Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 27 - 31)

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du

1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Lâm Đồng

so với mặt nước biển. Với diện tích tự nhiên 9.765 km2, Dân số tồn tỉnh tính đến cuối năm 2010 là 1.198.261 người. Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông suối lớn.

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Lâm Đồng khá phát triển. Ngoài hệ thống đường bộ liên vùng, cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch như Bưu chính viễn thơng, ngân hàng, hệ thống giao thông và các dịch vụ y tế, bảo hiểm,… tương đối phát triển.

Thành phố Đà Lạt đã gần 120 năm tuổi (phát hiện 1893), đang trở thành một trong những địa danh du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách trong và ngoài nước, một thành phố nghỉ mát lâu đời ở nước ta. Đà Lạt nổi tiếng về hồ, về thác nước và rừng thông. Những hồ đẹp ở Đà Lạt là hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Những hồ này nằm ngay trong thành phố, tên thơ mộng như cảnh hồ thơ mộng, mỗi hồ gắn với một truyền thuyết xa xưa.

Du khách đến Đà Lạt vừa thăm viếng, vừa thưởng thức những sản phẩm Đà Lạt bao gồm nhiều loại trái cây như hồng, mận, đào, bơ; nhiều món ăn dân tộc độc đáo và các hàng lưu niệm của riêng vùng Đà Lạt. Vẻ đẹp của Đà Lạt còn được ngợi ca nhiều và hấp dẫn du khách bởi hàng trăm, ngàn loại hoa, loại phong lan độc đáo, hoặc được sản sinh riêng trên mảnh đất này, hoặc lấy giống từ nhiều nơi như: Pháp, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Italy,... như hoa hồng, hoa bất tử, hoa đỗ quyên, hoa xác pháo, hoa tư tưởng, hoa trà mi, mi mô za, mai anh đào, thủy tiên trắng...

Những địa danh thu hút khách của Đà Lạt là Đồi Cù, Hồ Xuân Hương, Hồ Suối Vàng, Công viên hoa Đà Lạt và các điểm tham quan du lịch khác như Đỉnh Lang Biang, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly, Thác Datanla, Thác Hang Cọp, Thác Prenn, Thác Pongour, Thung lũng Tình Yêu, Đồi Mộng Mơ, Thung Lũng Vàng (gần Hồ Dan Kia), Hồ Tuyền Lâm, Khu Biệt thự Trần Lệ Xuân … đều là những điểm đến đầy ấn tượng đối với du khách.

tham gia các hoạt động ngoài trời: picnic, cắm trại, câu cá, leo núi, tham gia các hoạt động thể thao… cho các đối tượng là sinh viên, học sinh, chinh phục đỉnh Langbiang, tour mạo hiểm, thể thao, các hoạt động câu cá, chèo thuyền, cắm trại; Tour du lịch sinh thái, nghiên cứu chuyên đề tour săn bắn thể thao; Tour văn hóa, lễ hội như tham quan, tìm hiểu tập quán văn hóa, sinh hoạt lễ hội của cộng đồng các dân tộc ít người cư trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tham dự lễ hội đâm trâu, biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc, tham quan làng Gà - K’long tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc K’ho, tham quan, tìm hiểu tập tục, tập quán canh tác, cư trú của dân tộc Chil tại làng dân tộc Darahoa, tham quan làng nghề thêu tay truyền thống tại Đà Lạt Sử Quán…

Cùng với sự lớn mạnh của du lịch cả nước, thời gian quan du lịch Lâm Đồng đã có bước phát triển đáng kể, thể hiện qua các mặt sau:

- Lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có mức tăng trưởng khá cao, theo số liệu báo cáo, 9 tháng năm 2010 Lâm Đồng đã đón gần 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế hơn 100 ngàn lượt khách, tăng so cùng kỳ năm trước trên 20%. Doanh thu từ du lịch cũng cao nhất so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên. Hoạt động du lịch lữ hành có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu đi du lịch trong và ngoài nước của nhân dân trên địa bàn và khách du lịch nước ngoài.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng và chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của tỉnh như giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh, một số hạ tầng cơ sở du lịch đang được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách và bước đầu đã tạo được sự quan tâm của các nhà đầu tư phát triển du lịch, mở ra triển vọng mới về xã hội hóa du lịch.

- Các loại hình du lịch đặc trưng của tỉnh đã tạo được sự hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng; công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về một địa danh du lịch với nét đặc trưng mới (Festival hoa) hàng năm, đã tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách về một Đà Lạt đang từng ngày đổi mới để làm hài lòng du khách.

tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch được quan tâm tổ chức thường xuyên để đáp ứng yêu cầu phát triển cho từng thời kỳ. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng đa dạng đã góp phần bổ sung kịp thời nguồn nhân lực lao động du lịch địa phương.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch có nhiều tiến bộ. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiều công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn, công tác quản lý chuyên ngành từng bước đi vào nề nếp, tạo thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.

- Đã có sự chuyển biến nhất định trong nhận thức của xã hội về vị trí, vai trị của ngành du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hoạt động du lịch được các cấp, các ngành quan tâm hơn.

Để đạt được những thành quả trên, thời gian qua Lâm Đồng đã chú trọng thực hiện những giải pháp sau:

Một là, kiện tồn cơng tác tổ chức của ngành, sắp xếp, ln chuyển cán bộ công

chức của Sở và của các doanh nghiệp theo phân cấp quản lý chuyên ngành đủ mạnh để phát huy sức mạnh toàn ngành đưa hoạt động du lịch phát triển.

Hai là, phát huy vai trò quản lý nhà nước về hoạt động du lịch đối với tất cả các

đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh dịch vụ và dịch vụ du lịch trên địa bàn toàn tỉnh; ngành du lịch tăng cường phối hợp với các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Tiếp tục cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch theo cơ chế một cửa. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường phòng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách và bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn. Sắp xếp ổn định bộ máy theo hướng tinh gọn, đẩy mạnh tin học hóa trong hoạt động quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch, tạo sự gắn bó, hợp tác vì mục tiêu phát triển du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo

nhà nước về du lịch tỉnh và Hiệp hội du lịch tỉnh Lâm Đồng.

Ba là, tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân trên địa bàn

để xây dựng hình ảnh, biểu tượng của du lịch Lâm Đồng.

Bốn là, đầu tư xây dựng một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để

làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Năm là, tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Thành phố Hồ

Chí Minh, các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ) trong việc thực hiện quy hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)