Định hướng phát triển du lịc hở nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 69 - 72)

- Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du

3.1.2.2. Định hướng phát triển du lịc hở nước ta

Đại hội Đảng toàn quốc là sự kiện chính trị mang tính lịch sử, đánh dấu bước phát triển quan trọng của đất nước ta. Mỗi kỳ Đại hội có nhiệm vụ đánh giá và định ra phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và mỗi ngành, lĩnh vực nói riêng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của du lịch trong điều kiện xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường. Qua mỗi kỳ Đại hội Đảng tồn quốc, vai trị của ngành Du lịch ngày càng được quan tâm sâu sắc hơn.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV:

Coi trọng phát triển kinh doanh du lịch, tổ chức tốt việc cung ứng cho tàu biển nước ngoài và các dịch vụ khác" và "Trong các ngành phục vụ, Nhà nước nắm kinh doanh khách sạn và các công ty du lịch, nhanh chóng quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở du lịch, nghỉ mát, tổ chức thành những đơn vị kinh doanh [7].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: "Mở rộng kinh doanh du lịch, làm cho du lịch dần dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng, xứng đáng với tiềm năng của nước ta về lĩnh vực này" [8].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI:

Đi đôi với đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, chúng ta hết sức coi trọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động thu ngoại tệ như du lịch, kiều hối, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàng khơng... Xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, những thủ tục phiền hà đang gị bó, hạn chế những hoạt động này [9]. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: "Khai thác sự hấp dẫn của thiên nhiên, di sản văn hóa phong phú và các lợi thế khác của đất nước, mở rộng hợp tác với nước ngoài để phát triển mạnh du lịch" [10].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII:

Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái mơi trường. Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích

lịch sử và khu danh lam thắng cảnh. Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiên xây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn. Nâng cao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khác nhau. Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn. Cổ phần hóa một số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nâng cấp. Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chất lượng cao, đòi hỏi nhiều vốn. Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh khách sạn và du lịch [11].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX:

Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết với các nước trong hoạt động du lịch [12].

Ngoài ra, văn kiện Đại hội Đảng IX cũng xác định hướng phát triển cụ thể các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, biển, đảo... cho mỗi khu vực du lịch trọng điểm trên cả nước.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch" [14].

Với chủ trương này cùng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, Du lịch Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan: năm 2010 đón hơn 5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 28 triệu lượt khách du lịch nội địa; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt 96.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2001 - 2010 đạt 16,7%/năm; đóng góp 4,5% GDP cả nước; tạo việc làm cho hơn 1,4 triệu lao động...

du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế" [15] và:

Hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngồi tại thủ đơ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực [15].

Có thể khẳng định, qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, trong đó nội dung liên quan đến du lịch là nền tảng cơ bản và có vai trị quan trọng nhất để ngành Du lịch cũng như các địa phương trong cả nước xác định rõ phương hướng phát triển ngành kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình potx (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)