Phản ánh dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 73 - 84)

6. Bố cục của luận văn

2.5. Phản ánh dư luận quốc tế ủng hộ Việt Nam

Về nội dung: Báo Nhân dân đăng tải rất đa dạng nội dung thế giới ủng

hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược. Sự ủng hộ đó được thể hiện trên cả phương diện tinh thần và vật chất. Báo Nhân dân đã đăng tải rất chi tiết về vấn đề này.

Về phương diện tinh thần, dư luận thế giới đã bày tỏ sự ủng hộ mình

qua việc ra những tuyên bố ủng hộ như: Tuyên bố của Trung ương Đảng và Chính phủ Tiệp Khắc, Chính phủ Bun-ga-ri, Mơng Cổ, Nhật Bản, Ấn Độ … Báo Nhân dân đã có những bài đăng cụ thể về Tuyên ngơn của các nước này. Có những bài bình luận được đăng tải trên các báo là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản các nước… Nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rất to lớn của anh em, bạn bè trên thế giới. Sự ủng hộ của thế giới với sự nghiệp chống quân xâm lược Bắc Kinh của nhân dân Việt Nam trở thành động lực mạnh mẽ nhất, giúp nhân dân Việt Nam có thể vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Trước hết, nhân dân các nước láng giềng luôn bên cạnh, ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta. Đó chính là sự ủng hộ to lớn của Đảng và nhân dân Cam-pu-chia và Lào.

Cam-pu-chia và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi và cùng chung kẻ thù là lực lượng cầm quyền phản động Bắc Kinh. Tình đồn kết, hữu nghị của ba nước Đông Dương luôn được Đảng và nhân dân ba nước

ghi lòng tạc dạ. Những trang sử oanh liệt của ba nước Đơng Dương đều chói lọi một tinh thần đồn kết quốc tế cao cả, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau không điều kiện, xem sự nghiệp của nước bạn như sự nghiệp nước mình. Tình đồn kết chiến đấu Cam-pu-chia - Việt Nam, Cam-pu-chia - Việt Nam - Lào đã tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Do đó, tình đồn kết, chiến đấu của ba nước luôn là mục tiêu phá hoại của lực lượng thù địch với nhân dân ba nước.

Báo Nhân dân đã đăng tải Tuyên bố của Chính phủ Cam-pu-chia. Nhân dân cam-pu-chia kịch liệt tố cáo tội ác và lên án hành động xâm lược trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đảng và nhân dân Cam-pu-chia luôn luôn bên cạnh ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Chính phủ Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong bản tuyên bố ngày 17-2, nhân dân Cam-pu-chia “nguyện đem hết sức mình với nhân dân Việt Nam chống bọn bành trướng Bắc Kinh, làm thất bại những mưu đồ đen tối của chúng đối với hai nước chúng ta và cả khu vực này” [240, 3].

Chính phủ Cam-pu-chia đã lên án mạnh mẽ việc Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới một cách ngang ngược đối với nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, chà đạp mọi giáo lý quốc tế và vi phạm trắng trợn những nguyên tắc sơ đẳng nhất trong quan hệ giữa các nước.

Nhân dân Việt Nam trước sau như một quyết giữ gìn tình đồn kết chiến đấu và tình hữu nghị cổ truyền Việt Nam - Cam-pu-chia. Báo Nhân dân đã nêu rõ: “toàn thể cán bộ, chiến sĩ ta cùng tất cả những người con của đất nước Cam-pu-chia, giàu lịng u nước, thương dân, chí căm thù khơng đội trời chung, quyết bảo vệ và tăng cường mãi mãi tình đồn kết chiến đấu và tình hữu nghị vĩ đại trong sáng và cao đẹp Cam-pu-chia - Việt Nam là tình cảm tự nhiên, là mệnh lệnh của trái tim, là ý chí mãnh liệt, là nguyện vọng chân thành và tha thiết” [242, 3].

