Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 34 - 39)

Phần 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp

2.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững

Theo FAO, nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý hiệu quả tài nguyên cho nông nghiệp ( đất đai, lao động... ) để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người đồng thời giữ gìn và cải thiện tài ngun thiên nhiên, mơi trường và bảo vệ tài ngun. Hệ thống nơng nghiệp bền vững phải có hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu xã hội về an ninh lương thực.

Bền vững thường có ba thành phần cơ bản:

- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ thống nông nghiệp phù hợp điều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.

- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong mối quan hệ con người hiện tại và cả cho đời sau.

-Bền vững thể hiện ở tính cộng đồng trong hệ thống nơng nghiệp hợp lý. Mục tiêu và quan điểm sử dụng đất bền vững là:

- An toàn lương thực, thực phẩm

- Tăng cường nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của thị trường.

- Phát triển môi trường bền vững.

Ngày nay hiệu quả kinh tế cao cần được xem xét kỹ lưỡng trước áp lực xã hội đòi hỏi trừ khử căn nguyên làm băng hại sức khỏe lồi người. Từ đó thấy

rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

Việc quản lý và sử dụng đất bền vững bao gồm tổ hợp các cơng nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm về môi trường để đồng thời:

- Duy trì hoặc nâng cao sản lượng ( hiệu quả sản xuất) - Giảm rủi ro sản xuất (an tồn)

- Có hiệu quả lâu bền (lâu bền)

- Được xã hội chấp nhận ( tính chấp nhận)

Quan hệ giữa tính bền vững và tính thích hợp: Tính bền vững có thể được coi là tính thích hợp được duy trì lâu dài với thời gian.

Nguyên tắc đánh giá bền vững:

- Tính bền vững được đánh giá cho một kiểu sử dụng đất nhất định - Đánh giá cho một đơn vị lập địa cụ thể

- Đánh giá là một hoạt động liên ngành

- Đánh giá cả 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường - Đánh giá cho một thời gian xác định.

2.4.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảsử dụng đất sử dụng đất

2.4.2.1. Về hiệu quả sử dụng đất

Bản chất của hiệu quả là sự thể hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, trình độ sử dụng nguồn lực xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống con người qua mọi thời đại.

Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần được xem xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.

Kinh tế sử dụng đất: Với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.

Hiệu quả kinh tế là mục tiêu chính của các nơng hộ sản xuất nơng nghiệp. b. Hiệu quả xã hội

Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp, thu nhập bình qn trên đầu người và bình qn diện tích trên đầu người.

c.Hiệu quả môi trường

Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hóa học, sinh học, vật lý,... Chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên gồm: Hiệu quả hóa học mơi trường, hiệu quả vật lý mơi trường, hiệu quả sinh vật môi trường:

- Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh thái do phát sinh biến hóa của các loại yếu tố mơi trường dẫn đến.

- Hiệu quả hóa học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hóa học gữa các vật chất chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến.

2.4.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất

Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố chi phối chủ yếu, ngồi ra, việc sử dụng đất cịn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:

Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, khơng khí và các khống sản dưới lịng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu của việc sự dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủ yếu là điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.

- Khí hậu:

Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được những thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó cũng nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

-Nhân tố kinh tế - xã hội:

Bao gồm các yếu tố như: chế độ xã hội, dân số và lao động, thơng tin và quản lý, chính sách mơi trường và chính sách đất đai, u cầu quốc phịng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản suất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động,... Mặc dù nhóm nhân tố này xếp sau nhân tố điều kiện tự nhiên nhưng thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thật vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Cịn sử dụng đất như thế nào được quyết định bởi sự năng động của con người và các điều kiện kinh tế - xã hội, kỹ thuật hiện có, quyết định bởi tính pháp lý, tính khả thi về kinh tế kỹ thuật và mức độ đáp ứng của chúng, quyết định bởi nhu cầu của thị trường.

Lao động với tư cách là chủ thể của q trình lao động, có khả năng nhận thức được các quy luật khách quan. Chính vì vậy, lực lượng lao động sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Song điều đó lại phụ thuộc rất lớn vào trình độ lao động, trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động. Hiện nay, nơng nghiệp đang dần có những bước phát triển nhanh đặc biệc là cơng nghệ sinh học. Từ đó địi hỏi chủ thể lao động phải có khả năng nắm bắt nhanh chóng những thay đổi đó và ứng dụng có hiệu quả vào sản suất nơng nghiệp.

- Phương thức canh tác:

Phương thức canh tác bao gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác, là những tác động của con người vào đất đai, cây trồng, vật ni nhằm tạo nên sự hài hịa giữa các yếu tố của quá trình sản suất để đạt hiệu quả kinh tế cao. Bên cạch đó, tập quán canh tác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại cây trồng và sử dụng các đầu vào nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế. Trong trồng trọt, mỗi loại cây trồng đều có một phương thức cach tác khác nhau, đòi hỏi cần phải nắm vững được yêu cầu các biện pháp kỹ thuật để canh tác thì mới có hiệu quả, đồng thời loại bỏ những phương thức tập quán canh tác lạc hậu gây tác hại cho đất, mang lại hiệu quả kinh tế thấp.

- Vốn đầu tư:

Vốn đầu tư vào sản xuất, bồi dưỡng, cải tạo đất đối với người dân là một yêu cầu cấp thiết. Hiện nay, đa số người dân vẫn còn phải đối mặt với việc thiếu vốn để mua sắm các tư liệu sản xuất, mua phân bón đầu tư cho cây trồng trong khi giá phân bón trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng cao. Từ đó, dẫn đến năng suất cây trồng khơng cao trong khi độ phì nhiêu của đất ngày càng giảm,...

- Nhân tố thị trường:

Thị trường là một nhân tố vô cùng quan trọng của mọi ngành sản xuất kinh doanh. Hiện nay, cả thị trường đầu vào và đầu ra của sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến phát triển sản xuất. Tuy

nhiên, phần lớn vẫn cịn mang tính tự phát, thiếu định hướng, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ. Điều này đã gây khơng ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản.

- Nhân tố không gian:

Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất và phi vật chất đều cần đến đất đai như điều kiện không gian để hoạt động, vì vậy khơng gian trở thành một trong những nhân tố hạn chế cơ bản nhất của việc sử dụng đất. Do vị trí và khơng gian của đất đai không bị mất đi và cũng không tăng thêm trong q trình sử dụng khơng chỉ hạn chế khả năng mở rộng khơng gian sử dụng đất mà cịn chi phối giới hạn thay đổi của cơ cấu đất đai. Vì vậy, cần phải thực hiện nghiêm nghặt nguyên tắc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả kết hợp bảo vệ tài nguyên đất và môi trường.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất kinh tế tại làng kawakami mura nhật bản (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w