Phương pháp xác định tình trạng quần thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 30 - 32)

- Mục tiêu cụ thể

3.5.1. Phương pháp xác định tình trạng quần thể

- Điều tra theo tuyến

Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống tuyến điều tra đã được lập sẵn (do nhóm nghiên cứu của Lê Khắc Quyết thiết lập), các tuyến này đều đi qua các vùng có voọc xuất hiện. Tổng số có 4 tuyến điều tra chính, chiều dài mỗi tuyến khoảng 3,5 – 5 km tuỳ theo địa hình. Ngồi ra cịn có rất nhiều các tuyến phụ, tuyến cắt khác sử dụng trong thời gian thu thập số liệu.

Trong quá trình điều tra trên tuyến, các yêu cầu và nguyên tắc trong điều tra ngoại nghiệp luôn được tuân thủ. Khi phát hiện voọc trên tuyến điều tra, dừng lại và quan sát cẩn thận, tránh gây ra tiếng ồn hoặc làm ảnh hưởng đến chúng. Quan sát trực tiếp các cá thể ngoài hiện trường bằng mắt thường hoặc ống nhòm và đếm số lượng cá thể được ghi nhận. Đồng thời, kết hợp với các hình ảnh minh hoạ để xác định thành phần lồi theo độ tuổi, giới tính của đàn. Ngồi ra cũng cần chú ý quan sát các dấu hiệu nhận biết, các đặc trưng của của đàn (chú ý các cá thể đặc biệt trong đàn, các cá thể bị thương, tật), điều này sẽ giúp cho việc nhận dạng và phân biệt với các đàn khác. Các thông tin điều tra được tổng hợp và ghi vào mẫu biểu 01.

Mẫu biểu 01: Theo dõi voọc trên tuyến điều tra

Người điều tra:………………………. Ngày điều tra:………. ………………. Thời gian bắt đầu …… ……………….Thời gian kết thúc:…………………... Tuyến điều tra:…………………………Chiều dài tuyến:…………………….. Dạng sinh cảnh: ………………………. Thời tiết:…………………………….

Thời gian Toạ độ Hoạt động Thành phần cá thể trong đàn – Quan sát Ước tính Con TT Con chưa TT Con

non KXD

Đực Cái Đực Cái

Ghi chú: TT – trưởng thành; KXD – không xác định - Một vài đặc điểm khác biệt giữa các cá thể theo tuổi và giới tính

Con đực trưởng thành: Da mặt quanh mắt màu xanh lục, mơi dày, lơng đi dài và xù; kích thước thường lớn nhất trong đàn (15 – 22 kg).

Con cái trưởng thành: Da mặt và quanh mắt màu xanh hoặc xám đen; lông đuôi ngắn, không xù; núm vú to, đen, bụng chửa to; trọng lượng (8 – 13 kg). Thường ơm con hoặc có con nhỏ đi cùng.

Con non: Kích thước nhỏ, màu lơng trắng bẩn hoặc trắng nhờ; da mặt hồng nhạt; đuôi trắng; bú mẹ; luôn được con mẹ ôm dưới bụng khi di chuyển, kiếm ăn.

Con chưa trưởng thành: Kích thước vừa phải, nhỏ hơn con trưởng thành và lớn hơn con non; lông màu đen, xám đen, đen nhạt.

Theo Lê Khắc Quyết (2006)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 30 - 32)