Thêm vào đó, trong cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xơ và Đồn Đại biểu Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Cam-pu-chia tại Mát-xcơ-va ngày 20-2-1979. Nhân dân nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia bày tỏ tình đồn kết cách mạng của mình với nhân dân Việt Nam anh hùng anh em và đòi phải chấm dứt ngay cuộc xâm lược của Trung Quốc, đòi bọn Trung Quốc xâm lược rút ngay quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 9-3-1979, Ủy ban Trung ương Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước và Hội đồng Nhân dân Cách mạng Cam-pu-chia đã ra tuyên bố lên án Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Bản tuyên bố cũng đã nhấn mạnh: “Nước Cộng hòa Nhân dân Cam-pu-chia kiên quyết tăng cường tình đồn kết chiến đấu, tình hữu nghị anh em và quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau lâu dài trên mọi lĩnh vực, cùng với nhân dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đấu tranh vì mục tiêu chiến đấu chống kẻ thù chung, vì độc lập của nhân dân mỗi nước và hịa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam châu Á” [261, 1].

Nhân dân Cam-pu-chia tin tưởng vững chắc rằng, nhân dân Việt Nam anh hùng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân và chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, các nước yêu chuộng hịa bình và cơng lý, các Đảng Cộng sản và công nhân, các phong trào cách mạng trên thế giới, nhất định sẽ đánh bại mọi âm mưu bành trướng và xâm lược của nhà cầm quyền phản động Trung Quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của mình, góp phần tích cực vào việc gìn giữ hịa bình ở Đông Nam châu Á và thế giới.

Nhân dân Cam-pu-chia và nhân dân Việt Nam đoàn kết chiến đấu nhất định giành thắng lợi hoàn toàn, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của hai dân tộc.

Không chỉ có Đảng, Nhà nước và nhân dân Cam-pu-chia đoàn kết, ủng hộ nhân dân Việt Nam mà cịn có Đảng và nhân dân Lào. Từ ngày 16-2

đến ngày 20-2-1979, Đại hội Mặt trận Thống nhất Dân tộc Lào đã họp và thành công tốt đẹp. Đại hội đã nhất trí thơng qua nghị quyết quan trọng, nhằm động viên toàn thể nhân dân các dân tộc Lào tích cực đóng góp vào sự nghiệp cách mạng hiện nay. Đặc biệt, nghị quyết ủng hộ quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước Lào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam do bọn cầm quyền phản động Trung Quốc tiến hành.

Ngày 21-2, Mặt trận Xây dựng Tổ quốc Lào đã ra tuyên bố về cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Tuyên bố viết: “Ủy ban Trung ương Mặt trận Xây dựng Tổ quốc Lào vừa được Đại hội Mặt trận Thống nhất Dân tộc toàn quốc bầu ra ngày 20-2-1979, là người kế thừa sự nghiệp của Mặt trận Lào Yêu nước, rất lo ngại trước việc phía Trung Quốc đã mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn vào lãnh thổ phía bắc nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hành động trên đây của phía Trung Quốc đã xâm phạm độc lập chủ quyền của một nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại nguyên tắc quan hệ quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời đe dọa hịa bình và ổn định ở khu vực Đông Dương, Đông Nam châu Á và thế giới, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Trung Quốc và nhân dân Việt Nam. Việc phía Việt Nam phải đánh trả vì độc lập, tự do, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ của mình là hành động rất chính nghĩa” [243, 4].

Mặt trận Tổ quốc Lào cũng kêu gọi nhân dân cả nước tăng cường đoàn kết chiến đấu với nhân dân Việt Nam anh em, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam để bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ dân tộc Việt Nam.

Báo Nhân dân cũng đăng tải một bài bình luận được đăng trên báo Tiếng nói Nhân dân - Cơ quan Trung ương của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, số ra ngày 21-2-1979 với nhan đề: “ Phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam”. Bài bình luận cũng nhấn mạnh: “Lào là một nước có biên giới với Việt Nam và Trung Quốc. Nhân dân Lào hết sức lo lắng về sự kiện mới nghiêm trọng xảy ra ở tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Chúng

ta sẽ không nghe theo những lời tuyên truyền, xuyên tạc của bọn xấu. Chúng ta sẽ phải nâng cao cảnh giác chống mọi âm mưu gây rối của bọn xấu và sẵn sàng chiến đấu” [244, 3]. Đồng thời, Đảng và nhân dân Lào cũng luôn luôn ủng hộ cho cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Tình đồn kết chiến đấu khơng gì nay chuyển nổi giữa nhân dân ba nước Đông Dương là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân mỗi nước và là một nhân tố hồn tồn tích cực đối với hịa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

