Kích thước vùng sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 44 - 47)

- Con non loại 2: Kích thước nhỏ nhất

4.2.1. Kích thước vùng sống

Kích thước vùng sống được xác định trên cơ sở tổng hợp số lượng các ơ lưới ghi nhận có voọc xuất hiện. Ở khu vực nghiên cứu, những ô lưới ghi nhận có Voọc mũi hếch xuất hiện là những ơ có ít nhất 3 cá thể được quan sát. Với mỗi điểm ghi nhận Voọc, tôi đều xác định vị trí toạ độ người quan sát, góc lệch bắc, đồng thời ước tính khoảng cách từ người quan sát tới trung tâm đàn bằng mắt thường. Kích thước vùng sống của đàn theo từng tháng cũng được xác định trên cơ sở tổng hợp các ô lưới ghi nhâ ̣n Voo ̣c xuất hiê ̣n của từ ng ngày trong tháng, sau đó nhân với kích thước ô lưới tương ứng.

Trong thời gian nghiên cứu tại thực địa, chúng tôi đã xác định và ghi nhận số lượng ơ lưới có sự xuất hiện của đàn số 2 (35 cá thể). Kết quả điều tra và tổng hợp số liệu đã ghi nhận Vọoc xuất hiện ở 104 và 35 ô lưới, tương ứng với 2 loại kích thước là 100 và 250m.

Như vậy, kích thước vùng sống được ước tính lần lượt là:

HRs1 = 104 x 0.01 = 1.03 km2

HRs2 = 35 x 0.0625 = 2.185 km2

Sự khác nhau về kích thước vùng sống của đàn theo từng loại kích thước áp dụng được thể hiện thơng qua từng tháng, được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Bảng 4.3: Kích thước vùng sống theo từng tháng của đàn số 2 STT Kích thước vùng sống theo tháng (km2) Dạng ô lưới 100x100m Dạng ô lưới 250x250m Tháng 3 0.24 0.5 Tháng 4 0.32 0.815 Tháng 5 0.57 1.3125 Trung bình 0.378 0.875 Tổng 1.03 km2 2.6285 km2

So sánh kết quả tính tốn kích thước vùng sống của Voọc mũi hếch trên với một số kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước đây cho thấy, kích thước vùng sống tính được 1.04 km2 là khá nhỏ so với 3.8 – 5.6 km2 (Phạm

Nhật, 2002) và 7 km2 (Lê Khắc Quyết 2006); Lê Xuân Cảnh và Boonratana 10 km2 (Lê Xuân Cảnh và Boonratana, 199). Tuy nhiên, tác giả Phạm Nhật không đề cập tới số lượng cá thể tương ứng với kích thước vùng sống như trên; trong khi đó, Lê Khắc Quyết cho rằng, Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca kiếm ăn và sinh sống trong khoảng 7km2; theo Lê Xuân Cảnh và Boonratan, do quần thể Voọc ở Tát Kẻ thường xuyên di chuyển và kiếm ăn cùng nhau, nên mức độ chồng xếp (trùng lặp) về vùng sống giữa các đàn là khá lớn. Mặt khác, tác giả cũng cho rằng, do thời gian nghiên cứu ngắn nên ảnh hưởng tới độ chính xác về kích thước trên. Ở đây, việc ước tính kích thước vùng sống chỉ áp dụng cho đàn Vọoc số 2 với tổng số 35 cá thể.

Kết quả kiểm tra, phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS (13.0) về sự khác nhau giữa 2 phương pháp bằng tiêu chuẩn T – test cho thấy khơng có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 phương pháp ( < 0.05). Tương tự như trên, nếu sử dụng tiêu chuẩn U – Mann-Whitney cũng đưa ra kết luận khơng có sự khác

nhau rõ rệt giữa kết quả của 2 phương pháp (với  = 0.127 > 0.05), tương ứng với 2 loại kích thước ơ lưới (100x100m và 250x250m).

Từ những tính tốn trên ta có, mật độ cá thể ước tính tại khu vực nghiên cứu là 15 cá thể /km2. Theo Đồng Thanh Hải (2007), mật độ quần thể Voọc mũi hếch ở Khau Ca được ước tính là 9 cá thể/km2. Như vậy, có thể thấy rằng có sự gia tăng về mật độ cá thể Vọoc mũi hếch ở khu vực nghiên cứu từ năm 2007 cho tới thời điểm hiện tại. Sự chênh lệnh về kết quả mật độ quần thể ước tính ở 2 thời điểm khác nhau có thể được giải thích thơng qua khả năng sinh sản của Vọoc mũi hếch. Cụ thể hơn, số lượng cá thể Vọoc mũi hếch ở thời điểm năm 2007 được ước tính là 89 so với thời điểm hiện tại là 103 cá thể, trong khi đó diện tích khu vực sống của Vọoc mũi hếch là gần như khơng thay đổi. Ngồi ra, có nhiều phương pháp ước tính mật độ cá thể khác nhau, trong trường hợp này tơi ước tính mật độ trên cơ sở xác định kích thước vùng sống và số lượng cá thể.

Hình 4.9: Vị trí ghi nhận Voọc mũi hếch và điểm ngủ trong quá trình điều tra thực điạ

Chú giải:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vùng sống của vọoc mũi hếch (rhinopithecus avunculus dollman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh vọoc mũi hếch ở khau ca, tỉnh hà giang​ (Trang 44 - 47)