này, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc Trọng Hy Đơng đã dài dịng kể lại những luận điệu quen thuộc hịng chứng minh rằng phía Việt Nam “kỳ thị, bài xích, khủng bố và xua đuổi” người Hoa. Phía Trung Quốc cịn vu cáo rằng việc “Việt Nam bài Hoa là một bộ phận của chính sách chống Trung Quốc”, một điều hồn tồn xa lạ với chính sách nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ln ln chủ trương giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc” [136, 1].

Qua bảy phiên họp nhưng vấn đề mà chúng ta định bàn là vấn đề người Hoa ở Việt Nam vẫn chưa tiến triển được. Trách nhiệm đó hồn tồn thuộc về phía Trung Quốc. Trưởng đồn Trọng Hy Đơng đã hoãn cuộc đàm

phán khơng thời hạn. Về phía Việt Nam ln muốn giữ tình hữu nghị truyền thống. Đồng thời, Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình để giải quyết bất đồng và tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề người Hoa ở Việt Nam. Trước quyết định của Trung Quốc hoãn cuộc đàm phán như vậy, Việt Nam chủ trương tiếp tục cuộc đàm phán, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân Việt Nam, nhân dân Trung Quốc và những người yêu chuộng công lý trên thế giới. Việt Nam rất mong muốn những bất đồng và tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ được giải quyết một cách thỏa đáng bằng con đường đàm phán.

Về vấn đề Trung Quốc cho lực lượng vũ trang khiêu khích, xâm phạm lãnh thổ, hàng loạt bài báo được đăng tải trên báo Nhân dân nói rõ về hành

động của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Với các bài viết như: “Kịch liệt phản đối phía Trung Quốc cho máy bay xâm phạm vùng trời Việt Nam” ra ngày 12-7-1978, số 8801; “Phản đối phía Trung Quốc cho người xâm phạm lãnh thổ Việt Nam” ra ngày 14-8-1978, số 8834; “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta: Phía Trung Quốc khơng được đưa người xâm nhập trái phép lãnh thổ Việt Nam” ra ngày 31-8-1978, số 8851; “Bộ Ngoại giao ta phản đối phía Trung Quốc liên tiếp cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam” ra ngày 16-9-1978, số 8866; “Phản đối Trung Quốc cho lực lượng vũ trang liên tục xâm phạm lãnh thổ nước ta” ra ngày 22-10-1978, số 8902; “Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao về việc Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” ra ngày 3-11-1978, số 8914; “Bộ Ngoại giao ta kịch liệt phản đối Trung Quốc lại khiêu khích ở vùng biên giới” ra ngày 14-1-1979, số 8986; “Bị vong lục của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc tăng cường những hoạt động vũ trang ở biên giới Việt Nam và ráo riết chuẩn bị chiến tranh chống Việt Nam” ra ngày 15-2-1979, số 9017…

Nội dung các bài viết đều nêu lên những hành động liên tiếp khiêu khích vũ trang, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam của phía Trung Quốc, Chính

phủ Việt Nam đã gửi khơng ít những cơng hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

Sau những hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trong ngày đầu của tháng 7-1978, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có những cơng hàm gửi cho Đại sứ quán Trung Quốc. Chiều ngày 10-7-1978, đồng chí Tân Phong, quyền Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao trao cho đại biện lâm thời Đại sứ quán Lỗ Minh công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam kịch liệt phản đối hành động nghiêm trọng của phía Trung Quốc. Cơng hàm nêu rõ: “Đây là hành động nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Phía Việt Nam kịch liệt phản đối và đòi Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành động đó” [126, 1].

Ngày 13-8-1978, đại diện Vụ lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc kịch liệt phản đối và nghiêm khắc lên án những hành động khiêu khích vũ trang và xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. “Đại diện Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam địi phía Trung Quốc phải chấm dứt ngay những hành động khiêu khích đó và phải trả ngay ba khẩu súng, số đạn đã bị cướp của công an biên phòng Việt Nam” [135, 4].

Ngày 3-10-1978, Đại diện Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao đã trao cho Đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Bị vong lục của Bộ Ngoại giao ta phản đối phía Trung Quốc từ đầu tháng 9 đến đầu tháng 10-1978 liên tiếp cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Bản Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rất rõ những tội ác và những hành động xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trong tháng 9-1978.

Do đó, những luận điệu trong công hàm ngày 26-10-1978 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ là một thủ đoạn bỉ ổi, nhằm lẩn tránh trách nhiệm và che giấu những âm mưu, tội ác mới ở vùng biên giới Việt Nam. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kịch liệt phản đối và nghiêm khắc lên án những hành động tội ác của nhà đương cục Trung Quốc; địi phía Trung Quốc phải chấm dứt xâm phạm chủ quyền lãnh thổ,

khiêu khích, hành hung nhân viên biên phịng và nhân dân Việt Nam ở biên giới. Phía Trung Quốc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi hậu quả do những hành động ngang ngược của họ gây ra.

Chiều ngày 26-12-1978, đồng chí Nguyễn Tiến, Vụ trưởng Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã gặp tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam là Lỗ Minh để trao công hàm của Bộ Ngoại giao ta gửi Đại sứ quán Trung Quốc, kịch liệt phản đối phía Trung Quốc cho lực lượng vũ trang xâm nhập lãnh thổ Việt Nam ở hai địa điểm thuộc tỉnh Cao Lạng, phục kích bắt cóc chiến sĩ biên phịng của ta và hồn tồn bác bỏ sự vu cáo trắng trợn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cực lực tố cáo và nghiêm khắc lên án những âm mưu và hành động leo thang mới của nhà đương cục Trung Quốc chống nhân dân Việt Nam.

Ngày 13-1-1979, đại diện Vụ Trung Quốc Bộ Ngoại giao ta đã gặp Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, trao công hàm của Bộ Ngoại giao ta gửi Đại sứ quán Trung Quốc kịch liệt phản đối Trung Quốc trong những ngày đầu tháng 1-1979 liên tiếp cho lực lượng vũ trang xâm phạm lãnh thổ, gây ra các vụ khiêu khích vũ trang ở vùng biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Đến ngày 29-1-1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam kịch liệt phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc cho lực lượng vũ trang vượt biên giới. Bộ Ngoại giao ta địi phía Trung Quốc chấm dứt ngay mọi hành động thù địch chống Việt Nam.

Trong ngày đầu tháng 2, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm ngày 1-2-1979 cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. “Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải chấm dứt mọi hành động chống lại nhân dân Việt Nam, địi trả lại những người phía Trung Quốc bắt đi, phải bồi thường thiệt hại mà các lực lượng vũ trang Trung Quốc gây ra trên đất Việt Nam” [221, 4].

Đặc biệt, báo Nhân dân cịn đăng tải bức thư của Phó Thủ tướng Nguyễn Duy Trinh: “Ngày 10 tháng 2 năm 1979, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Duy Trinh gửi thư tới các ông chủ tịch Hội đồng Bảo an và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc tố cáo Trung Quốc đe dọa chiến tranh đối với Việt Nam” [231, 1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)