Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 77 - 81)

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du

3.2.2.Hoàn thiện quy hoạch và nâng cao chất lượng làm quy hoạch du lịch

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh, tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Cụ thể hơn là xây dựng và phát triển các khu, điểm du lịch ở các địa bàn có tiềm năng, bao gồm:

- Khơng gian du lịch Tràng An - Bái Đính- Tam Cốc - Bích Động - cố đơ Hoa Lư + Về khai thác tài nguyên: Với đặc điểm nổi trội về văn hóa và cảnh quan hiện nay

khơng gian du lịch Tràng An -Tam Cốc - Bích Động - cố đô Hoa Lư đang thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Ninh Bình. Có thể nói đây là động lực chính cho du lịch Ninh Bình phát triển.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Nhận thức được ý nghĩa

của không gian du lịch này trong phát triển du lịch của tỉnh nói riêng và của Việt Nam nói chung, đặc biệt nhân sự kiện 1000 năm Hoa Lư - Thăng Long - Hà Nội, những năm qua tỉnh Ninh Bình với sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ đã phát triển hạ tầng khu vực này tương đối hồn chỉnh. Tài ngun của khơng gian du lịch này tương đối đa dạng phong phú và đặc sắc với thế mạnh là quần thể di tích lịch sử văn hóa cố đơ Hoa Lư, các giá trị cảnh quan, sinh thái, địa chất hang động khu vực Tam Cốc - Bích Động, Tràng An, núi chùa Bái Đính.

+ Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch quan trọng của khu vực này là

văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng; tham quan, nghiên cứu lịch sử - văn hóa; tham quan thắng cảnh, khám phá hang động. Hướng khai thác chính là du lịch văn hóa, lễ hội, tâm linh; du lịch nghiên cứu, du lịch tham quan danh thắng, du lịch cuối tuần.

- Không gian du lịch trung tâm thành phố Ninh Bình

+ Về khai thác tài nguyên: Đây là khơng gian du lịch trung tâm, đóng vai trị điều

phối hoạt động chung của du lịch Ninh Bình trên cơ sở hạ tầng và cơ sở vất chất du lịch tương đối phát triển. Tại đây du khách có thể tham quan các điểm du lịch như: núi Thúy Sơn, sông Vân Sàng, núi Ngọc Mỹ Nhân, hồ Kỳ Lân.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Với định hướng phát

triển thành đô thị loại hai và trở thành đô thị du lịch trong tương lai, thành phố đang tích cực xây dựng và thực hiện theo quy hoạch chung phát triển đô thị bền vững.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của không gian này gồm:

chủ yếu là: du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch vui chơi giải trí, du lịch ẩm thực...

- Không gian du lịch Cúc Phương - Kỳ Phú - hồ Đồng Chương

+ Về khai thác tài nguyên: Đây là không gian du lịch sinh thái truyền thống của

Ninh Bình với tâm điểm là vườn quốc gia Cúc Phương. Tài nguyên du lịch chủ yếu ở đây là tài nguyên du lịch tự nhiên với vườn quốc gia, nguồn nước khoáng và cảnh quan vùng hồ.

+ Về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch: Cần cải tạo nâng cấp Quốc lộ 12B; 59 và các đường giao thông (tỉnh lộ) nối liền Vườn Quốc gia Cúc Phương với hồ Kỳ Phú, hồ Đồng Chương, các điểm du lịch khác và các trung tâm huyện, thị xã, thành phố; xây dựng hệ thống thông tin liên lạc; có cơ chế, chính sách khuyến khích cư dân địa phương tại khu vực trung tâm của vùng đầu tư các mơ hình nhà nghỉ bằng vật liệu địa phương (tuy nhiên, phải đạt chuẩn theo quy định về cở sở lưu trú) để phục vụ du khách; xây dựng một số điểm bảo vệ, đón khách du lịch đến tham quan.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu là: Tham quan, nghiên cứu

rừng nguyên sinh; thể thao leo núi, nghỉ dưỡng chữa bệnh tại suối khống. Các loại hình du lịch chủ yếu: du lịch sinh thái; du lịch thể thao; du lịch nghỉ dưỡng.

- Khơng gian du lịch suối khống nóng Kênh Gà - động Vân Trình - khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long - Chùa Địch Lộng - động Hoa Lư.

Khu vực này có nhiều điểm mới được khám phá và đưa vào khai thác cho hoạt động du lịch trong thời gian gần đây, nhưng với nỗ lực của người dân địa phương, các nhà khoa học, các nhà quản lý, hoạt động du lịch đã có kết quả khá, thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

+ Về các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm tiêu biểu của khu vực này là: tham quan

nghiên cứu cảnh quan núi và hệ sinh thái đất ngập nước; tham quan di tích lịch sử - văn hóa; nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các loại hình du lịch cần quan tâm phát triển gồm: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa- lịch sử; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.

Đây là khu du lịch cần được đầu tư để bổ sung đối với du lịch Ninh Bình nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch với việc tái diễn lịch sử oanh liệt thời Quang Trung - Nguyễn Huệ. Đặc điểm tài nguyên du lịch của khu vực này gắn với lịch sử địa danh và truyền thuyết. Việc phát triển du lịch ở khu du lịch này hết sức thuận lợi và quan trọng nhằm khai thác luồng khách quá cảnh trên quốc lộ 1A, khai thác thế mạnh của các điểm di tích lịch sử văn hóa tín ngưỡng và tự nhiên khác.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của khu du lịch này có thể

là: tham quan di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng; thể thao, vui chơi giải trí. Loại hình du lịch cần khai thác là: du lịch văn hóa - lịch sử; du lịch thể thao vui chơi giải trí.

- Khơng gian du lịch n Thắng - Đồng Thái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là khu có nhiều hồ nước như hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái có cảnh quan đẹp và tương đối khác biệt với các khu vực khác của Ninh Bình, có thể khai thác để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ninh Bình. Thời gian qua với với nỗ lực chung của toàn tỉnh một sân golf 54 lỗ đã được đầu tư xây dựng ở đây và đã hoàn thành giai đoạn một. Các tài nguyên khác có thể khai thác là động Mã Tiên nơi còn lưu giữ dấu ấn của người tiền sử với những tảng trầm tích và vỏ của những lồi nhuyễn thể nước mặn và nước ngọt.

+ Về các sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch chủ yếu của không gian này là: vui

chơi, giải trí; tham quan thắng cảnh. Loại hình chủ yếu có thể khai thác là: du lịch thể thao; du lịch vui chơi giải trí; du lịch nghỉ dưỡng, vãn cảnh.

- Không gian du lịch nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn

Vùng ven biển Kim Sơn hiện nay được quy hoạch nuôi trồng thủy sản, thảm thực vật tự nhiên bị suy kiệt do đó khó có điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, tuy nhiên với những nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân địa phương vẫn có thể phát triển du lịch biển nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ninh Bình. Nhà thờ đá Phát Diệm là điểm du lịch quan trọng của khu vực này, bên cạnh đó có thể khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề dệt cói, đan lát.

Diệm; tham quan các làng nghề, cảnh quan ven biển. Loại hình du lịch chủ yếu: du lịch văn hóa, tín ngưỡng; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch biển, ẩm thực hải sản.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành khác phải được xác định là bộ phận cấu thành của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc xây dựng, đầu tư phát triển các khu, điểm phục vụ yêu cầu phát triển

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 77 - 81)