Cập nhật những diễn biến chống xâm lược của quân và dân các tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 66 - 73)

6. Bố cục của luận văn

2.4. Cập nhật những diễn biến chống xâm lược của quân và dân các tỉnh

các tỉnh biên giới phía Bắc

Trước những hành động ngang ngược, xâm lược đất nước Việt Nam, Đảng và nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Quân và dân ta trừng trị đích đáng quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới từ Phong Thổ đến Móng Cái.

Báo Nhân dân đã có những cập nhật thơng tin một cách chính xác và kịp thời phục vụ cho nhân dân cả nước. Rạng sáng ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã cho một lực lượng lớn quân đội tiến công xâm lược nước ta. Trước những hành động bắn phá, tiến công vào các đồn công an vũ trang, các lực lượng vũ trang địa phương đã đánh trả quyết liệt, diệt nhiều tên địch, bắn cháy và phá hủy nhiều xe tăng địch. Chỉ riêng, “quân và dân ở khu vực bản Quang, huyện Bát Xát (Hoàng Liên Sơn), đã diệt 250 tên, bắn cháy bốn xe tăng; ở khu vực của Hữu Nghị, quân ta đã bắn cháy tám xe tăng; ở Quảng Hòa diệt bảy xe tăng” [238, 1].

Như vậy, cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc của Tổ quốc đã bắt đầu. Quân và dân các dân tộc vùng biên giới đang nêu cao truyền thống anh hùng, quyết chiến quyết thắng, kiên quyết giáng cho bọn Trung Quốc xâm lược những địn trừng trị đích đáng ngay từ trận đầu, trên tuyến đầu của Tổ quốc.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gửi cơng hàm cho Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam và nêu rõ ý kiến của mình về cơng hàm số 9a – 79 ngày 16 tháng 2 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Bài viết trên báo Nhân dân đăng ngày 18-2-1979, số 9020 đã nêu rõ rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã khẳng định: “Những điều nêu trong công

hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là hoàn toàn bịa đặt, trái ngược với tình hình diễn ra trong mấy ngày qua ở vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc. Sự thật là nhà cầm quyền Trung Quốc đã hàng chục lần huy động lực lượng vũ trang liên tiếp lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam, tiến công lực lượng biên phòng Việt Nam, giết hại nhân dân vùng biên giới của Việt Nam, nhưng lại xảo quyệt đổi trắng thay đen, vu cáo nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhằm che đậy những hành động tội ác của họ” [238, 4].

Bộ Ngoại giao nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hồn tồn bác bỏ những luận điệu vu cáo trắng trợn nêu trong Công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bộ Ngoại giao ta tố cáo và nghiêm khắc lên án những hành động vũ trang lấn chiếm, khiêu khích và đe dọa chiến tranh của nhà cầm quyền Trung Quốc. Như vậy, những hành động xâm lấn lãnh thổ, giết hại nhân dân Việt Nam ở vùng biên giới là nằm trong kế hoạch có tính tốn của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trong hai ngày 17 và 18-2-1979, các lực lượng vũ trang địa phương và đồng bào các dân tộc trên vùng biên giới phía bắc nước ta đã anh dũng chặn đánh tất cả các cánh quân địch, gây cho chúng nhiều thiệt hại nặng. “Hàng nghìn tên xâm lược đã bị loại khỏi vịng chiến đấu, gần 60 xe tăng đã bị bắn cháy và phá hủy, một số chiếc bị bắt sống. Tại các khu vực Mường Khương, Bát Xát (Hoàng Liên Sơn), Trùng Khánh, Thông Nông (Cao Bằng), Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn) và một số nơi khác, quân xâm lược Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng, nhiều cánh quân của chúng bị chặn đứng và đang bị vây đánh quyết liệt” [239, 4].

Phía Trung Quốc càng đẩy mạnh những hoạt động chiến tranh xâm lược, cả nước ta càng sôi sục căm thù, quyết tâm đánh thắng bọn Trung Quốc xâm lược. Nhân dân ta kiên quyết bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Sau khi bị thất bại liên tiếp trong hai ngày trên, nhiều cánh quân của bọn Trung Quốc xâm lược đã phải chờ quân tới cứu. Ngày 19-2, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta tiếp tục giáng trả cho bọn xâm

lược những đòn đau. “Trong trận tiến công quân địch ở khu vực Bản Sơn, Bản Lầu (Lao Cai), quân và dân địa phương đã diệt 400 tên địch”. “Theo tin chưa đầy đủ, ngày 19-2, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã diệt 1.500 tên xâm lược” [241, 1].

