- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du
1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, có ba mặt giáp biển với 307 km bờ biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng, phía Tây và Tây Nam giáp vịnh Thái Lan. Có diện tích tự nhiên là 5.331,7 km2; dân số khoảng 1,2 triệu người (năm 2006). Nơi đây phát triển nhiều hồ ni tơm; có nhiều sơng ngịi và kênh rạch chằng chịt nên đi lại và vận chuyển bằng tàu, thuyền rất thuận tiện. Biển Cà Mau có đảo Hịn Khoai, Hịn Chuối. Thành phố Cà Mau (thuộc tỉnh Cà Mau) cách thành phố Cần Thơ 179 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km; là một thành phố trẻ có tốc độ phát triển kinh tế nhanh trong những năm gần đây. Các cơng trình trọng điểm như cảng biển quốc tế Năm Căn, các cảng cá, sân bay Cà Mau, cơng trình siêu thị Cà Mau (một trung tâm thương mại lớn, có cửa hàng siêu thị, khách sạn 3 sao và văn phòng cho thuê) đã và đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp... Cà Mau có 2 Vườn Quốc gia, đó là Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích tự nhiên 42.000 ha và Vườn quốc gia U Minh Hạ với diện tích 8.286 ha. Ở đây đã quy hoạch và thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái. Mặt khác, Cà Mau nằm trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của Chương trình hợp tác phát triển các nước tiểu vùng sơng Mê Kơng (GMS), có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước ASEAN. Do vậy, hợp tác và hội nhập là chiến lược quan trọng đối với du lịch Cà Mau.
Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau. Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của các ngành, các cấp trong tỉnh, ngành du lịch Cà Mau đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn, nhiều điểm du lịch mới được đưa vào hoạt động như khu du lịch Mũi Cà Mau, khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm lâm - ngư trường sông Trẹm, khu du lịch Lý Thanh Long, Vườn chim trong lòng thành phố Cà Mau... Du lịch ở Cà Mau được tập trung phát triển theo hướng du lịch sinh thái, đây được coi là hướng đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh. Theo chương trình phát triển tổng thể du lịch Cà Mau giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia rừng ngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ; phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước, trong đó tập trung bảo vệ, tơn tạo tài ngun mơi trường và những giá trị văn hóa, sinh thái đặc thù của tỉnh.
Có được những kết quả tích cực nói trên về phát triển du lịch, tỉnh Cà Mau đã chú trọng thực hiện các biện pháp chủ yếu sau: Thực hiện các biện pháp, phương pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trị của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tăng cường tuyên truyền, giáo dục về pháp luật du lịch nhằm giúp họ hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành; xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch tổng thể, lâu dài, hợp lý và các quy hoạch, kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn phát triển trên cơ sở coi trọng bảo vệ môi trường; đảm bảo an toàn cho du khách; có chính sách nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành. Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh ln quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm đưa công nghệ thông tin hiện đại vào quản lý du lịch; đặt văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm, tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để quảng bá du lịch của tỉnh. Thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá theo chuyên đề, kết hợp những sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc và tham gia
hội chợ triển lãm, hội thảo du lịch trong nước, quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của tỉnh; xây dựng chiến lược thị trường, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; tăng cường việc liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong phát triển du lịch.