Sự ủng hộ trên phương diện tinh thần còn thể hiện rõ qua Hội nghị đại biểu quốc hội với 16 nước ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam, lên án Trung Quốc xâm lược. Các đại biểu quốc hội 16 nước gồm có: Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ca-na-đa, Cô-xta-Ri-ca, Cu-Ba, Pháp, I-ta-li-a, Xê-nê-gan, Xri Lan-ca, Ấn Độ, Hy Lạp, Thủy Điển, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Y-ê- men, Ơ-xtrây-li-a, Liên Xơ, Bồ Đào Nha, Mỹ. Hội nghị đã ra tuyên bố kịch liệt lên án cuộc xâm lược của tập đoàn phản động Bắc Kinh chống lại nhân dân Việt Nam và ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta.

Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi lên án cuộc xâm lược của Trung Quốc chống Việt Nam vì nhận rõ đó là một nguy cơ đối với hịa bình ở Đơng Nam châu Á và trên thế giới. Nhân dân Việt Nam dũng cảm đã chiến đấu mấy chục năm qua để giành tự do, giải phóng dân tộc, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, chống các giới xâm lược nước ngoài, đang phải đương đầu với cuộc xâm lược ồ ạt của quân đội Trung Quốc…” [255, 4].

Về phương diện vật chất, nhân dân thế giới không chỉ ủng hộ nhân

dân Việt Nam trên mặt tinh thần mà còn giúp đỡ về cả mặt vật chất. Báo Nhân dân đã có nhiều bài viết về sự ủng hộ của nhân dân, chính phủ các nước, các tổ chức đã quyên góp tiền, máu, thuốc… cho nhân dân Việt Nam đánh thắng bọn xâm lược phản động Bắc Kinh. Có thể kể ra đây những dẫn chứng cụ thể sau:

Liên hiệp Cơng đồn thế giới đã vận động quyên tiền giúp Việt Nam. Hội nghị quốc tế khẩn cấp đoàn kết với Việt Nam tổ chức từ ngày 6 đến ngày 8-3-1979, tại Hen-xinh-ki (Phần Lan) theo sáng kiến của Hội đồng Hịa bình thế giới, ông E.pa-xtô-ri-nô, Tổng Thư ký Liên hiệp Cơng đồn thế giới cho biết: “Các đại biểu của tám tổ chức dân chủ quốc tế họp tại Pra- ha (Tiệp Khắc) và nhất trí sẽ thi hành những biện pháp chung để tỏ tình đồn kết với Việt Nam, tổ chức một cuộc vận động rộng rãi trên thế giới nhằm quyên góp tiền giúp đỡ nhân dân Việt Nam” [255, 3].

Liên hiệp cơng đồn thế giới cũng nhận thấy, cuộc tiến cơng xâm lược Việt Nam của những nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm dấy lên một phong trào rộng lớn và mạnh mẽ đoàn kết với nhân dân Việt Nam.

Liên Xô đã ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta lương thực và thuốc. “Theo Thông tấn xã Liên Xô, ngày 6-3, các cơng đồn Liên Xơ quyết định gửi thuốc, lương thực, vải giúp nhân dân ta khắc phục những khó khăn do cuộc xâm lược của Trung Quốc gây ra” [260, 3].

“Ngày 7-3-1979, Đại sứ Hác-đi thay mặt Chính phủ nước Cộng hịa In- đô-nê-xi-a đã trao tặng hơn ba tấn thuốc cho nhân dân Việt Nam” [260, 3].

Ngay sau khi được tin bọn cầm quyền phản động Bắc Kinh phát động chiến tranh xâm lược quy mơ lớn trên tồn tuyến biên giới nước ta, ngày 18- 2, Hội người Việt Nam ở Pháp đã ra lời kêu gọi “toàn thể kiều bào ta tăng cường đồn kết, hăng hái góp phần cao nhất cùng nhân dân trong nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của bọn phản động Bắc Kinh” [261, 4].