Tiếp nối truyền thống yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của ông cha ta, kiên quyết tiêu diệt bọn Trung Quốc xâm lược, ngày 20-2, các chiến sĩ vũ trang và đồng bào các dân tộc trên tuyến biên giới phía bắc Việt Nam liên tiếp tiến công quân địch ở nhiều nơi và gây thiệt hại nặng cho chúng. Tiêu biểu đó là các địa điểm sau:

Tại Cao Bằng và Lạng Sơn, quân và dân ta tại đây đã liên tục tiến cơng, “loại khỏi vịng chiến đấu gần một nghìn tên Trung Quốc xâm lược, phá hủy năm xe tăng. Tại Lai Châu, quân và dân địa phương đã chặn đánh bọn lính Trung Quốc tại các khu vực Pa Nậm Cúm, Mù Sang, Ma Li Phơ, tây-nam Phong Thổ, loại khỏi vịng chiến đấu hơn 350 tên địch, phá hủy 2 xe tăng. Ở Quảng Ninh, lực lượng vũ trang địa phương đã giáng trả cho bọn Trung Quốc xâm lược tại các khu vực Thán Phún, Pò Hèn, Cao Ba Lanh nặng nề, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn, diệt hơn 700 tên. Như vậy, ngày 20-2-1979, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã diệt hơn 2.000 tên Trung Quốc xâm lược, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn, phá hủy 12 xe tăng của chúng” [242, 1].

Đáp lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, tồn dân và qn ta đồn kết một lịng, sắt son một ý chí “khơng có gì q hơn độc lập tự do” đã đứng dậy quyết chiến đấu chống bọn bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Từ ngày 17 đến ngày 21-2-1979, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã tiêu diệt một bộ phận lực lượng quan trọng của chúng khoảng “12.000 tên địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại 14 tiểu đoàn, bắn cháy phá hủy 140 xe tăng, xe bọc thép, và nhiều xe quân sự khác, phá hủy nhiều trận địa pháo lớn, thu nhiều vũ khí và các phương tiện chiến tranh của chúng” [243, 4].

Tuy bị giáng trả liên tiếp và bị thiệt hại nặng nề, lực lượng phản động Bắc Kinh vẫn rất ngoan cố và liều lĩnh. Chúng đã tăng thêm nhiều sư đoàn chủ lực cùng nhiều xe tăng và pháo cỡ lớn nhằm đánh chiếm các mục tiêu then chốt nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Như vậy, “theo tin chưa đầy đủ, từ ngày 17 đến ngày 23-2-1979, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã diệt 16.000 tên địch, diệt và đánh thiệt hại nặng 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 160 xe tăng và xe bọc thép, 110 xe quân sự, phá hủy 15 đại bác và súng cối hạng nặng, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự” [246, 1].

Từ ngày 24 đến 26-2-1979, quân và dân Hoàng Liên Sơn đã diệt 2.200 tên xâm lược ở khu vực Cam Đường” [248, 1] . Như vậy, chiến sự ở đây diễn ra rất ác liệt. Nhân dân địa phương phải tập trung tinh thần và quyết tâm cao nhất để chiến đấu.

Tiếp tục trừng trị quân Trung Quốc xâm lược, quân và dân các địa phương đã giành nhiều thắng lợi quan trọng trong ngày 27-2-1979. Các địa điểm đó là: Ở Lạng Sơn, bọn Trung Quốc xâm lược đã đánh vào điểm cao 417 và 608. Các chiến sĩ đoàn Tây Sơn và dân quân du kích đa chiến đấu dũng cảm, bẻ gãy các đợt tiến công của địch, “đánh thiệt hại nặng trung đoàn bộ binh 850 của chúng, diệt hơn một nghìn tên, bắn cháy ba xe tăng, xác địch nằm ngổn ngang tại chân điểm cao 417”. Còn tại điểm cao 608, các chiến sĩ vũ trang địa phương đã “đánh tan 11 đợt tiến công của bộ binh và xe tăng địch, đánh thiệt hại nặng hai tiểu đồn, loại khỏi vịng chiến đấu 600 tên, bắn cháy một xe tăng, đánh bật địch trở lại điểm xuất phát của chúng”. Như vậy, “theo tin đầu tiên, ngày 27-2-1979, quân và dân Lạng Sơn đã đánh thiệt hại nặng một trung đoàn và hai tiểu đoàn địch, diệt hơn 1.600 tên Trung Quốc xâm lược” [249, 1].

