Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 88 - 91)

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du

3.2.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý cơng tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch

Để đạt được những nội dung trên, cần tập trung vào một số công việc chủ yếu như:

Một là, hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh

nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp Nhà nước phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo sự tơn nghiêm của pháp luật. Vì vậy, để cơng tác thanh tra, kiểm tra nói riêng, quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung có hiệu lực, hiệu quả cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch, phải xác định một cách chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.

Hai là, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm

tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan

chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Ba là, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm cơng tác thanh tra, kiểm tra

có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của cơng tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên mơn mà địi hỏi phải có một sự hiểu biết tồn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khơ cứng, máy móc.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chúng và của tỉnh Ninh Bình nói riêng, có tác động khơng nhỏ vào q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa cũng như sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của tỉnh. Du lịch của Ninh Bình những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên trong q trình phát triển, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Luận văn đã đạt được những kết quả chính sau đây:

1) Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động du lịch; ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và mơi trường của hoạt động du lịch; các yếu tố tác động tới hoạt động du lịch; quan niệm, đặc điểm của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường; vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường; nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh; yêu cầu đối với quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay.

2) Nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương làm tương đối tốt về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch, rút ra bài học cho tỉnh Ninh Bình.

3) Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2001-2010, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

4) Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Ninh Bình hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)