- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du
2.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch
Nguồn nhân lực du lịch là nhân tố quyết định đến chất lượng sản phẩm du lịch, quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch. Để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành du lịch trên thị trường khu vực và quốc tế thì đồng thời với việc thực hiện đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Nhà nước cần tăng cường tổ chức quản lý phát triển nguồn nhân lực du lịch.
So với một số điểm du lịch khác ở nước ta, du lịch Ninh Bình có nhiều lợi thế hơn về tài nguyên, nhưng chưa phát huy được lợi thế so sánh sẵn có để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Du lịch Ninh Bình phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Hiệu quả kinh tế - xã hội còn ở mức độ thấp. Một trong những nguyên nhân cơ bản của sự phát triển kém hiệu quả này, theo đánh giá của các chuyên gia là do nguồn nhân lực du lịch của Ninh Bình hiện nay vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu, lại mất cân đối về cơ cấu lao động trong du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý du lịch và lao động làm dịch vụ du lịch cịn vừa yếu về năng lực chun mơn, vừa yếu về ngoại ngữ, vừa thiếu tính chuyên nghiệp và thái độ làm việc để thực thi các công việc theo chức danh đảm nhiệm.
Nguồn nhân lực du lịch được coi là yếu tố quan trọng để thực hiện thắng lợi chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề dịch vụ và nâng cao đời sống nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 03- NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến 2010 và Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 16/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Thông báo 192-TB/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghị quyết 03-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIV) về phát triển du lịch đến năm 2010. Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 07/KH-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại tại chỗ và bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho nhân dân địa phương nơi có khu, điểm du lịch.
Khoa du lịch Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Trường đại học Kinh tế quốc dân và Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội… tổ chức được 10 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho 564 lao động của các đơn vị quản lý khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, cơng ty du lịch trên địa bàn tồn tỉnh, chiếm 54,6% tổng số lao động trực tiếp trong ngành. Trong đó nghiệp vụ du lịch tổng hợp (lễ tân, buồng, bàn, bar và bếp) cho 275 lao động, nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên cho 163 lao động, đào tạo ngoại ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Pháp trình độ A và B cho 126 lao động. Công tác đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch đã được tổ chức và thực hiện sát với nhu cầu đào tạo thực tế qua đó đã cập nhật và làm mới lại kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thái độ làm việc và tăng cường khả năng giao tiếp ngoại ngữ của đội ngũ lao động góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Ninh Bình trong thời gian qua.
Năm 2008, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình đã mở, tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho hơn 1000 người. Trong đó Sở đã mở 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch và 2 lớp đào tạo tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp du lịch cho trên 100 học viên tại khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và khu du lịch sinh thái Vân Long; 10 lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho hơn 900 cán bộ và nhân dân làm du lịch tại xã Gia Sinh (Gia Viễn) và thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải (Hoa Lư). Ngoài ra Sở còn tổ chức nhiều buổi tư vấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, khách sạn, đồn khách du lịch, cơng ty lữ hành trong nước và quốc tế.
Một trong những đặc điểm của du lịch Ninh Bình là phát triển dựa vào cộng đồng do yếu tố xen ghép và hòa quyện giữa tài nguyên du lịch và cộng đồng dân cư. Nên số lượng lao động gián tiếp (bán chuyên nghiệp) hiện nay chiếm tỷ trọng khá lớn, với trên 6.000 lao động, chiếm 84% tổng số lao động làm du lịch. Nhưng hầu hết chưa qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch từ sơ cấp trở lên, do vậy nhận thức, hiểu biết về du lịch và giao tiếp ứng xử trong quá trình phục vụ khách du lịch cịn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh và chất lượng phục vụ tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Với mục đích nâng cao nhận thức của nhân dân địa phương về phát triển du lịch, từ năm 2003 Sở Du lịch đã phối kết hợp với các cơ sở đào tạo và chính quyền địa phương nơi có khu, điểm du lịch
mở các lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho các lao động tham gia làm dịch vụ du lịch (chụp ảnh, chèo đò, bán hàng lưu niệm,…) cho 4.050 người.
Tổ chức các lớp học nghiệp vụ cho các học viên là cán bộ, công nhân viên đang công tác tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Đến nay đã có 25 lượt cán bộ của các khách sạn nhà hàng trong tỉnh được tham gia các lớp học về chế biến món ăn, 20 học viên tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, 55 hướng dẫn viên được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Năm 2004, 2005, ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với khoa Du lịch - Khách sạn của trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức 3 lớp đào tạo kiến thức về du lịch cộng đồng cho hơn 300 cán bộ quản lý của các huyện Hoa Lư và Yên Mô, 1.500 người dân tham gia làm du lịch, nội dung chương trình bồi dưỡng được phát liên tục trên hệ thống loa truyền thanh cơng cộng cho tồn thể người dân ở các huyện trên nghe.
Nhìn chung cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành Du lịch Ninh Bình trong những năm qua đã dần được hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển của du lịch. Trong những năm tới, công tác này cần tiếp tục phát huy để ngày càng theo kịp với trình độ khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta nói chung và ở Ninh Bình nói riêng.