Như vậy, kể từ ngày bọn phản động Bắc Kinh đưa quân sang xâm lược nước ta đến ngày 28-2-1979, quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã chiến đấu kiên cường, anh dũng, “diệt và đánh thiệt hại nặng một trung đoàn và 20 tiểu đoàn địch, giết và bắn bị thương hơn 27.000 tên, bắn

cháy và phá hủy 320 xe quân sự, trong đó có 200 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy nhiều đại bác và súng cối hạng nặng, thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự” [250, 1].

Những ngày 28-2 và 1-3-1979, các chiến sĩ vũ trang tỉnh Lạng Sơn đã “liên tục đánh địch tại các điểm cao 473, 556, 568, 559… diệt 1.100 tên, bắn cháy năm xe tăng, trong đó có 1 tiểu đồn bị loại khỏi vịng chiến đấu” [251, 4].

Trên các mặt trận ngày 2-3, quân và dân các địa phương kiên cường đánh địch. Tại Lạng Sơn, quân và dân chặn đánh quyết liệt qn địch từ phía bắc và đơng - bắc thị xã đến phía nam Đồng Đăng. Hàng chục đợt xung phong của quân Trung Quốc xâm lược đều bị đánh lui trên các đường số 1A và 1B.

Tập đoàn phản động Bắc Kinh từ ngày phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam cho đến ngày 2-3-1979 đã có rất nhiều thất bại. Tuy nhiên, chúng không ngừng lại ở đó, họ cịn tiếp thêm lực lượng sang chi viện để tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Trên tuyến đầu phía bắc Tổ quốc ta, ngay từ những trận đầu đọ sức với quân Trung Quốc xâm lược, quân và dân các tỉnh Lai Châu, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh anh hùng đã đánh thắng bước đầu cuộc chiến tranh xâm lược của tập đồn phản động cầm quyền Bắc Kinh, “loại khỏi vịng chiến đấu 42.000 tên địch, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng một trung đoàn và 20 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 381 xe quân sự (có 259 xe tăng, xe bọc thép), phá hủy 66 đại bác và súng cối hạng nặng, thu nhiều súng và đồ dùng quân sự” [253, 4].

Tiếp tục cuộc chiến đấu gian khổ, trong 17 ngày đêm chiến đấu liên tục từ ngày 17-2 đến ngày 5-3, vô cùng anh dũng, quân và dân các tỉnh Lai Châu, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh đã đánh giỏi, thắng lớn. “Theo tin chưa đầy đủ, quân và dân ta đã diệt hơn 45 nghìn tên địch, diệt và đánh thiệt hại nặng một trung đoàn và 23 tiểu đoàn; bắn cháy và phá hủy hơn 400 xe quân sự trong đó có 273 xe tăng, xe bọc

thép; phá hủy hàng trăm khẩu pháo và súng cối hạng nặng; thu nhiều súng đạn và đồ dùng quân sự” [255, 1].

Quân và dân các tỉnh biên giới tiếp tục trừng trị các cuộc tiến công lấn chiếm, cướp phá của quân Trung Quốc xâm lược. Bị thất bại nặng nề trên chiến trường và bị dư luận thế giới lên án mạnh mẽ, ngày 5-3 bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh đã tuyên bố rút quân đội của chúng ra khỏi đất nước ta. Nhưng đến ngày 11-3, quân xâm lược Trung Quốc vẫn chưa rút qn, thậm chí chúng cịn cho qn xâm chiếm, càn quét, cướp bóc, tàn phá dã man ở một số nơi. Tiêu biểu như:

