Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 31 - 34)

Phần 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất

2.3.1. Cơ sở lý luận

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phịng. Như

vậy đất đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Nói cách khác, khơng có đất sẽ khơng có sản xuất cũng như khơng có sự tồn tại của chính con người.

Đối với ngành phi nơng nghiệp đất đai giữ vai trị thụ động với chức năng là cơ sở khơng gian và vị trí để hồn thiện q trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lịng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng như chất lượng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.

Đối với các ngành nơng lâm nghiệp đất đai có vai trị vô cùng quan trọng. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà cịn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn chịu tác động như: cày, bừa, làm đất nhưng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để trồng trọt và chăn ni do đó nó là đối tượng lao động nhưng cũng lại là công cụ hay phương tiện lao động.

Q trình sản xuất nơng lâm nghiệp ln gắn bó chặt chẽ với đất và các sản phẩm làm ra được luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.

Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất khơng phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà ln thay đổi trong q trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngồi ra trong q trình sản xuất dưới tác động của con người thì độ phì nhiêu ngày càng có sự biến động rất lớn. Nếu tác động xấu thì độ phì nhiêu ngày càng cạn kiệt, ngược lại nếu tác động của con người có sáng tạo và khoa học thì độ phì nhiêu của đất ngày càng được nâng cao vì ngồi nhân tố tự nhiên cịn có xã hội tham gia vào q trình hình thành và phát triển của đất đai.

2.3.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.

Thực tế cho thấy rằng xã hội càng phát triển thì yêu cầu về dinh dưỡng do lương thực và thực phẩm ( đặc biệt là thực phẩm ) ngày càng tăng nhanh. Một đặc điểm quan trọng của hàng hóa lương thực, thực phẩm là không thể thay thế

bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những hàng hóa có chứa chất dinh dưỡng ni sống con người này chỉ có thể có được thơng qua hoạt động sống của cây trồng và vật ni hay nói cách khác là thơng qua q trình sản xuất nơng nghiệp.

- Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị.

Nông nghiệp cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.

Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp nguồn lao động dồi dào cho phát triển công nghiệp, các ngành kinh tế khác và đô thị.

Nông nghiệp nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn cho hàng hóa cơng nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.

Nông nghiệp là ngành kinh tế sản xuấtquan trọng của nhà nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức: Thuế nơng nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác,...

- Hoạt động sinh kế chủ yếu của đại bộ phận dân nghèo nông thôn.

Dân cư tập trung ở nông thôn họ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nơng nghiệp, với hình thức sản xuất tự cấp tự túc đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày.

- Tái tạo tự nhiên.

Nơng nghiệp cịn có tác dụng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong các ngành sản xuất chỉ có nơng nghiệp mới có khả năng tái tạo tự nhiên cao nhất mà các ngành khác khơng có được. Tuy nhiên nơng nghiệp lạc hậu và phát triển khơng có kế hoạch cũng dẫn đến đất rừng bị thu hẹp, độ

phì đất đai giảm sút, các yếu tố khí hậu thay đổi bất lợi. Mặc khác sự phát triển đến chóng mặt của thành thị, của cơng nghiệp làm cho nguồn nước và bầu khơng khí bị ơ nhiễm trầm trọng. Đứng trước thảm họa này địi hỏi phải có sự cố gắng của cộng đồng quốc tế nhằm đẩy lùi thảm họa đó bằng nhiều phương pháp, trong đó nơng nghiệp giữ một vị trí cực kỳ quan trọng trong việc thiết lập lại cân bằng sinh thái động thực vật. Vì thế phát triển công nghiệp phải trên cơ sở phát triển nông nghiệp bền vững.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w