Kế hoạch marketing

Một phần của tài liệu LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC- Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp potx (Trang 43 - 44)

Chương 6 : XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DNTN PHƯỚC CHUNG

6.2.Kế hoạch marketing

Là một kế hoạch không thể thiếu cho mọi doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với DNTN Phước Chung hoạt động lĩnh vực kinh doanh và hoạt động marketing tương đối đơn giản, và cung cấp gạo thành phẩm cho các công ty trung gian xuất khẩu, không trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Do đó, khâu nghiên cứu và phân khúc thị trường của doanh nghiệp hầu như khơng có. Thay vào đó, doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu và nắm bắt thơng tin các công ty trung gian xuất khẩu gạo, về các lô hàng mà họ cần, để đăng ký đấu thầu giành quyền xuất gạo thành phẩm.

6.2.1. Kế hoạch sản phẩm

Gạo thành phẩm cũng phải theo qui định và tiêu chuẩn của gạo xuất khẩu, do công ty trung gian xuất khẩu qui định, và gạo thành phẩm được chia làm các loại: 5%, 10%, 15%, 20%, 20%. Và tiêu chuẩn của từng loại gạo được qui định ( như bảng 4.8)

6.2.2. Kế hoạch giá

Giá gạo thành của doanh nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào giá đấu thầu mà doanh nghiệp trúng thầu. Để có được quyền xuất hàng, doanh nghiệp đến các công ty trung gian đấu thầu để giành quyền xuất. Từ đó, giá đấu thầu có thể làm giảm lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn có lợi thế định giá thu mua gạo liệu từ các thương buôn và các đối tác khác tương ứng với giá trúng thầu xuất. Nhung doanh nghiẹp vẫn gặp rủi ro, khi giá gạo trên thị trường biến động.

Đảm bảo lợi nhuận của doanh nghiệp, thường thì giá đấu thầu xuất hàng của doanh nghiệp luôn cao hơn giá mua nguyên liệu đầu vào từ 500-700 đồng/kg.

6.2.3. Kế hoạch phân phối

Khâu phân phối, khơng kém phần quan trọng, vì vị trí doanh nghiệp đặt ở nơi khơng thuận lợi cho vận chuyển. Các tàu vận chuyển gạo đến doanh nghiệp phải đi vào con sông nhỏ, và chỉ đi vào lúc nước lớn đầy sông.

Để phân phối thuận lợi, doanh nghiệp liên hệ với nhiều chủ tàu, để có thể có cạnh tranh về giá giữa các chủ tàu, làm cho chi phí vận chuyển giảm xuống. Đồng thời, doanh nghiệp tạo mối liên hệ mật thiết với chủ tàu nhiều hơn nửa, giúp cho việc vận chuyển thành phẩm của doanh nghiệp đúng lúc và kịp thời hơn

6.2.4. Kế hoạch chiêu thị

Từ trước đến nay, hoạt động chiêu thị của doanh nghiệp rất yếu, và hầu như khơng có. Vì gạo thành phẩm chỉ bán cho cơng ty trung gian, và giá cả lại phụ thuộc hoàn toàn vào giá đấu thầu của doanh nghiệp trúng thầu. Cho nên, doanh nghiệp chỉ

thông tin cho các thương buôn quen biết hay, để thu mua gạo liệu theo giá mà doanh nghiệp qui định tùy theo từng loại gạo.

Một phần của tài liệu LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC- Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp potx (Trang 43 - 44)