“Ở Hà Tuyên, ngày 9 và 10-3, quân Trung Quốc tiến công lấn chiếm khu vực Bản Máy, Xín Mần, Phố Bản (Đồng Văn). Các chiến sĩ địa phương đã diệt hơn một nghìn tên. Tại Lai Châu, quân xâm lược đã đánh sập cầu trên đường Phong Thổ. Chúng cịn tấn cơng đồn cơng an Bu Ma, Tù Khăng, huyện Mường Tè. Các chiến sĩ cơng an biên phịng đã đánh trả anh dũng, diệt nhiều tên địch. Ở Hoàng Liên Sơn, chúng cho quân phá của hàng mậu dịch ăn uống, đốt kho lương thực ở Cam Đường, phá phách cửa hàng bách hóa tổng hợp Phố Lu. Tại Lạng Sơn, các chiến sĩ đã chặn đánh các cánh quân của địch, diệt nhiều tên, phá hủy một trận hỏa tiễn H12. Ở Cao Bằng, các chiến sĩ đã diệt 300 tên, chặn đánh cánh quân của địch đi cướp phá, bắn cháy 17 xe quân sự. Quân và dân Lạng Sơn đã trừng trị quân Trung Quốc xâm lược gây thêm nhiều tội ác cho đồng bào ta và giành thắng lợi lớn trong ngày 12-3: “Diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn bộ binh và 3 đại đội pháo binh địch” [260, 1].

Quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đã tỏ rõ thái độ kiên quyết trước những hành động chiến tranh và gây tội ác của bọn Trung Quốc xâm lược. Liên tiếp bị trừng trị và tổn thất nặng, ngày 14-3-1979, quân Trung Quốc xâm lược đã phải tháo chạy ở nhiều nơi. Quân và dân các tỉnh biên giới phía bắc nước ta đang bám sát địch, kịp thời trừng trị các hành động chiến tranh và gây tội ác của địch, kiên quyết đuổi chúng ra khỏi đất nước.

Tuy nhiên, chúng ta càng nhân nhượng, tỏ rõ thiện chí hịa bình bao nhiêu thì qn xâm lược Trung Quốc càng gây thêm nhiều tội ác với nhân dân ta, đất nước ta bấy nhiêu. Chúng buộc nhân dân ta phải trừng trị những hành động gây tội ác của chúng. Qua 30 ngày chiến đấu anh dũng, từ ngày 17-2-1979 đến ngày 18-3-1979, quân và dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu “62.500 tên xâm lược, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo và súng cối hạng nặng, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự, bắt nhiều tên xâm lược” [268, 1].

Như vậy, ngày 18-3-1979, quân và nhân dân cả nước mừng thắng lợi oanh liệt và toàn diện trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược. Đây là một thắng lợi tồn diện cả về qn sự và chính trị, làm nức lịng đồng bào và chiến sĩ cả nước, làm cho anh em, bạn bè trên thế giới rất vui mừng. Chúng ta đã đánh thắng đội quân Trung Quốc xâm lược hơn nửa triệu tên, bảo vệ nền độc lập thiêng liêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Qua thắng lợi oanh liệt này, dân tộc ta càng mạnh lên hơn bao giờ hết. Quân và dân Việt Nam có thêm nhiều kinh nghiệm mới trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc chống lại quân xâm lược và nhất định đánh bại bất cứ cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn đến đâu do bọn phản động Bắc Kinh gây ra.

Thắng lợi của quân và dân ta góp phần quan trọng tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, tăng cường khả năng giữ gìn độc lập và hịa bình, ổn định ở Đông Dương và khu vực Đông Nam châu Á.

Với những âm mưu, thủ đoạn đen tối của lực lượng phản động Bắc Kinh, cuộc phưu lưu quân sự của chúng nhất định thất bại và phải trả giá đắt vì đã lừa dối nhân dân Trung Quốc, dư luận trên thế giới. Chúng tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, các nhà cầm quyền Bắc Kinh đã hoàn toàn phơi bày bản chất của chúng là một tập đoàn phản động bành trướng đại dân tộc và bá quyền nước lớn, hiếu chiến, là bè lũ của lực lượng đế quốc và mọi

loại phản động. Chúng là kẻ thù của độc lập dân tộc, hịa bình và tiến bộ xã hội. Chúng đã phản bội lại cách mạng, là kẻ thù của nhân dân Trung Quốc, là kẻ phá hoại tình hữu nghị truyền thống lâu đời của hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Thắng lợi của Việt Nam sẽ mãi mãi là một biểu tượng sáng ngời, một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)