Để góp phần giúp nhân dân ta chống quân Trung Quốc xâm lược, “Hội Chữ thập đỏ Bun-ga-ri đã gửi khẩn cấp cho nhân dân ta máu khô và thuốc men nặng 13,500 tấn” [256, 4]. Ngày 5-3, Giáo sư Trần Hữu Tước, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đại diện Bộ Ngoại giao và Ban Tiếp nhận viện trợ của Chính phủ đã dự lễ tiếp nhận số hàng viện trợ kể trên. Hội Chữ thập đỏ Bun-ga-ri đã làm việc với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tìm hiểu về nhu cầu khẩn cấp để tiếp tục gửi viện trợ cho nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt ngày 24-2, các ủy viên Ủy ban bảo vệ cách mạng tỉnh Xi-ên- phu-ê-gôt (Cu-Ba) tổ chức tự nguyện hiến máu gửi tặng nhân dân Việt Nam anh em đang chiến đấu chống bọn bành trướng Trung Quốc xâm lược.

Hơn thế nữa, Đảng và nhân dân Liên Xơ ln một lịng đồn kết, ủng hộ Việt Nam đòi Trung Quốc chấm dứt ngay cuộc xâm lược Việt Nam. Liên Xô trung thành với hiệp ước hữu nghị và hợp tác gắn bó Liên Xơ và Việt Nam. Nhiều công dân Liên Xơ đã tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu. Họ đã gửi thư và điện đến đại sứ quán ta tình nguyện xin được sang Việt Nam chiến đấu. Bức thư của anh A.Lit-vi-nốp ở thành phố A-xtơ-ra-khan viết: “Tơi đã xin đồng chí L.I.Brê-giơ-nép cho tôi tham gia cuộc chiến đấu cho nhân dân Việt Nam. Đó là sự vinh dự vĩ đại nhất đối với tôi” [251, 4].

Sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của nhân dân thế giới đối với nhân dân Việt Nam đang ngày càng tăng lên và được báo Nhân dân phản ánh rất chân thật. Cuộc đấu tranh yêu nước chính nghĩa của nhân dân Nam Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam giữ một vị trí quốc tế hết sức quan trọng. Do đó uy tín của Đảng và dân tộc không ngừng được củng cố và nâng cao.

Về hình thức : Dư luận thế giới đã ủng hộ cuộc chiến đấu của quân và

dân Việt Nam chống lại lực lượng quân Trung Quốc xâm lược rất mạnh mẽ. Bên cạnh những nội dung ủng hộ phong phú thì về hình thức cũng rất đa dạng. Trước những nghị lực chiến đấu, những khó khăn gian khổ mà quân và dân Việt Nam đã trải qua thì việc thế giới có nhiều hình thức ủng hộ đã làm tăng thêm tinh thần chiến đấu mãnh liệt cho nhân dân Việt Nam. Báo Nhân dân đã phản ánh trung thực sự ủng hộ của thế giới đối với Việt Nam.

Báo Nhân dân đã viết nhiều bài báo về việc rải truyền đơn, báo tường của nhân dân Trung Quốc để ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Ở Bắc Kinh, Thượng Hải xuất hiện nhiều truyền đơn, báo tường lên án giới cầm quyền Bắc Kinh tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tại Bắc Kinh, một tổ chức bí mật lấy tên là Đồng minh Cơng nhân trẻ đấu tranh cho

dân chủ và phồn vinh ra tuyên bố lên án nghiêm khắc chính sách của tập đồn phản động Bắc Kinh.

Còn ở Thượng Hải xuất hiện những truyền đơn ký tên Ủy ban hành động Thượng Hải của Hội đồng minh chống đế quốc. Nội dung của truyền đơn tập trung vào hai vấn đề lớn đó là: Giới lãnh đạo Bắc Kinh đang làm những việc ngu xuẩn và những người Trung Quốc thật sự yêu nước địi “khơng được đụng đến Việt Nam!”.

Nội dung của truyền đơn được báo Nhân dân viết:

“Hỡi đồng bào! Hỡi những người Trung Quốc yêu nước!

Hãy nhận rõ thực trạng của Trung Quốc, không được mắc lừa tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo nhân dân với quan hệ việt nam trung quốc từ năm 1976 1979 (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)