Tiêu chuẩn các loại gạo xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC- Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp potx (Trang 29 - 30)

Các tiêu chuẩn Loại gạo (% tấm)

5 10 15 20 25 Tấm 5%(3/4) 10%(3/4) 15%(5/3) 20%(2/3) 25%(1/5) Thủy phần 14% 14% 14% 14% 14% Tạp chất 0,1% 0,1% 0,2% 0,2% 0,2% Hạt bạc bụng 5% 6% 7% 7% 7% Hạt đỏ và sọc đỏ 0,5% 0,5% 2% 2% 5% Hạt hỏng 0,5% 0,5% 1% 1% 5% Hạt ẩm vàng 0,5% 0,5% 0,5% 1% 1% Mức độ xây xát Đánh bóng 2 lần Đánh bóng 2 lần Bình thường Bình thường Bình thường Thóc lẫn 15 hạt/kg 15 hạt/kg 20 hạt/kg 20 hạt/kg 25 hạt/kg Chiều dài trung bình hạt

gạo 6,2 mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm 6,2mm

Nguồn: Tổ KCS của doanh nghiệp

Gạo 5% tấm

Là gạo tốt nhất mà DNTN Phước Chung đang chú trọng phát triển, tăng sản lượng gạo xuất, vì loại gạo này mang lại nhiều lợi nhuận và gạo liệu để sản xuất ra gạo 5% tấm được các nông dân trong tỉnh trồng rất nhiều. Gạo này được sản xuất cẩn thận, và được kiểm tra rất kỹ, vì các loại gạo 5% tấm phần lớn xuất sang các nước tương đối giàu, và phần lớn là người thành thị dùng, năm 2005 Phước Chung đã xuất khá nhiều.

Gạo 10% tấm

Là loại gạo tốt hàng thứ 2, nhưng loại gạo này năm 2005 doanh nghiệp ít sản xuất do khơng có hợp đồng, và chỉ xuất được 400 tấn. Loại gạo này cũng đòi hỏi về chất lượng tương đối khó, vì nó là loại gạo có chất lượng chỉ sau gạo 5%

Gạo 15% tấm

Đây là loại gạo có chất lượng đứng hàng thứ 3 loại gạo này thường xuất qua các nước nghèo, như Philippin, Nam Phi. Đây là loại gạo mà hàng năm doanh nghiệp xuất đi với khối lượng tương đối lớn.

Gạo 20% tấm

Đây là loại gạo có chất lượng tương đối kém, và nó được doanh nghiệp sử dụng để đấu gạo 25% tấm.

Gạo 25% tấm

Là loại gạo có chất lượng kém nhất, loại gạo này hầu như chỉ xuất qua các nước nghèo. Loại gạo này được đấu tấm vào gạo 20% tạo ra.

b. Giá cả

Giá cả thị trường luôn biến động, giá gạo liệu luôn thay đổi theo mùa vụ. Từ đó, các doanh nghiệp thu mua gạo liệu cũng theo mùa vụ, còn trái mùa phần lớn gạo liệu được hợp đồng để mua. Doanh nghiệp có thể điều chỉnh giá mua gạo liệu thích hợp theo giá gạo xuất. Và tùy theo lượng gạo tồn kho mà chủ doanh nghiệp điều chỉnh giá mua để đủ sản lượng gạo liệu phục vụ cho các hợp đồng xuất. Để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp thường mua giá gạo liệu thấp hơn giá gạo xuất từ 500-700 đồng/kg. Và giá gạo liệu cho từng loại gạo cũng khác nhau:

Giá gạo liêu giao động từ 2.950-3.100 đồng/kg đối với gạo sô, và 3.300-3.380 đồng/kg đối với gạo trắng.

Khi vào mùa thường giá gạo cao lúc đầu mùa, vì doanh nghiệp muốn thu mua gạo có chất lượng đúng với chất lượng gạo thành phẩm, để đủ lượng dự trữ cho kinh doanh. Biến động giá gạo cũng làm cho các thương buôn di chuyển luồng bán, thông thường họ bán nơi nào mua giá cao.

Giá gạo thành phẩm của DNTN Phước Chung xuất cho khách hàng năm 2005.

Một phần của tài liệu LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC- Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp potx (Trang 29 - 30)